I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Viết ra chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
1. Có mấy kiểu ẩn dụ?
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.
2. Hoán dụ là gì?
A. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi.
B. Là gọi hoặc tả con vật, cây cối. bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả con người.
C. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.
D. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.
3. Câu “Tôi đi đứng oai vệ” trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hoá . B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ.
PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT (TIẾT 115 – THEO PPCT) Môn: Ngữ văn Năm học: 2008 – 2009 Thời gian: 45 phút Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Ẩn dụ C1 ý 1 0,5đ Hoán dụ C1 ý 2 0,5đ C2 ý 2 0,5đ Nhân hoá C1 ý 4 (0,5 đ) C1 ý 3 (0,5đ) Câu trần thuật đơn có từ là C1 ý 5 0,5đ Phó từ C1 ý 6 0,5đ So sánh C2 ý 1 0,5đ C2 4đ Các thành phần chính của câu C1 2đ Tổng điểm 1,5điểm 4,5điểm 4 điểm 15% 45% 40% PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT (TIẾT 115 – THEO PPCT) Môn: Ngữ văn Năm học: 2008 – 2009 Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1 (3 điểm): Viết ra chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất. 1. Có mấy kiểu ẩn dụ? A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. 2. Hoán dụ là gì? A. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi. B. Là gọi hoặc tả con vật, cây cối... bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả con người. C. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng. D. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng. 3. Câu “Tôi đi đứng oai vệ” trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài đã sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hoá . B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. 4. Nhân hoá, ngoài tác dụng làm cho sự vật được miêu tả trở nên sống động, gần gũi với con người còn thường xuyên được sử dụng làm phương tiện, làm cớ để con người giãi bầy tâm sự. Đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. 5. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối” theo em các câu Rên, hèn. Van, yếu đuối, thuộc kiểu câu nào? A. Câu cảm thán. C. Câu trần thuật đơn có từ là. B. Câu cầu khiến. D.Câu nghi vấn. 6. Cho câu sau: “Thế là mùa xuân đã đến” từ nào là phó từ? A. Thế là. B. Mùa xuân. C. Đã. D. Đến. Câu 2 (1 điểm): Nối cột A (Biện pháp tu từ) với cột B (Câu) sao cho đúng. Biện pháp tu từ Câu 1.So sánh a. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. 2. Hoán dụ b. Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. c. Ngày ngày mặt Trời đi qua trên lăng Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ. II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1 (2 điểm): Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a, Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. (Tô Hoài) b, Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. (Tô Hoài) Câu 2 (4 điểm): Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng theo chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Gạch chân các từ đó. .Hết. PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG ĐÁP ÁN KIỂM TRA TIẾNG VIỆT (TIẾT 115 – THEO PPCT) Môn: Ngữ văn Năm học: 2008 – 2009 Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm Câu Câu 1 ý 1 Câu 1 ý 2 Câu 1 ý 3 Câu 1 ý 4 Câu 1 ý 5 Câu 1 ý 6 Câu 2 Đáp án D A A A C C a b II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1 (2 điểm): Mỗi câu đúng 1 điểm a, Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. C V b, Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. C V Câu 2 (4 điểm): * Đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu sau: - Nội dung: Các câu văn liên kết với nhau, đúng ngữ pháp, có sử dụng biện pháp tu từ so sánh. - Hình thức: Đảm bảo khoảng 10 dòng, trình bày khoa học sạch sẽ.
Tài liệu đính kèm: