I.Trắc nghiệm: (3 đ)
Câu 1: (2đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
1. Hướng chuyển dịch vốn và lao động giữa các vùng ở Hoa Kì hiện nay là
A. từ phía Nam lên phía Bắc
B. từ phía Đông sang phía Tây
C. từ phía Đông Bắc đến phía Nam và phía Tây ven Thái Bình Dương
D. từ phía Tây sang phía Đông
2. Khoanh tròn vào ý đúng khi nói về Khối thị trường chung Méc-cô-xua ?
A. Thành lập vào cuối thập niên 80 của thế kỉ XX
B. Các nước sáng lập là Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-guay và hoa kỳ
C. Mục tiêu là để tăng cường trao đổi thương mại và thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì
D. Có hai nước thành viên mới là Ca na đa và Bô-li-vi-a
3. Biểu hiện phụ thuộc vào nước ngoài của nền kinh tế các nước Trung và Nam Mĩ là
A. nợ nước ngoài quá lớn B. nền nông nghiệp mang tính chất độc canh
C. đã thành lập khối kinh tế chung
D. một số nước cố gắng phát triển sản xuất lương thực đảm bảo đủ ăn.
4. Điểm khác biệt cơ bản của quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ so với Bắc Mĩ là
A. tỉ lệ dân đô thị cao B. tốc độ nhanh
C. có nhiều đô thị mới và siêu đô thị D. mang tính chất tự phát
Câu 2: (1đ) Nối ý ở cột bên trái với ý ở cột bên phải sao cho đúng với kiến thức địa lí đã học:
Giai đoạn Hình thành các loại mỏ khoáng sản chính ở nước ta
1. Rừng xích đạo xanh quanh năm. a. Duyên hải phía tây của vùng Trung An-đet và cao nguyên Pa-ta-gô-ni.
2. Rừng thưa và xa van b. Đồng bằng Pam-pa.
3. Thảo nguyên c. Đồng bằng A-ma-dôn.
4. Hoang mạc và bán hoang mạc d. Phía tây eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti và đồng bằng Ô-ri-nô-cô.
e. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.
II.Tự luận: (7 đ)
Câu 1: (3,0đ) Trình bày khái quát tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ.
Câu 2: (2,0đ) Đặc điểm địa hình Nam Mĩ có gì giống và khác so với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ ?
Câu 3: (2,0đ)Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơn khí hậu của Bắc Phi ?
PHÒNG GD & ĐT PHONG ĐIỀN KIỂM TRA MỘT TIẾT HKII - NĂM HỌC : 2011 - 2012 TRƯỜNG THCS PHONG HÒA Môn : ĐỊA LÍ - LỚP 7 Thời gian : 45 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp thấp Vận dụng cấp cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Châu Phi giải thích một số hiện tượng địa lí có liên quan đến khí hậu của khu vực Bắc Phi và Nam Phi. Số câu20% =2,0 điểm 100% TSĐ =2,0điểm 1 Châu Mĩ -Trình bày được một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti và lục địa Nam Mĩ. -Hiểu được xu hướng chuyển dịch vốn và lao động trong công nghiệp của Hoa Kì hiện nay. -Hiểu được một số đặc điểm thiên nhiên của khu vực Trung và Nam Mĩ. -Hiểu được những đặc điểm nổi bật về kinh tế và đô thị hóa của khu vực Trung và Nam Mĩ. -Hiểu được một số đặc điểm về khối thị trường chung Méc-cô-xua -So sánh những đặc điểm cơ bản của khu vực Bắc mĩ và khu vực nam mĩ Số câu 80% TSĐ =8,0điểm 1 37,5% TSĐ =3,0điểm 5 37,5% TSĐ =3,0điểm 2 25% TSĐ =2,0điểm Tổng số câu TSĐ: 10điểm 100% 1 3,0điểm 30% 5 3,0điểm 30% 2 4,0 điểm 40% PHÒNG GD & ĐT PHONG ĐIỀN KIỂM TRA MỘT TIẾT HKII- NĂM HỌC : 2011 - 2012 TRƯỜNG THCS PHONG HÒA Môn : ĐỊA LÍ - LỚP 7 Thời gian : 45 phút ĐỀ KIỂM TRA I.Trắc nghiệm: (3 đ) Câu 1: (2đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: 1. Hướng chuyển dịch vốn và lao động giữa các vùng ở Hoa Kì hiện nay là A. từ phía Nam lên phía Bắc B. từ phía Đông sang phía Tây C. từ phía Đông Bắc đến phía Nam và phía Tây ven Thái Bình Dương D. từ phía Tây sang phía Đông 2. Khoanh tròn vào ý đúng khi nói về Khối thị trường chung Méc-cô-xua ? A. Thành lập vào cuối thập niên 80 của thế kỉ XX B. Các nước sáng lập là Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-guay và hoa kỳ C. Mục tiêu là để tăng cường trao đổi thương mại và thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì D. Có hai nước thành viên mới là Ca na đa và Bô-li-vi-a 3. Biểu hiện phụ thuộc vào nước ngoài của nền kinh tế các nước Trung và Nam Mĩ là A. nợ nước ngoài quá lớn B. nền nông nghiệp mang tính chất độc canh C. đã thành lập khối kinh tế chung D. một số nước cố gắng phát triển sản xuất lương thực đảm bảo đủ ăn. 4. Điểm khác biệt cơ bản của quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ so với Bắc Mĩ là A. tỉ lệ dân đô thị cao B. tốc độ nhanh C. có nhiều đô thị mới và siêu đô thị D. mang tính chất tự phát Câu 2: (1đ) Nối ý ở cột bên trái với ý ở cột bên phải sao cho đúng với kiến thức địa lí đã học: Giai đoạn Hình thành các loại mỏ khoáng sản chính ở nước ta 1. Rừng xích đạo xanh quanh năm. a. Duyên hải phía tây của vùng Trung An-đet và cao nguyên Pa-ta-gô-ni. 2. Rừng thưa và xa van b. Đồng bằng Pam-pa. 3. Thảo nguyên c. Đồng bằng A-ma-dôn. 4. Hoang mạc và bán hoang mạc d. Phía tây eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti và đồng bằng Ô-ri-nô-cô. e. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti. II.Tự luận: (7 đ) Câu 1: (3,0đ) Trình bày khái quát tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ. Câu 2: (2,0đ) Đặc điểm địa hình Nam Mĩ có gì giống và khác so với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ ? Câu 3: (2,0đ)Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơn khí hậu của Bắc Phi ? Hết PHÒNG GD & ĐT PHONG ĐIỀN KIỂM TRA MỘT TIẾT HKII- NĂM HỌC : 2011 - 2012 TRƯỜNG THCS PHONG HÒA Môn : ĐỊA LÍ - LỚP 7 Thời gian : 45 phút ĐÁP ÁN I.Trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1: (2đ)1.C (0,5 đ) , 2.A (0,5 đ) , 3.B (0,5 đ) , 4.D (0,5 đ) Câu 2: (1đ) 1-c (0,25đ), 2-d (0,25đ), 3-b (0,25đ), 4-a (0,25đ) II.Tự luận: (7 điểm) Câu 1: (3,0đ) * Giới hạn: - Gồm: eo đất Trung Mỹ, quần đảo Ăngti, lục địa Nam Mỹ. (0,25đ) * Eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăngti: -Nằm trong môi trường nhiệt đới, có gió tín phong đông nam thổi quanh năm. (0,25đ) -Địa hình: +Eo đất Trung Mỹ: các dãy núi chạy dọc đất, nhiều núi lửa. (0,25đ) +Quần đảo Ăngti: một vòng cung đảo. (0,25đ) - Khí hậu, thực vật có sự phân hoá theo hướng đông-tây. (0,25đ) * Khu vực Nam Mỹ: Có 3 khu vực địa hình: (0,25đ) -Phía tây: miền núi trẻ Anđet (0,25đ) +Đồ sộ, cao nhất châu Mỹ (trung bình 3000 - 5000m). (0,25đ) +Xen giữa các núi cao là cao nguyên và thung lũng. (0,25đ) +Thiên nhiên phân hoá phức tạp. (0,25đ) -Giữa: các đồng bằng rộng lớn: đồng bằng Ôrinôcô, Amadôn, La-pla-ta, Pampa. (0,25đ) -Phía đông: sơn nguyên Braxin, Guyana. (0,25đ) Câu 2: (2,0đ) * Giống nhau: cấu trúc địa hình gồm có 3 khu vực: phía tây, ở giữa và phia đông. (0,25đ) * Khác nhau: - Phía tây: hệ thống Cooc-đi-e chiếm gần 1/2 diện tích lục địa Bắc Mĩ, còn hê thống An-đet ở Nam Mĩ cao và đồ sộ hơn nhưng chỉ chiếm diện tích không đáng kể so với hệ thống Cooc-đi-e. (0,75đ) - Đồng bằng ở giữa: Bắc Mĩ (cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam), Nam Mĩ (là một chuỗi đồng bằng thấp nối với nhau, trừ đồng bằng Pam-pa cao ở phía nam). (0,75đ) - Phía đông: Bắc Mĩ (có núi già A-pa-lat), Nam Mĩ (là các sơn nguyên trẻ). (0,25đ) Câu 3: (2,0đ) - Nam Phi có diện tích nhỏ hơn Bắc Phi, lại có 3 mặt giáp đại dương nên ảnh hưởng của biển vào sâu đất liền nhiều hơn Bắc Phi. (1đ) - Phần phía đông của Nam Phi chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Đông Nam thổi từ đại dương vào nên quanh năm nóng ẩm và mưa tương đối nhiều. (1đ)
Tài liệu đính kèm: