Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2010-2011

Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2010-2011

I – Trắc nghiệm: (2 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi”

“ Cốm không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ, Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ; trong màu xanh của cốm cái tươi mát của lúa non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”.

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

A. Sài Gòn tôi yêu. C. Mẹ tôi.

B. Một thứ quà của lúa non: Cốm. D. Cổng trường mở ra.

Câu 2: Tác giả đoạn văn trên là ai?

A Lí Lan C. Vũ Bằng

B Bằng Việt D. Thạch Lam

Câu 3: Đoạn văn trên có mấy từ láy?

A. Hai từ . C. Bốn từ

B. Ba từ. D. Năm từ.

Câu 4. Từ nào trong các từ sau là từ ghép đẳng lập?

A . Tươi mát. C. Lúa mới.

B. Thơm phức. D. màu xanh.

Câu 5. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là gì?

A. Tự sự. C. Miêu tả.

B. Biểu cảm . D. Nghị luận.

Câu 6. từ nào là từ Hán Việt?

A. Chất ngọt. C. Thảo mộc.

B.Tươi mát. D.Chút ít.

Câu 7:Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ nhà thơ?

A. Thi sĩ. C. Văn nhân.

B. Thi ca. D. Thi hứng.

Câu 8. Dòng nào dưới đây diễn đạt chính xác nội dung định nghĩa ca dao, dân ca?

A. Đó là những tác phẩm văn học truyền miệng.

B. Đó là những bài thơ được truyền tụng từ xưa đến nay.

C. Đó là những bài thơ – bài hát trữ tình dân gian.

D. Đó là những bản nhạc do nhân dân lao động sáng tạo nên.

II. Tự luận: (8 điểm)

Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGHĨA 
Họ và tên : Phạm 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (NĂM HỌC 2010-2011)
MÔN NGỮ VĂN 7
Thời gian lam bài 90 phút
I – Trắc nghiệm: (2 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi”
“ Cốm không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ, Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ; trong màu xanh của cốm cái tươi mát của lúa non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”. 
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Sài Gòn tôi yêu. C. Mẹ tôi.
B. Một thứ quà của lúa non: Cốm. D. Cổng trường mở ra.
Câu 2: Tác giả đoạn văn trên là ai?
A Lí Lan C. Vũ Bằng
B Bằng Việt D. Thạch Lam
Câu 3: Đoạn văn trên có mấy từ láy?
A. Hai từ . C. Bốn từ
B. Ba từ. D. Năm từ.
Câu 4. Từ nào trong các từ sau là từ ghép đẳng lập?
A . Tươi mát. C. Lúa mới. 
B. Thơm phức. D. màu xanh.
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là gì?
A. Tự sự. C. Miêu tả.
B. Biểu cảm . D. Nghị luận.
Câu 6. từ nào là từ Hán Việt?
A. Chất ngọt. C. Thảo mộc.
B.Tươi mát. D.Chút ít.
Câu 7:Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ nhà thơ?
A. Thi sĩ. C. Văn nhân.
B. Thi ca. D. Thi hứng.
Câu 8. Dòng nào dưới đây diễn đạt chính xác nội dung định nghĩa ca dao, dân ca?
A. Đó là những tác phẩm văn học truyền miệng.
B. Đó là những bài thơ được truyền tụng từ xưa đến nay.
C. Đó là những bài thơ – bài hát trữ tình dân gian.
D. Đó là những bản nhạc do nhân dân lao động sáng tạo nên.
II. Tự luận: (8 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
HƯỚNG DẪN CHẤM
I Trắc nghiệm:( 2điểm) Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
A
A
B
C
A
C
II Tự luận 8( điểm)
Mở bài: (1điểm)
 Giới thiệu vài nét về tác giả ,tác phẩm:bài thơ được Bác sáng tác ở Việt Bắc trong những năn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Qua đó bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn,vẻ đẹp tư tưởng của Hồ Chí Minh.
Thân bài: (6 điểm) 
*Yêu cầu : Bài làm cần hình thành được hai ý lớn:
- Cảnh đẹp đêm trăng rừng Việt Bắc: Tiếng suối trong như tiếng hát xa,tiếng suối trong được so sánh với tiếng hát xa làm cho âm thanh ấy gần gũi với con người hơn và có sức sống hơn, mới lạ hơn; hình ảnh Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa cùng với Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,tạo nên vẻ đẹp lung linh huyền ảo đẹp như một bức tranh.
-Tâm hồn nhà thơ – tâm trạng của tác giả: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ vừa thể hiện niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng Việt Bắc vừa thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn Hồ Chí Minh.
. Câu thơ kết Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà lại bất ngờ mở ra vẻ đẹp và chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ:thao thức chưa ngủ là vì lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước.
. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất, hoà hợp trong tâm hồn Hồ Chí Minh.
Kết bài:
Khẳng định cảm nghĩ, ấn tượng chung về tác phẩm:
Bài thơ đã tạo nên vẻ đẹp chung thống nhất,hài hoà trong tâm hồn và phong cách Hồ Chí Minh,tâm hồn nghệ sĩ lồng trong tâm hồn người chiến sĩ cộng sản vĩ đại.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE DAP AN VAN 6 KI.doc