• Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4
"Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm, Lê Lợi bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo ở bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân".
Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh""
(Sự tích Hồ Gươm, Ngữ văn 6, tập 1)
1.
a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
b. Giải thích vì sao em xác định được phương thức biểu đạt của đoạn văn? (0,5 điểm)
2. Nhận xét về ngôi kể và tác dụng của cách chọn ngôi kể trong đoạn văn trên? (0,5 điểm)
3.
a. Hãy chép lại các cụm danh từ trong các cụm từ sau : cưỡi thuyền rồng, thanh gươm thần, một con rùa lớn, nhô đầu lên cao nữa, sáng le lói dưới mặt hồ xanh (0,5 điểm)
b. Cho biết cụm danh từ khác danh từ ở điểm nào? (0,5 điểm)
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 HỌC KÌ I Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 "Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm, Lê Lợi bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo ở bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh"" (Sự tích Hồ Gươm, Ngữ văn 6, tập 1) 1. a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm) b. Giải thích vì sao em xác định được phương thức biểu đạt của đoạn văn? (0,5 điểm) 2. Nhận xét về ngôi kể và tác dụng của cách chọn ngôi kể trong đoạn văn trên? (0,5 điểm) 3. a. Hãy chép lại các cụm danh từ trong các cụm từ sau : cưỡi thuyền rồng, thanh gươm thần, một con rùa lớn, nhô đầu lên cao nữa, sáng le lói dưới mặt hồ xanh (0,5 điểm) b. Cho biết cụm danh từ khác danh từ ở điểm nào? (0,5 điểm) 4. a. Chép lại 2 từ Hán Việt từ trong đoạn văn trên. (0,5 điểm) b. Cho biết thế nào là từ Hán Việt? (0,5 điểm) 5. a. Các truyện: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo thuộc thể loại truyện nào? (0,5 điểm) b. Các truyện đó có chung mục đích sáng tác nào? (0,5 điểm) 6. Đóng vai nhân vật Sơn Tinh/Thủy Tinh để kể lại truyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh". (5,5 điểm) V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 HỌC KÌ I Câu 1 (1 điểm) a.Tự sự /Tự sự kết hợp với miêu tả. (0,5 điểm) b.Vì đoạn văn kể lại sự việc Long Quân cho Rùa vàng đòi lại thanh gươm của Lê Lợi(0,5 điểm) Câu 2 (0,5 điểm) Cách chọn ngôi kể thứ 3 trong đoạn văn góp phần tái hiện sự việc một cách khách quan Câu 3 (1 điểm) a. Chép được 2 cụm: thanh gươm thần, một con rùa lớn (mỗi cụm đúng được 0,25 điểm) b.Cụm danh từ có cấu tạo phức tạp hơn danh từ: có danh từ làm trung tâm và các từ ngữ phụ thuộc danh từ đi cùng trước hoặc sau. (0,5 điểm) Câu 4. (1 điểm) a. Chép lại đúng 2 từ Hán Việt từ trong đoạn văn trên. Thí dụ: tự nhiên, hoàn (mỗi từ đúng được 0,25 điểm) b. Trình bày được định nghĩa về từ Hán Việt: là các từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán (0,5 điểm) Câu 5 (1 điểm) a. Xác định được đúng tên thể loại của các truyện là truyện ngụ ngôn (0,5 điểm) b. Trình bày được mục đích sáng tác chung của các truyện ngụ ngôn: dùng cách nói bóng gió để khuyên nhủ, răn dạy bài học trong cuộc sống (0,5 điểm) Câu 6 (5,5 điểm) Biết viết bài văn kể lại sáng tạo một câu chuyện đã biết/ đã học, bố cục rõ ràng, biết dùng từ, đặt câu sinh động, giàu cảm xúc, hình ảnh: - Xác định đúng vai kể là nhân vât Sơn Tinh hoặc Thủy Tinh (0,5 điểm) - Kể lại đầy đủ các sự việc chính của truyện, có thể khéo léo thay đổi một vài chi tiết, tránh giống y nguyên sách giáo khoa. (4,0 điểm): + Vua Hùng kén rể cho người con gái duy nhất. + Sơn Tinh, thủy Tinh cùng đến cầu hôn + Vua Hùng ra điều kiện chọn rể + Sơn Tinh đến trước và lấy được Mị Nương + Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị nương tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh + Sơn Tinh và Thủy Tinh giao chiến mấy tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh bị thua phải rút quân về + Nhớ thù cũ, hàng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh - Nêu được một số suy nghĩ của nhân vật về câu chuyện (0,5 điểm) Lưu ý: - Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn kể chuyện là 2 điểm. - Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm. - Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt: 1 điểm. ĐỀ SỐ 3 ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 HỌC KÌ II Thời gian 90 phút I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 2, môn Ngữ văn lớp 6 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức đề kiểm tra: Tự luận Cách tổ chức kỉểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 6, học kì 2 Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra Xác định khung ma trận.
Tài liệu đính kèm: