Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Nguyễn Quốc Huy

Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Nguyễn Quốc Huy

Câu 1: (1 điểm)

Chép thuộc lòng 2 khổ thơ đầu trong bài thơ "Lượm" của Tố Hữu.

Câu 2: (1 điểm )

 Vì sao tác giả lại chọn cách thể hiện hình tượng Bác Hồ qua con mắt và cảm nghĩ của anh bộ đội ?

Câu 3: (1 điểm)

a) Thế nào là phép tu từ so sánh?

b) Nêu một ví dụ về phép tu từ so sánh.

Câu 4: (1 điểm)

a) Thế nào là thành phần chính của câu ?

b) Đặt câu có đủ các thành phần chính của câu.

Câu 5: (6 điểm)

 Hãy tả một người thân mà em yêu quý.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Nguyễn Quốc Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
Môn: Ngữ Văn 6 
Thời gian : 90 phút
(Khung đề tự luận 100%)
 Mức độ 
 tư duy
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
I.Đọc văn:
- Thơ hiện đại
 Chép thuộc lòng 2 khổ thơ đầu trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.
 Hiểu cách thể hiện hình tượng Bác Hồ của văn bản.
Số câu:
Số điểm: 
Tỉ lệ: % 
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
II. Tiếng Việt:
- So sánh.
- Các thành phần chính của câu.
Nhớ khái niệm so sánh
Nhớ khái niệm thành phần chính của câu.
Nêu được ví dụ về phép so sánh.
Đặt câu có đủ thành phần chính.
Số câu:
Số điểm: 
Tỉ lệ: % 
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 2 
Tỉ lệ: 20% 
III. Tập làm văn
- Miêu tả: 
tả người
Tả một người thân mà em yêu quý.
Số câu:
Số điểm: 
Tỉ lệ: % 
Số câu:1
Số điểm: 6 
Tỉ lệ: 60 % 
Số câu:1
Số điểm: 6 
Tỉ lệ: 60% 
Tổng số :
Số câu:
Số điểm: 
Tỉ lệ: % 
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu : 5
Số điiểm : 10
Tỉ lệ : 100%
 PHÒNG GD & ĐT ĐẮK HÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
Môn: Ngữ Văn 6 
Thời gian : 90 phút
Câu 1: (1 điểm)
Chép thuộc lòng 2 khổ thơ đầu trong bài thơ "Lượm" của Tố Hữu.
Câu 2: (1 điểm )
	Vì sao tác giả lại chọn cách thể hiện hình tượng Bác Hồ qua con mắt và cảm nghĩ của anh bộ đội ?
Câu 3: (1 điểm)
Thế nào là phép tu từ so sánh? 
Nêu một ví dụ về phép tu từ so sánh. 
Câu 4: (1 điểm)
Thế nào là thành phần chính của câu ? 
Đặt câu có đủ các thành phần chính của câu.
Câu 5: (6 điểm)
	Hãy tả một người thân mà em yêu quý.
 Đắk Hà, ngày 28 tháng 4 năm 2012
 NGƯỜI RA ĐỀ
 Nguyễn Quốc Huy
HƯỚNG DẪN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1:
- Chép đúng 2 khổ thơ đầu không sai lỗi chính tả và dấu câu được 1 điểm.
- Chép đúng 2 khổ thơ đầu nhưng sai lỗi chính tả được 0,5 điểm.
- Chép 1 khổ thơ đầu nhưng sai lỗi chính tả được 0,25 điểm.
Câu 2: 
- Nêu được ý : tạo ra sự tăng cường độ tin tưởng và khách quan của câu chuyện và hình tượng Bác. (0,25 điểm)
- Xác định được ý : đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật trong rất nhiều chuyện thật về Bác Hồ và đang trở thành huyền thoại mới, thành thiêng liêng trong đời sống cho nhân dân Việt Nam. (0,75 điểm).
Câu 3:
	a) Nêu được khái niệm phép tu từ so sánh không sai lỗi chính tả. (0,5 điểm).
	b) Nêu được một ví dụ về phép tu từ so sánh. (0,5 điểm)
Câu 4:
	a) Nêu được khái niệm thành phần chính của câu không sai lỗi chính tả (0,5 điểm)
	b) Đặt được câu có đủ thành phần chính. (0,5 điểm)
Câu 5 :
* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh viết bài:
- Đủ ba phần: Mở bài- Thân bài – Kết bài.
- Xác định phương pháp văn miêu tả.
- Bố cục mạch lạc, văn phong phù hợp, hạn chế các lỗi diễn đạt, chính tả, chữ rõ, bài sạch.
* Lập dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu chung về người thân. 
Thân bài: 
 - Hình dáng: 
+ Chiều cao, cân nặng.
+ Ngoại hình.
+ Ăn mặc giản dị. 
+ Tính cách.
+ Việc làm.
Kết bài: Tình cảm của em đối với người thân. 
* Biểu điểm:
Điểm 6:
 Bài làm của HS đúng thể loại văn tả người, đầy đủ nội dung theo bố cục ba phần của dàn ý trên. Văn viết có hình ảnh, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc chân thành. Hình thức trình bày sạch đẹp. Không sai lỗi chính tả.
Điểm 5:
 Bài làm của HS đúng thể loại văn tả người, đầy đủ nội dung theo bố cục ba phần của dàn ý trên. Văn viết có hình ảnh, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc chân thành. Hình thức trình bày sạch đẹp. Có thể mắc 1 – 2 lỗi chính tả.
Điểm 4:
	Bài làm của HS đúng thể loại văn tả người, đầy đủ nội dung theo bố cục ba phần của dàn ý trên. Văn viết có hình ảnh, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc chân thành. Hình thức trình bày sạch đẹp. Có thể mắc 3 – 5 lỗi chính tả.
Điểm 3:
 Bài làm của học sinh đúng thể loại văn tả người, có bố cục ba phần nhưng phần thân bài chỉ miêu tả được ½ nội dung theo dàn ý. Văn diễn đạt tương đối trôi chảy song lời văn còn khô khan. Mắc từ 3 – 5 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
Điểm 2:
 Bài làm của Học sinh chưa đủ bố cục ba phần. Bài làm chỉ được 1/3 nội dung theo dàn ý. Diễn đạt lủng củng. Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. Bài làm sơ sài.
Điểm 1:
 Bài làm sơ sài, chỉ được một vài ý, bố cục chưa đầy đủ.
* Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng, khi chấm giáo viên cần trân trọng những bài học sinh diễn đạt chưa trọn ý nhưng có cảm xúc và bài làm sáng tạo của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HOC KY 2 NGU VAN 6.doc