Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012 (Kèm đáp án)

Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012 (Kèm đáp án)

A/ PHAÀN TRAÉC NGHIEÄM: ( 3 ñieåm )

Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng ở mỗi câu hỏi, từ câu 1 đến câu 5

“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Tác giả ai ?

A-Cô Tô – Nguyễn Tuân B- Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ

C- Bài học đường đời đâu tiên- Tô Hoài D-Sông nước cà Mau- Đoàn Giỏi

Câu 2:Trong đoạn văn trên tác giả đã mấy lần sử dụng phép so sánh ?

A-Một lần B-Hai lần

C-Ba lần D-Bốn lần

Câu 3:Nếu viết “Nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết ” thì câu văn mắc lỗi gì?

A-Thiếu chủ ngữ B-Thiếu vị ngữ

C-Thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ D-Thiếu bổ ngữ

Câu 4:Trong hai câu văn “ Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ?

A-So sánh B-Ẩn dụ

C-Nhân hóa D-Hoán dụ

Câu 5: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào sau đây ?

A-Miêu tả B-Tự sự

C-Biểu cảm D-Nghị luận

Câu 6: Thành phần chính của câu là gì?

A-Là những thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu

B-Là thành phần được thêm vào để câu rõ nghĩa

C-Là những thành phần có thể có hoặc không cần thiết ở trong câu

D-Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn

Câu 7-Hai câu thơ dưới đây thuộc kiểu nhân hóa nào?

 Trâu ơi ta bảo trâu này

 Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

A-Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật

B-Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

C-Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

D-Chia sẻ niềm vui của người với niềm vui của vật.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN 6
Lớp:.. NĂM HỌC 2011- 2012
 THỜI GIAN: 90 PHÚT (Không kể thời gian phát đề)
A/ PHAÀN TRAÉC NGHIEÄM: ( 3 ñieåm )
Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng ở mỗi câu hỏi, từ câu 1 đến câu 5
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Tác giả ai ?
A-Cô Tô – Nguyễn Tuân	 B- Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ
C- Bài học đường đời đâu tiên- Tô Hoài D-Sông nước cà Mau- Đoàn Giỏi
Câu 2:Trong đoạn văn trên tác giả đã mấy lần sử dụng phép so sánh ?
A-Một lần	B-Hai lần
C-Ba lần	D-Bốn lần
Câu 3:Nếu viết “Nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết ” thì câu văn mắc lỗi gì?
A-Thiếu chủ ngữ	B-Thiếu vị ngữ
C-Thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ	D-Thiếu bổ ngữ
Câu 4:Trong hai câu văn “ Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ?
A-So sánh	B-Ẩn dụ
C-Nhân hóa	D-Hoán dụ
Câu 5: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào sau đây ?
A-Miêu tả	B-Tự sự
C-Biểu cảm	D-Nghị luận
Câu 6: Thành phần chính của câu là gì?
A-Là những thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu
B-Là thành phần được thêm vào để câu rõ nghĩa
C-Là những thành phần có thể có hoặc không cần thiết ở trong câu
D-Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn
Câu 7-Hai câu thơ dưới đây thuộc kiểu nhân hóa nào?
 Trâu ơi ta bảo trâu này
 Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
A-Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
B-Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
C-Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
D-Chia sẻ niềm vui của người với niềm vui của vật.
Câu 8. Hai khổ thơ cuối trong bài “Lượm ” tác giả Tố Hữu lặp lại lời thơ mở đầu có ý nghĩa gì ?
	A. Lượm sống mãi trong tâm hồn nhà thơ và mọi người
	B. Tạo nhịp điệu hài hòa cho bài thơ.
	C. Tiếp tục miêu tả hình dáng Lượm.
	D. Ước vọng của nhà thơ về cuộc sống hồn nhiên vui tươi của trẻ thơ.
Câu 9.Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn? 
	A.Em bị ốm không đến lớp học được
	B. Em muốn vào Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
	C. Gia đình em gặp khó khăn muốn xin miễn học phí
	D. Em gây mất trật tự trong lớp, khiến cô giáo không hài lòng
Câu 10. Đức tính quý báu của nhân vật Kiều Phương trong tác phẩm " Bức tranh của em gái tôi " là gì? 
	A. Tình cảm trong sáng, hồn nhiên	B. Có tài năng nghệ thuật
	C. Ngộ nghĩnh, đáng yêu	D. Kiêu kì
Câu 11. Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất ?
	A. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh
	B. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh
	C. Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh
	D. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.
Câu 12: Xác định các câu sau đây, câu nào không phải là câu trần thuật đơn
A-Hoa cúc nở vàng vào mùa thu	 B-Chim én về theo mùa gặt
C-Tôi đi học, bé Hoa đi nhà trẻ D-Những dòng sông đỏ nặng phù sa
II/TỰ LUẬN: 7 điểm 
1/Chép lại nguyên văn hai khổ thơ đầu bài thơ: “ Đêm nay Bác không ngủ ” của tác giả Minh Huệ (1đ ) 
2/ Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ ? Cho ví dụ một câu có đủ thành phần chính và thành phần phụ ?
3/ “Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình ” ( ông, bà, cha, mẹ ) ( 6 đ )
ĐÁP ÁN 
I.PHẦNTRẮC NGHIỆM: 3 điểm ( Mỗi câu đúng 0,25đ ) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
D
A
A
A
D
C
A
D
A
A
C
II- PHAÀN TÖÏ LUAÄN: ( 7Ñ )
1/ HS chép lại được mỗi khổ 0,5đ
2/-Phân biệt thành phần chính ( 0,5 đ )
 -Cho ví dụ đúng có phân tích rõ ràng ( 0,5 đ )
3/Tập làm văn: ( 6 đ )
a). Yêu cầu chung:
- Viết bài văn miêu tả có bố cục đủ ba phần.
-Biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu, miêu tả theo trình tự.
b). Yêu cầu cụ thể:
* Mở bài: (0,5 điểm)
 Giới thiệu người định tả có quan hệ với em như thế nào?
* Thân bài: tả chi tiết theo trình tự (4 điểm)
-Tả hình dáng:
+Tuổi, vóc dáng, chiều cao, khuôn mặt 
+Nét mặt, mái tóc, mắt, mũi, miệng, răng, làn da, cách ăn mặc,..
-Tả tính tình
+Những thói quen và sở thích riêng
+Những biểu hiện qua các mối quan hệ với mọi người xung quanh
*Kết bài: ( 0,5 đ )
-Tình cảm của em đối với người đã tả
-Em làm gì để bày tỏ lòng kính yêu đối với người được tả
*Hình thức: Bài viết ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt; tùy theo loại lỗi và mức độ mắc lỗi, trừ 0,25 điểm đến 1điểm ( điểm trừ này tính chung vào điểm nội dung bài )

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KT HKII.doc