Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kì I

Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kì I

I. TRẮC NGHIỆM ( 3điểm)

Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất.

Câu 1: Nhận định nào dưới đây nêu đúng nhất về chức năng của văn bản?

A. Trò chuyện. B. Ra lệnh. C. Dạy học. D. Giao tiếp.

Câu 2: Truyền thuyết “Thánh Gióng”phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?

A. Lòng tôn kính trời đất của tổ tiên. B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước.

C. Khát vọng chế ngự tự nhiên. D. Niềm tin, niềm tự hào dân tộc.

Câu 3: Bộ phận từ mượn nhiều nhất trong Tiếng Việt là ?

A. Tiếng Hán. B. Tiếng Pháp. C. Tiếng Anh. D. Tiếng Nga.

Câu 4: Nhóm truyện nào trong các nhóm sau đây không cùng thể loại?

A. Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

B. Thầy bói xem voi; Ếch ngồi đáy giếng; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

C. Sự tích Hồ Gươm; Đeo nhạc cho Mèo; Em bé thông minh.

D. Cây bút thần; Thạch Sanh; Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Câu 5: Cách giải thích nào không đúng về nghĩa của từ?

A. Đọc nhiều lần từ cần được giải thích. B. Dùng từ đồng nghĩa vời từ cần được giải thích.

C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. D. Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích.

 

doc 7 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 HỌC KÌ I Thời gian 90 phút
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn lớp 6 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm. 
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Hình thức đề kiểm tra: kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan .
Cách tổ chức kỉểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan trong 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 6, học kì 1
Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra
Xác định khung ma trận. 
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1 
Văn học
Truyện dân gian
Thánh Gióng
Truyện cười
Thể loại
Truyện ngụ ngôn
Khái niệm
Số câu 5
2,0điểm=...20%
Số câu 2
Số điểm 0,5
Số câu 2
Số điểm 0,5
Số câu 1
Số điểm 1
Số câu
Số điểm
Số câu 5
2,0điểm
=...20% 
Chủ đề 2
Tiếng việt
Từ,cụm từ
Từ mượn
Cụm động từ
Cụm tính từ
Cụm danh từ
Nghĩa của từ
lỗi lặp từ
Cụm danh từ là gì
Số câu 7
2,5điểm=...25%
Số câu 4
Số điểm 1,0
Số câu 2
Số điểm 0,5
Số câu 1
Số điểm 1
Số câu
Số điểm
Số câu 7
2,5điểm
=...25% 
Chủ đề 3
Tập làm văn
Viết bài tập làm văn tự sự
Sự việc và nhân vật
Giao tiếp VB
Viết bài tập làm văn tự sự
Số câu3
5,5điểm=.55%
Số câu 1
Số điểm 0,25
Số câu 1
Số điểm 0,25
Số câu 
Số điểm 
Số câu 1
Số điểm 5
Số câu3
5,5điểm
=.55% 
Tổng số câu 15
Tổng số điểm 10
Tỉ lệ 100%
Số câu 6
Số điểm 1,5
15%
Số câu 6
Số điểm 1,5
15%
Số câu 3
Số điểm 7
70%
Số câu 15
Số điểm 10,0
PHÒNG GD-ĐT HOÀI NHƠN 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
 Môn: Ngữ văn 6 (Thời gian 90 phút )
 NĂM HỌC: 2011 - 2012 
Trường THCS .. 
Họ và tên: .
Lớp 6A..Số báo danh... ........
Giám thị 1
Giám thị 2
Mã phách
.............
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Giám khảo 1
Giám khảo 2
Mã phách
Đề A
I. TRẮC NGHIỆM ( 3điểm)
Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất.
Câu 1: Nhận định nào dưới đây nêu đúng nhất về chức năng của văn bản?
A. Trò chuyện.	B. Ra lệnh.	C. Dạy học.	D. Giao tiếp.
Câu 2: Truyền thuyết “Thánh Gióng”phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?
A. Lòng tôn kính trời đất của tổ tiên.	B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước. 
C. Khát vọng chế ngự tự nhiên. 	D. Niềm tin, niềm tự hào dân tộc.
Câu 3: Bộ phận từ mượn nhiều nhất trong Tiếng Việt là ?
A. Tiếng Hán.	B. Tiếng Pháp.	C. Tiếng Anh.	D. Tiếng Nga.
Câu 4: Nhóm truyện nào trong các nhóm sau đây không cùng thể loại?
A. Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
B. Thầy bói xem voi; Ếch ngồi đáy giếng; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
C. Sự tích Hồ Gươm; Đeo nhạc cho Mèo; Em bé thông minh.
D. Cây bút thần; Thạch Sanh; Ông lão đánh cá và con cá vàng.
Câu 5: Cách giải thích nào không đúng về nghĩa của từ?
A. Đọc nhiều lần từ cần được giải thích.	 B. Dùng từ đồng nghĩa vời từ cần được giải thích.
C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.	 D. Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích.
Câu 6: Hai yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự là gì?
A. Tình cảm, cảm xúc.	B.Sự việc và nhân vật.
C. Nhân vật và cảm xúc.	D. Cảm xúc và sự việc.
Câu 7: Vị ngữ của câu nào sau đây không có cụm động từ ?
A. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi	B. Thằng bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà
C. Ngày hôm ấy, nó buồn 	D. Người cha còn đang chưa biết trả lời ra sao
Câu 8: Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào?
A. Phản ánh cuộc sống.	B. Giáo dục con người.
C. Tố cáo xã hội.	D. Cải tạo con người và xã hội.
Câu 9: Cụm từ nào sau đây không phải là cụm tính từ?
A. Đang học bài	B. Nhỏ bằng con kiến	
C. Rất sợ	D. Đỏ như son
Câu 10: Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?
A. Đang nổi sóng mù mịt 	B. Không muốn làm nữ hoàng	
C. Một lâu đài lớn	D. Lại nổi cơn thịnh nộ
Câu 11: Mục đích chính của truyện cười là gì?
A. Phản ánh hiện thực cuộc sống.	 B. Nêu ra các bài học giáo dục con người.
C. Đả kích một vài thói xấu.	D. Tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán.	
Câu 12: Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi lặp từ ?
A. Cây tre Việt Nam, cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.
B. Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi.
C. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người lớn lên.
D. Truyện Thạch Sanh là một truyện hay nên em rất thích truyện Thạch Sanh.
II. TỰ LUẬN ( 7 Điểm )
Câu 1: Cụm danh từ là gì? Cho ví dụ minh họa (1 điểm)
Câu 2: Điền vào chỗ trống khái niệm dưới đây : (1 điểm)
là loại truyện dân gian kể về những nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố 
Mục đích: thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về những nhân vật và sự kiện lịch sử được kể.
Câu 3: Đề tập làm văn (5 điểm)
 Hãy kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo ngôi kể thứ nhất.
BÀI LÀM :
PHÒNG GD-ĐT HOÀI NHƠN 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
 Môn: Ngữ văn 6 (Thời gian 90 phút )
 NĂM HỌC: 2011 - 2012 
Trường THCS .. 
Họ và tên: .
Lớp 6A..Số báo danh... ........
Giám thị 1
Giám thị 2
Mã phách
..............
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Giám khảo 1
Giám khảo 2
Mã phách
Đề B
I. TRẮC NGHIỆM ( 3điểm)
Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất.
Câu 1: Nhận định nào dưới đây nêu đúng nhất về chức năng của văn bản?
A. Trò chuyện.	B.. Giao tiếp.	C. Dạy học.	D. Ra lệnh
Câu 2: Truyền thuyết “Thánh Gióng”phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?
A. Lòng tôn kính trời đất của tổ tiên.	B. Khát vọng chế ngự tự nhiên. 
C. Người anh hùng đánh giặc cứu nước.	D. Niềm tin, niềm tự hào dân tộc. 
Câu 3: Bộ phận từ mượn nhiều nhất trong Tiếng Việt là ?
A. Tiếng Anh.	B. Tiếng Pháp.	C. Tiếng Hán.	D. Tiếng Nga.
Câu 4: Nhóm truyện nào trong các nhóm sau đây không cùng thể loại?
A. Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
B. Thầy bói xem voi; Ếch ngồi đáy giếng; Chân, Tay, Tai, Mắt,Miệng.
C. Cây bút thần; Thạch Sanh; Ông lão đánh cá và con cá vàng.
D. Sự tích Hồ Gươm; Đeo nhạc cho Mèo; Em bé thông minh.
Câu 5: Cách giải thích nào không đúng về nghĩa của từ?
A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.	 B. Dùng từ đồng nghĩa vời từ cần được giải thích.
C. Đọc nhiều lần từ cần được giải thích.	 D. Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích.
Câu 6: Hai yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự là gì?
A. Tình cảm, cảm xúc.	B. Nhân vật và cảm xúc.
C. Sự việc và nhân vật.	D. Cảm xúc và sự việc.
Câu 7: Vị ngữ của câu nào sau đây không có cụm động từ ?
A. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi	B. Thằng bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà
C. Ngày hôm ấy, nó buồn 	D. Người cha còn đang chưa biết trả lời ra sao
Câu 8: Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào?
A. Phản ánh cuộc sống.	B. Giáo dục con người.
C. Tố cáo xã hội.	D. Cải tạo con người và xã hội.
Câu 9: Cụm từ nào sau đây không phải là cụm tính từ?
A. Rất sợ	B. Nhỏ bằng con kiến	
C.Đang học bài	D. Đỏ như son
Câu 10: Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?
A. Đang nổi sóng mù mịt 	B. Không muốn làm nữ hoàng	
C. Một lâu đài lớn	D. Lại nổi cơn thịnh nộ
Câu 11: Mục đích chính của truyện cười là gì?
A. Phản ánh hiện thực cuộc sống.	 B. Nêu ra các bài học giáo dục con người.
C.. Tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán.	D Đả kích một vài thói xấu.
Câu 12: Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi lặp từ ?
A. Cây tre Việt Nam, cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.
B. Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi.
C. Truyện Thạch Sanh là một truyện hay nên em rất thích truyện Thạch Sanh.
D. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người lớn lên.
II. TỰ LUẬN ( 7 Điểm )
Câu 1: Cụm danh từ là gì? Cho ví dụ minh họa (1 điểm)
Câu 2: Điền vào chỗ trống khái niệm dưới đây : (1 điểm)
là loại truyện dân gian kể về những nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố 
Mục đích: thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về những nhân vật và sự kiện lịch sử được kể.
Câu 3: Đề tập làm văn (5 điểm)
 Hãy kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo ngôi kể thứ nhất.
BÀI LÀM :
ĐÁP ÁN A
Môn Ngữ văn 6 học kỳ I
I. Phần trắc nghiệm:12 câu (3 điểm) (mỗi câu đúng đạt 0.25 đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.án
D
B
A
C
A
B
C
B
A
C
D
D
II. Phần tự luận: 7 điểm
Câu 1: (1 điểm) 
- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành (0.5 điểm)
- Ví dụ (0,5 điểm)
Câu 2: (1 điểm)
 Truyền thuyết . (0,5 điểm)
 Tưởng tượng kì ảo. (0,5 điểm)
Câu 3: Tập làm văn (5 điểm)
A/ Yêu cầu chung:
- Thể loại: Tự sự
- Nội dung: Kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
+ Biết lựa chọn nhân vật đóng vai xưng “tôi”.
B/ Yêu cầu cụ thể : 
* Bài làm cần đảm bảo một số nội dung sau:
- Kể lại nội dung câu chuyện theo trình tự diễn biến sự việc như sau:
- Giới thiệu sự việc vua Hùng kén rể cho Mị Nương.
- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
- Vua Hùng ra điều kiện chon rể.
- Sơn Tinh đến trước được vợ.
- Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Hai bên giao chiến hàng tháng trời: Sơn Tinh vẫn vững vàng, Thủy Tinh đã kiệt sức.
- Cuối cùng Thủy Tinh Thua, rút quân về.
- Hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.
C/ Biểu điểm:
- Điểm 4-5: Đảm bảo các yêu cầu trên, biết lựa chọn nhân vật đóng vai xưng “tôi”, thể hiện sự sáng tạo về kĩ năng cũng như nội dung, lời văn trong sáng, trôi chảy, sai không quá 3 lỗi các loại.
- Điểm 2,5 -3,5: Đảm bảo các yêu cầu trên, biết lựa chọn nhân vật đóng vai xưng “tôi”, thể hiện nội dung câu chuyện, diễn đạt đôi chỗ còn vụng, không sáng tạo trong khi kể, sai không quá 6 lỗi các loại.
- Điểm 1,5 -2: Chưa đảm bảo được yêu cầu của bài tập làm văn, xác định đúng ngôi kể thứ nhất, lời văn lủng củng nhiều chỗ, bài làm bẩn, cẩu thả, sai không quá 8 lỗi các loại.
- Điểm 0,5 -1: Không đảm bảo được yêu cầu của bài tập làm văn, kể không đúng ngôi kể, lời văn lủng củng, sai nhiều lỗi các loại hoặc viết một vài câu, đoạn có liên quan.
- Điểm 0: Không làm được bài (bỏ giấy trắng hoặc ghi vài câu vô nghĩa) 
ĐÁP ÁN B
Môn Ngữ văn 6 học kỳ I
I. Phần trắc nghiệm:12 câu (3 điểm) (mỗi câu đúng đạt 0.25 đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.án
B
C
C
D
C
C
C
B
C
C
C
C
II. Phần tự luận: 7 điểm
Câu 1: (1 điểm) 
- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành (0.5 điểm)
- Ví dụ (0,5 điểm)
Câu 2: (1 điểm)
 Truyền thuyết . (0,5 điểm)
 Tưởng tượng kì ảo. (0,5 điểm)
Câu 3: Tập làm văn (5 điểm)
A/ Yêu cầu chung:
- Thể loại: Tự sự
- Nội dung: Kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
+ Biết lựa chọn nhân vật đóng vai xưng “tôi”.
B/ Yêu cầu cụ thể : 
* Bài làm cần đảm bảo một số nội dung sau:
- Kể lại nội dung câu chuyện theo trình tự diễn biến sự việc như sau:
- Giới thiệu sự việc vua Hùng kén rể cho Mị Nương.
- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
- Vua Hùng ra điều kiện chon rể.
- Sơn Tinh đến trước được vợ.
- Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Hai bên giao chiến hàng tháng trời: Sơn Tinh vẫn vững vàng, Thủy Tinh đã kiệt sức.
- Cuối cùng Thủy Tinh Thua, rút quân về.
- Hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.
C/ Biểu điểm:
- Điểm 4-5: Đảm bảo các yêu cầu trên, biết lựa chọn nhân vật đóng vai xưng “tôi”, thể hiện sự sáng tạo về kĩ năng cũng như nội dung, lời văn trong sáng, trôi chảy, sai không quá 3 lỗi các loại.
- Điểm 2,5 -3,5: Đảm bảo các yêu cầu trên, biết lựa chọn nhân vật đóng vai xưng “tôi”, thể hiện nội dung câu chuyện, diễn đạt đôi chỗ còn vụng, không sáng tạo trong khi kể, sai không quá 6 lỗi các loại.
- Điểm 1,5 -2: Chưa đảm bảo được yêu cầu của bài tập làm văn, xác định đúng ngôi kể thứ nhất, lời văn lủng củng nhiều chỗ, bài làm bẩn, cẩu thả, sai không quá 8 lỗi các loại.
- Điểm 0,5 -1: Không đảm bảo được yêu cầu của bài tập làm văn, kể không đúng ngôi kể, lời văn lủng củng, sai nhiều lỗi các loại hoặc viết một vài câu, đoạn có liên quan.
- Điểm 0: Không làm được bài (bỏ giấy trắng hoặc ghi vài câu vô nghĩa) 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI VAN 6 HKI BINH DINH.doc