Đề kiểm tra lớp 7 kì 1 môn Văn

Đề kiểm tra lớp 7 kì 1 môn Văn

Phần trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)

Đọc đoạn trích sau rồi trả lời các câu hỏi (từ 1 đến 10 trả lời bằng cách khoanh tròn vào chỉ một chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng, mỗi câu được 0,25 điểm):

"Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bài dân ca của đất nước ta trong đêm khuya. (.) Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khoé mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng. Có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất, ở trong đó một góc vườn có đôi cây sầu đông và một giàn bầu đong đưa quả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn nhúm rau của ta thuở ta mới lọt lòng. Đó là tiếng ngân của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu."

 (Đường chúng ta đi  Nguyên Ngọc)

 

doc 6 trang Người đăng thu10 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra lớp 7 kì 1 môn Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Đề kiểm tra lớp 7 kì 1
Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề
Phần trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)
Đọc đoạn trích sau rồi trả lời các câu hỏi (từ 1 đến 10 trả lời bằng cách khoanh tròn vào chỉ một chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng, mỗi câu được 0,25 điểm):
"Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bài dân ca của đất nước ta trong đêm khuya. (...) Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khoé mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng... Có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất, ở trong đó một góc vườn có đôi cây sầu đông và một giàn bầu đong đưa quả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn nhúm rau của ta thuở ta mới lọt lòng. Đó là tiếng ngân của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu."
	 (Đường chúng ta đi - Nguyên Ngọc)
1. Đoạn văn trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Lập luận
2. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
A. Kể về một làn điệu dân ca của đất nước
B. Miêu tả vẻ đẹp của những làn điệu dân ca
C. Trình bày, giới thiệu về một làn điệu dân ca
D. Bày tỏ cảm xúc của tác giả về giai điệu dân ca của đất nước
3. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng cách nói gì để trình bày ý ?
A. Bộc lộ trực tiếp tình cảm, thái độ
B. Thông qua tự sự để bộc lộ tình cảm
C. Thông qua miêu tả để khơi gợi cảm xúc
D. Kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả
4. Đặc sắc về nghệ thuật thể hiện của đoạn văn trên là gì?
A. Sử dụng phong phú các câu nghi vấn và cảm thán
B. Câu văn giàu hình ảnh, sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ
C. Sử dụng nhiều từ láy tượng thanh
D. Dùng nhiều từ Hán Việt tạo sắc thái trang trọng
5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ đất nước ?
Sơn thuỷ
Sơn hà
Giang sơn
Sông núi
6. Dòng nào sau đây là từ ghép đẳng lập ?
A. Mặt đất
B . Đất nước
C. Chân trời
D. Bóng nắng
7. Từ nào sau đây KHÔNG phải là từ láy ?
Lọt lòng
Ngân nga
Thoăn thoắt
Bát ngát
8. Câu văn "Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát." sử dụng phép tu từ gì ?
	A. So sánh
	B. Nhân hoá
	C. Chơi chữ
	D. Hoán dụ
9. Dòng nào sau đây nêu đúng nhất về văn bản biểu cảm?
Những văn bản viết bằng thơ.
Những tác phẩm kể lại một câu chuyện cảm động.
Các tác phẩm thuộc thể loại thơ và tuỳ bút.
Những văn bản thể hiện tình cảm cảm xúc của tác giả.
Nhận xét nào sau đây không đúng về văn bản biểu cảm?
Văn bản biểu cảm chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.
Ngôn ngữ trong văn bản biểu cảm thường giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
Trong văn bản biểu cảm có sự xuất hiện của nhân vật trữ tình tác giả.
Trong văn bản biểu cảm có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.
 Hãy nối cột A (tên tác phẩm) với cột B (tên tác giả) cho phù hợp. (1 điểm)
A
B
a) Thiên trường vãn vọng
1) Lí Bạch
b) Bánh trôi nước
2) Hạ Tri Chương
c) Qua Đèo Ngang
3) Trần Nhân Tông
d) Xa ngắm thác núi Lư
4) Bà Huyện Thanh quan
5) Hồ Xuân Hương
Phần Tự luận (6,5 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày những cảm xúc của em về một bài hát ca ngợi một miền đất, miền quê.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Phần trắc nghiệm khách quan: 3,5 điểm 
- Từ câu 1 đến câu 10, mỗi câu được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
D
C
B
A
B
A
B
D
A
- Câu 11: nối các cặp sau: a - 3, b - 5 , c - 4 , d - 1
Phần Tự luận : 6,5 điểm.
 Câu 12: Biết viết đoạn văn biểu cảm thể hiện cảm xúc cá nhân về một bài hát ca ngợi một miền đất, miền quê (bài hát nào mình thích, có cảm xúc khi nghe), biết dùng từ, đặt câu, văn viết lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành, về cơ bản nêu bật được các nội dung sau:
+ Giới thiệu được cảm xúc của mình khi nghe bài hát ................ của tác giả ... về vùng/miền/địa phương .... (1,0 điểm) 
+ Lí giải được tình cảm quê hương của tác giả thể hiện trong bài hát. (2 điểm)
+ Lời bài hát,, giai điệu bài hát đã gợi ra những cảm xúc của bản thân. (2 điểm)
+ Liên hệ với tình yêu quê hương của mình khi nghe bài hát (1,5 điểm)
Lưu ý: 
- Điểm trừ tối đa đối với đoạn văn không bảo đảm yêu cầu đoạn văn biểu cảm là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt: 1 điểm.
PHẦN THỨ BA
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Thư viện câu hỏi, bài tập là tiền đề để xây dựng Ngân hàng câu hỏi, phục vụ cho việc dạy và học của các thày cô giáo và học sinh, đặc biệt là để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong khuôn khổ phần viết này chúng tôi nêu một số vấn đề về Xây dựng Thư viện câu hỏi và bài tập trên mạng internet.
Mục đích của việc xây dựng Thư viện câu hỏi, bài tập trên mạng internet là nhằm cung cấp hệ thống các câu hỏi, bài tập có chất lượng để giáo viên tham khảo trong việc xây dựng đề kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Các câu hỏi của thư viện chủ yếu để sử dụng cho các loại hình kiểm tra: kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì; dùng cho hình thức luyện tập và ôn tập. Học sinh có thể tham khảo Thư viện câu hỏi, bài tập trên mạng internet để tự kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức và năng lực học; các đối tượng khác như phụ huynh học sinh và bạn đọc quan tâm đến giáo dục phổ thông tham khảo. 
	Trong những năm qua một số Sở GDĐT, phòng GDĐT và các trường đã chủ động xây dựng trong website của mình về đề kiểm tra, câu hỏi và bài tập để giáo viên và học sinh tham khảo. Để Thư viện câu hỏi, bài tập của các trường học, của các sở GDĐT, Bộ GDĐT ngày càng phong phú cần tiếp tục tổ chức biên soạn, chọn lọc câu hỏi, đề kiểm tra có phần gợi ý trả lời; qui định số lượng câu hỏi và bài tập, font chữ, cỡ chữ; cách tạo file của mỗi đơn vị.
	Trên cơ sở nguồn câu hỏi, bài tập từ các Sở và các nguồn tư liệu khác Bộ GDĐT đã và đang tổ chức biên tập, thẩm định, đăng tải trên website của Bộ GDĐT và hướng dẫn để giáo viên và học sinh tham khảo sử dụng.
Để xây dựng và sử dụng thư viện câu hỏi và bài tập trên mạng internet đạt hiệu quả tốt nên lưu ý một số vấn đề sau:
1. Về dạng câu hỏi
 Nên biên soạn cả 2 loại câu hỏi, câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan (nhiều lựa chọn, điền khuyết, đúng sai, ghép đôi..). Ngoài các câu hỏi đóng (chiếm đa số) còn có các câu hỏi mở (dành cho loại hình tự luận), có một số câu hỏi để đánh giá kết quả của các hoạt động thực hành, thí nghiệm. 
2. Về số lượng câu hỏi
 Số câu hỏi của một chủ đề của chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tương ứng với một chương trong SGK, bằng số tiết của chương đó theo khung phân phối chương trình nhân với tối thiểu 5 câu/1 tiết. Hàng năm tiếp tục bổ sung để số lượng câu hỏi và bài tập ngày càng nhiều hơn.
Đối với từng môn tỷ lệ % của từng loại câu hỏi so với tổng số câu hỏi, do các bộ môn bàn bạc và quyết định, nên ưu tiên cho loại câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn và câu hỏi tự luận.
 Đối với các cấp độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) thì tuỳ theo mục tiêu của từng chủ đề để quy định tỉ lệ phù hợp đối với số câu hỏi cho từng cấp độ, nhưng cần có một tỉ lệ thích đáng cho các câu hỏi vận dụng, đặc biệt là vận dụng vào thực tế.
 Việc xác định chủ đề, số lượng và loại hình câu hỏi nên được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với khung phân phối chương trình, các chương, mục trong sách giáo khoa, quy định về kiểm tra định kì và thường xuyên.
 Số lượng câu hỏi tuỳ thuộc vào số lượng của các chủ đề, yêu cầu về chuẩn KT, KN của mỗi chủ đề trong chương trình GDPT. 
 Mỗi môn cần thảo luận để đi đến thống nhất về số lượng câu hỏi cho mỗi chủ đề. 
3. Yêu cầu về câu hỏi
 Câu hỏi, bài tập phải dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình GDPT do Bộ GDĐT ban hành, đáp ứng được yêu cầu về: lí thuyết, thực hành, kĩ năng của một môn học hoặc tích hợp nhiều môn học. Các câu hỏi đảm bảo được các tiêu chí đã nêu ở Phần thứ nhất (trang ).
 Thể hiện rõ đặc trưng môn học, cấp học, thuộc khối lớp và chủ đề nào của môn học. 
 Nội dung trình bày cụ thể, câu chữ rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu. 
 Đảm bảo đánh giá được học sinh về cả ba tiêu chí: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
4. Định dạng văn bản
 Câu hỏi và bài tập cần biên tập dưới dạng file và in ra giấy để thẩm định, lưu giữ. Về font chữ, cỡ chữ thì nên sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14.
 Mỗi một câu hỏi, bài tập có thể biên soạn theo mẫu: 
BIÊN SOẠN CÂU HỎI 
Mã nhận diện câu hỏi : ______
MÔN HỌC: _____________
Thông tin chung
* Lớp: ___ Học kỳ: ______
* Chủ đề: _____________________________
* Chuẩn cần đánh giá: _____________
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ
Các bước tiến hành biên soạn câu hỏi của mỗi môn học 
	Bước 1: Phân tích các chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông đối với từng môn học, theo khối lớp và theo từng chủ đề, để chọn các nội dung và các chuẩn cần đánh giá. Điều chỉnh phù hợp với chương trình và phù hợp với sách giáo khoa. 
	Bước 2: Xây dựng “ma trận số câu hỏi” (hoặc ma trận đề đối với đề kiểm tra) của từng chủ đề, cụ thể số câu cho mỗi chủ đề nhỏ, số câu TNKQ, số câu tự luận ở mỗi chuẩn cần đánh giá, mỗi cấp độ nhận thức (tối thiểu 2 câu hỏi cho mỗi chuẩn cần đánh giá). Xây dựng một hệ thống mã hoá phù hợp với cơ cấu nội dung đã được xây dựng trong bước I.

Tài liệu đính kèm:

  • doc15.doc
  • doc14.doc