Câu 1: Muốn đo trọng lượng và thể tích của các hòn bi bằng sắt thì dùng bộ dụng cụ nào dưới đây ?
A: Một cái cân và một cái thước B: Một cái cân và một bình chia độ
C: Một cái lực kế và một cái thước D: Một cái lực kế và một bình chia độ
Câu 2: Có thể làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách:
A: Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng B: Giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng
C: Giảm chiều cao mặt phẳng nghiêng đồng thời tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng
D: Tăng chiều cao mặt phẳng nghiêng đồng thời giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng
Câu 3: Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi bằng sắt, ta phải dùng những dụng cụ gì?
A: Một quả cân và một cái thước B: Một cái lực kế và một bình chia độ C: Một cái cân và một bình chia độ D: một cái lực kế và một cái thước
ĐỀ KIỂM TRA KỲ I Môn: Vật lý Lớp 6 Người ra đề: Mai Thị Kim Liên Đơn vị: Trường THCS Lê Quý Đôn A:MA TRẬN ĐỀ Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TỔNG Số câu Đ KQ TL KQ TL KQ TL Đo độ dài Câu-Bài Điểm C13 0.5 C6 0.5 2 1 Đo thể tích Câu-Bài Điểm C1 0.5 C5 0.5 B1 1 3 2 Khối lượng-Trọng lượng Câu-Bài Điểm C7,C12 1 C11 0.5 C8 0.5 4 2 Lực Câu-Bài Điểm C4 0.5 C9,C10 1 3 1.5 Khối lượng riêng-Trọng lượng riêng Câu-Bài Điểm C3 0.5 B2 2 2 2.5 Máy cơ đơn giản Câu-Bài Điểm C2,C14 1 2 1 Số câu-Bài 5 8 3 TỔNG Điểm 2.5 4 3.5 16 10 B.NỘI DUNG ĐỀ Phần I: TRẮC NGIỆM KHÁCH QUAN ( 7 điểm) Vòng tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng nhất trong các câu sau.(mỗi câu 0,5Đ) ) Câu 1: Muốn đo trọng lượng và thể tích của các hòn bi bằng sắt thì dùng bộ dụng cụ nào dưới đây ? A: Một cái cân và một cái thước B: Một cái cân và một bình chia độ C: Một cái lực kế và một cái thước D: Một cái lực kế và một bình chia độ Câu 2: Có thể làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách: A: Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng B: Giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng C: Giảm chiều cao mặt phẳng nghiêng đồng thời tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng D: Tăng chiều cao mặt phẳng nghiêng đồng thời giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng Câu 3: Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi bằng sắt, ta phải dùng những dụng cụ gì? A: Một quả cân và một cái thước B: Một cái lực kế và một bình chia độ C: Một cái cân và một bình chia độ D: một cái lực kế và một cái thước Câu4: Những vật sau đây,vật nào có tính chất đàn hồi? A.Sợi dây đồng B.Sợi dây cao su C.Cái nồi nhôm D.Cục đất sét Câu 5: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l A: Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml B: Bình 500ml có vạch chia tới 2ml C: Bình 100ml có vạch chia tới 1ml D: Bình 500ml có vạch chia tới 5ml Câu6: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài sân trường em? A: Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm B: Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm C: Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm D: Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm Câu 7: Trên một hộp mứt tết có ghi 250g, số đó chỉ: A: Sức nặng của hộp mứt B: Thể tích của hộp mứt C: lượng mứt chứa trong hôp D: Sức nặng và khối lượng của hộp mứt Câu 8: Một vật có khối lượng 2,5 kg thì trọng lượng của nó là: A: 2500N B: 25N C: 250 N D: 2,5N Câu 9: Khi một quả bóng đập vào một bức tường,thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra kết quả: A: Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng B: Chỉ làm biến dạng quả bóng C: Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động quả bóng D: Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng Câu 10: Một lò xo được treo vào giá thí nghiệm ,treo quả nặng vào đầu kia của lò xota thấy lò xo dãn ra, quả nặng đứng yên .Kết luận nào sau đây đúng A:Trọng lượng quả nặng lớn hơn lực kéo của lò xo B: Trọng lượng quả nặng nhỏ hơn lực kéocủa lò xo C:trọng lượng quả nặng cân bằng với lực kéo lò xo D: không có lực nào tác dụng lên quả nặng Câu 11: Khi đòn cân Rôbecvan thăng bằng ,ta thấy một bên đĩa cân có hai quả cân là 400g và 100g.Đĩa cân còn lại có hai túi bột giặt như nhau.Vậy khối lượng của một túi bột giặt là : A: 500g B: 250g C: 400g D: 100g Câu 12: Muốn xây một bức tường thật thẳng người thợ nề thường dùng : A: Thước dây B: Thước thẳng C: Dây dọi D: Ê ke Câu13: Để làm giảm sai số trong khi đo độ dài của vật ,ta nên A: Đặt mép thước song song và vừa sát vơí vật phải đo .C: Đặt một đầu của vật đúng vạch số 0 của thước : B: Đặt mắt nhìn thẳng theo hướng vuông góc với cạnh thước D: thực hiện cả 3 thao tác A,B,C Câu14: Để vận chuyển một vật có khối lượng lớn từ mặt đất lên tầng lầu cao,người ta sử dụng máy cơ đơn giản nào là có lợi nhất? A. Đòn bẩy B. Kéo trực tiếp C. Ròng rọc động D. Mặt phẳng nghiêng Phần II :TỰ LUẬN . Bài 1: Trình bày các bước thực hiện khi đo thể tích một vật rắn không thấm nước bỏ lọt vào bình chia độ Bài 2: Một lượng dầu hoả có thể tích 0,5m3. Cho biết 1lít dầu hoả có khối lượng 800g. a/ Tính khối lượng của lượng dầu hoả đó. b/ Tính trọng lượng của lượng dầu hoả đó C. ĐÁP ÁN-HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1: (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Ph.án đúng D C C B B B C B D C B C D C Phần 2 : (3điểm ): Bài 1: 1điểm: Bài 2: m=400kg (1điểm ) P=4000N (1điểm )
Tài liệu đính kèm: