Đề kiểm tra học kỳ II năn học 2010-2011 môn vật lý 6 thời gian: 45 phút

Đề kiểm tra học kỳ II năn học 2010-2011 môn vật lý 6 thời gian: 45 phút

 a. Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 19 đến tiết thứ 34 theo PPCT (Sau khi học xong bài Tổng kết chương II: Nhiệt học).

b. Mục đích

 * Đối với học sinh:

- Nêu được tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động.

- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.

- Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và đông đặc, sự bay hơi và ngưng tụ, sự sôi. Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong mỗi quá trình này.

- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1066Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II năn học 2010-2011 môn vật lý 6 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH
TRƯỜNG THCS THÀNH MỸ
Giáo viên ra đề: Bùi Văn Hà
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
 Năn học 2010-2011
MÔN VẬT LÝ 6
Thời gian: 45 phút
 I. Mục đích kiểm tra: 
 a. Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 19 đến tiết thứ 34 theo PPCT (Sau khi học xong bài Tổng kết chương II: Nhiệt học).
b. Mục đích
	* Đối với học sinh:
- Nêu được tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động. 
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. 
- Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
- Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và đông đặc, sự bay hơi và ngưng tụ, sự sôi. Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong mỗi quá trình này.
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
	* Đối với giáo viên: Ra đề theo chuẩn KTKN, phù hợp với nhận thức của học sinh
II. Hình thức đề kiểm tra 
 Kết hợp TNKQ và Tự luận (70% TNKQ, 30% TL)
 Học sinh làm bài trên lớp.
III. Thiết lập ma trận đề kiểm tra
*Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT
(Cấp độ 1, 2)
VD
(Cấp độ 3 4)
LT
(Cấp độ 1, 2)
VD
(Cấp độ 3, 4)
1. Ròng rọc 
2
1
0,7 
1,3
4,7
8,7
2. Sự nở vì nhiệt của các chất
6
5
3,5
2,5
23,3
16,7
3. Sự chuyển thể của các chất
7
6
4,2
2,8
28
18,6
Tổng
15
12
8,4
6,6
56
44
* Bảng số lượng câu hỏi và điểm số cho mỗi chủ đề
Cấp độ
Nội dung 
Trọng số
Số lượng câu
Điểm số
TN
TL
TN
TL
Cấp độ 1,2
1. Ròng rọc 
4,7
1
0,5
2. Sự nở vì nhiệt của các chất
23,3
3
1
1,5
2
3.Sự huyển thể của các chất
28
4
2
Cấp độ 3,4
1. Ròng rọc 
8,7
1
0,5
2. S ự nở vì nhiệt của các chất
16,7
3
1,5
3. Sự chuyển thể của các chất
18,6
2
1
1
1
Tổng cộng
100
14
2
7
3
	* Thiết lập bảng ma trận như sau:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Ròng rọc
2 tiết
1.Nêu được tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
2. Lấy được ví dụ thực tế có sử dụng ròng rọc, ví dụ như: trong xây dựng các công trình nhỏ, thay vì đứng ở trên cao để kéo vật lên thì người công nhân thường đứng dưới đất và dùng ròng rọc cố định hay ròng rọc động để đưa các vật liệu lên cao.
- Nếu dùng ròng rọc cố định để kéo vật lên thì ròng rọc cố định có tác dụng thay đổi hướng của lực tác dụng vào vật.
- Nếu dùng ròng rọc động thì ròng rọc động có tác dụng thay đổi hướng của lực tác dụng vào vật và lực kéo vật có độ lớn nhỏ hơn hai lần trọng lượng của vật.
3. Sử dụng ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
 4. Sử dụng được ròng rọc cố định hay ròng rọc động để làm những công việc hàng ngày khi cần chúng và phân tích được tác dụng của ròng rọc trong các trường hợp đó để chỉ rõ lợi ích của nó hoặc chỉ ra được ví dụ về ứng dụng việc sử dụng ròng rọc trong thực tế đã gặp.
Số câu hỏi
1
1
2
Số điểm
0,5
0,5
1 (10%)
2. Sự nở vì nhiệt của các chất
6 tiết
5. Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. 
6. Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
7. Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng.
8. Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế.
9.Nhận biết được một số nhiệt độ thường gặp theo thang nhiệt độ Xen - xi - ut.
10. Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn
11. Biết sử dụng các nhiệt kế thông thường để đo nhiệt độ theo đúng quy trình.
12. Xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp, hình vẽ.
13.Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
14. Lập được bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian.
Số câu hỏi
1
2
3
1 
7
Số điểm
1
1
1,5
2
5,5 (55%)
3. Sự chuyển thể của các chất
15. Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và đông đặc, sự bay hơi và ngưng tụ, sự sôi. Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong mỗi quá trình này.
16. Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi.
17. Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn và quá trình sôi.
18. Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố.
19. Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan.
Số câu hỏi
4
2
1
7
Số điểm
2
1
1
4(40%)
TS câu hỏi
6 
 4 
 6 
16 
TS điểm
3
2
5
10,0 (100%)
ĐỀ BÀI
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (7 điểm)
Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Trong các câu sau câu nào là không đúng?
A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.
B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.
D. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng và thay đổi độ lớn của lực
Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất lỏng nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây cách nào là đúng?
A. Dầu hoả, rượu, Thuỷ ngân.
C. Rượu, Thuỷ ngân, Dầu hoả
B.Thuỷ ngân, rượu, Dầu hoả.
D. Rượu,Dầu hoả,Thuỷ ngân
Câu 3: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì.
A. Khối lượng của vật giảm
C.Thể tích của vật tăng
B. Khối lượng của vật tăng
D Thể tích của vật giảm
Câu 4: Khi làm nóng một lượng dầu hoả đựng trong bình thuỷ tinh thì khối lượng riêng của chất lỏng thay đổi như thế nào?
A. Giảm.
C. Không thay đổi.
B.Tăng.
D. Lúc đầu tăng sau đó lại giảm.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải là sự bay hơi?
A.Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng.
C.Xảy ra ở một nhiệt độ xác định.
B.Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
D. Không nhìn thấy được.
Câu 6: Nước bay hơi càng nhanh khi.
A.Nước trong cốc càng nhiều.
C.Nước trong cốc càng nóng.
B.Nước trong cốc càng ít.
D. Nước trong cốc càng lạnh.
Câu 7: Nhiệt độ nóng chảy của thuỷ ngân là -390C thì nhiệt độ đông đặc của thuỷ ngân là:
A. 1000C
C.00C
B. -500C
D.-390C
Câu 8: Trong thời gian vật đang nóng chảy thì nhiệt độ của vật thay đổi như thế nào:
A. Tăng
C. Lúc đầu tăng sau đó giảm
B. Giảm
D.Không đổi
Câu 9: Dùng ròng rọc động để kéo một vật có khối lượng là 15kg lên cao thì chỉ phải kéo một lực có độ lớn là:
A. F< 150N
B. F= 150N
C. F<15N
D. F> 150N
Câu 10: Khi chất khí trong bình dễ thay đổi dung tích, được làm nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi
A.Khối lượng của chất khí.
C.Khối lượng riêng của chất khí
B. Trọng lượng của chất khí
D. Không có đại lượng nào thay đổi
Câu 11: Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh là do.
A. Khối lượng không khí náng lớn hơn khối lượng không khí lạnh.
B. Trọng lượng không khí nóng lớn hơn trọng lượng không khí lạnh.
C. Trọng lượng riêng của không khí nóng lớn hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh.
D. Trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh.
Câu 12: Lau khô thành ngoài cốc thuỷ tinh rồi rôìo cho vào cốc mấy cục nước đá. Một lúc sau ta thấy có các giọt nước đọng ngoài thành cốc, những giọt nước này là do:
A. Nước trong cốc ngấm ra ngoài tạo thành các giọt nước bám vào thành cốc.
B. Hơi nước trong không khí ở chỗ thành cốc bị lạnh nên ngưng tụ lại.
C. Nước đá bốc hơi gặp không khí nóng đọng lại ở thành cốc.
D. Nước đá bốc hơi gặp thành cốc bị cản và động lại thành cốc.
Câu 13 Trường hợp nào sau đây liên quan đến nóng chảy.
A. Sương đọng trên lá cây.
B. Phơi khăn ướt sau một thời gian khăn khô.
C. Đun nước đổ đầy ấm, sau một thời gian nước sôi tràn ra ngoài.
D. Thanh đá lấy từ tủ lạnh ra ngoài một lúc sau tan thành nước.
Câu 14:Ở tâm của một tấm đĩa làm bằng sắt có một lỗ nhỏ. Nếu nung nóng lên thì:
A. Đường kính của lỗ tăng.
B. Đường kính của lỗ giảm.
C. Đường kính của lỗ không thay đổi.
D. Đường kính lỗ lúc đầu tăng sau đó giảm.
II. TỰ LUẬN (3 điểm) 
Câu 15: Một bình thuỷ tinh chứa không khí được đậy kín bằng nút cao su, xuyên qua ntú là một ống thuỷ tinh hình chữ L (hở hai đầu). Giữa đoạn ống thuỷ tinh nằm ngang có một giọt nước mầu như hình vẽ. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra khi hơ nóng và làm nguội bình cầu? Từ đó có nhận xét gì?
Câu16: Trong hơi thở người bao giờ cũng có hơi nước. Tại sao ta chi nhìn thấy hơi thở người vào những ngày thời tiết lạnh?
HƯỚNG DẪN CHẤM
I TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7 điểm)
Từ câu 1 đến câu 14 mỗi câu khoanh đúng cho 0.5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Ý đúng
A
B
D
B
C
C
D
D
A
C
D
B
D
A
II. TỰ LUẬN
Câu 15: (2 điểm, Mỗi ý đúng được 1 điểm)
- Khi áp tay vào bình thuỷ tinh (hoặc hơ nóng ), ta thấy giọt nước mầu chuyển động ra phía ngoài điều đó chứng tỏ không khí trong bình nở lên khi nóng lên.
- Khi để nguội (hoặc làm lạnh) thì giọt nước mầu chuyển động vào phía trong. Điều đó chứng tỏ không khi trong bình co lại khi lạnh đi.
Câu 16: (1 điểm)
Vào ngày thời tiết lạnh, hơi nước trong hơi thở của hởi gặp không khí lạnh ngưng tụ lại thành những giọt nước liti nên ta nhìn thấy hơi thở của người.

Tài liệu đính kèm:

  • docde kt ky 2 mon vly6.doc