I/ TRẮC NGHIỆN (3,0 đ):
1/ Nối tên văn bản ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B để được khái niệm chính xác về các kiểu văn bản . (1,0 đ)
Cột A Cột B A + B
a) Văn bản tự sự 1) Dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm tư tưởng. 1 + .
b) Văn bản miêu tả 2) Trình bày, giới thiệu, giải thích. nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên và xã hội. 2 + .
c) Văn bản nghị luận 3) Trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật, nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, bày tỏ thái độ khen chê. 3 + .
d) Văn bản thuyết minh 4) Dùng các chi tiết, hình ảnh. nhằm tái hiện chi tiết cụ thể để người đọc hình dung rõ sự việc, con người, phong cảnh. 4 + .
5) Bày tỏ thái độ, cảm xúc của người viết trước sự việc, nhân vật, hành động.
Đọc đoạn trích sau và trả lời từ câu 2 đến câu 5. Khoanh tròn vào một cái chữ trước câu trả lời đúng ( mỗi câu 0,25 đ).
“ Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ, Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các xe cỗ tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẽ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà ! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế ! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn ! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn ! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ”
(Trích Đi bộ ngao du, Ru-xô, ngữ văn 8)
2/ Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào ?
a. Thuyết minh b. Tự sự c. Miêu tả d. Nghị luận
3/ Nội dung chính của đoạn trích là gì ?
a. Bàn luận về tác dụng của đi bộ với sức khỏe và tự do của con người.
b. Bàn luận về tác dụng của đi bộ với sức khỏe và tri thức của con người.
c. Bàn luận về tác dụng của đi bộ với sức khỏe và tinh thần của con người.
d. Bàn luận về tác dụng của đi bộ với sức khỏe và việc ăn uống của con người.
4/ Các từ gạch chân trong câu sau thuộc trường từ vựng nào ?
“ Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các xe cỗ tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẽ, khoan khoái và hài lòng với tất cả”.
a. Chỉ cảm giác của con người b. Chỉ suy nghĩ của con người
c. Chỉ hành động của con người d. Chỉ trạng thái, tâm trạng của con người.
THIẾT LẬP MA TRẬN MÔN NGỮ VĂN 8 Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cộng Thấp Cao TN TL TN TL TN TL TN TL Văn học Phương thức biểu đạt C 2 số câu: 1 Số điểm: (0,25) 2,5% Số câu: 1 Số điểm: (0,25) 2,5% -Nội dung -Ngắm trăng C 3 số câu: 1 Số điểm: (0,25) 2,5% C 10 số câu: 1 Số điểm: (1,0) 10 % 2 câu 1,25 đ số câu: 2 Số điểm: (1,25) 12,5 % Tiếng việt Trường từ vựng C 4 số câu: 1 Số điểm: (0,25) 2,5% Số câu: 1 Số điểm: (0,25) 2,5% Từ ngữ địa phương C 9 Số câu: 1 Số điểm: (0,25) 2,5% Số câu: 1 Số điểm: (0,25) 2,5% Các loại theo mục đích nói C 5 C 7 số câu: 2 Số điểm: (0,5) 5% số câu: 2 Số điểm: (0,5) 5% Lược lời C 6 Số câu: 1 Số điểm: (0,25) 2,5% Số câu: 1 Số điểm: (0,25) 2,5% Hành động nói C 8 Số câu: 1 Số điểm: (0,25) 2,5% Số câu: 1 Số điểm: (0,25) 2,5% Tập làm văn Các kiểu văn bản C 1 (a,b,c,d) Số câu: 1 Số điểm: (1,0) 10% Số câu: 1 Số điểm: (1,0) 10% Bài văn thuyết minh C 11 Số câu: 1 Số điểm: (6,0) 60% 1câu Số câu: 1 Số điểm: (6,0) 60% Tổng số câu: Tổng số điểm: 2 7 1 1 11 1,25 1,75 1,0 6,0 10 Tỷ lệ % 12,5% 17,5% 10% 60% 100% Trường THCS Lâm Ngư Trường Kiểm tra học kì II năm 2010-2011 Lớp 8 Môn: Ngữ văn lớp 8 Họ và tên hs:. Thời gian: 90 phút Điểm Lời phê của giáo viên I/ TRẮC NGHIỆN (3,0 đ): 1/ Nối tên văn bản ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B để được khái niệm chính xác về các kiểu văn bản . (1,0 đ) Cột A Cột B A + B a) Văn bản tự sự 1) Dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm tư tưởng. 1 +. b) Văn bản miêu tả 2) Trình bày, giới thiệu, giải thích.. nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên và xã hội. 2 +. c) Văn bản nghị luận 3) Trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật, nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, bày tỏ thái độ khen chê. 3 +. d) Văn bản thuyết minh 4) Dùng các chi tiết, hình ảnh.. nhằm tái hiện chi tiết cụ thể để người đọc hình dung rõ sự việc, con người, phong cảnh. 4 +. 5) Bày tỏ thái độ, cảm xúc của người viết trước sự việc, nhân vật, hành động. Đọc đoạn trích sau và trả lời từ câu 2 đến câu 5. Khoanh tròn vào một cái chữ trước câu trả lời đúng ( mỗi câu 0,25 đ). “ Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ, Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các xe cỗ tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẽ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà ! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế ! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn ! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn ! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ” (Trích Đi bộ ngao du, Ru-xô, ngữ văn 8) 2/ Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào ? a. Thuyết minh b. Tự sự c. Miêu tả d. Nghị luận 3/ Nội dung chính của đoạn trích là gì ? Bàn luận về tác dụng của đi bộ với sức khỏe và tự do của con người. Bàn luận về tác dụng của đi bộ với sức khỏe và tri thức của con người. Bàn luận về tác dụng của đi bộ với sức khỏe và tinh thần của con người. Bàn luận về tác dụng của đi bộ với sức khỏe và việc ăn uống của con người. 4/ Các từ gạch chân trong câu sau thuộc trường từ vựng nào ? “ Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các xe cỗ tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẽ, khoan khoái và hài lòng với tất cả”. a. Chỉ cảm giác của con người b. Chỉ suy nghĩ của con người c. Chỉ hành động của con người d. Chỉ trạng thái, tâm trạng của con người. 5/ Mục đích của câu: “ Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế !” a. Để miêu tả b. Để hỏi c. Để cầu khiến d. Để bộc lộ cảm xúc. Xem đoạn trích sau đây trả lời câu hỏi từ 6 đến 9. “ Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu: U nó không được thế ! người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”. (Trích Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố, ngữ văn 8) 6/ Đoạn trích trên có mấy lượt lời ? a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn. 7/ Câu “U nó không được thế !” thuộc kiểu câu gì ? a. Câu cầu khiến b. Câu nghi vấn c. Câu cảm thán d. Câu phủ định. 8/ Câu nói của chị Dậu “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được” thuộc hành động nói nào ? a. Trình bày b. Điều khiển c. Hứa hẹn d. Bộc lộ cảm xúc. 9/ Từ nào dưới đây là từ địa phương ? a. U b. Vợ c. Anh d. Chị. II/ TỰ LUẬN (7,0 đ): 10/ Nêu nội dung chính của bài “ Ngắm trăng” Hồ Chí Minh. (1,0 đ) 11/ Viết bài văn giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em. (6,0 đ) . . ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I/ TRẮC NGHIỆN :(3,0 đ) câu 1 mỗi ý đúng 0,25 đ: các câu khác mỗi câu đúng: (0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án A-3 B-4 C-1 D-2 D C D D B A D A II/ TỰ LUẬN (7,0 đ) 10/ - Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt, cho ta thấy tình yêu thiên nhiên của Bác... (0,5 đ) - Thể hiện phong thái ung dung ngay trong cảnh tù ngục tối tăm (0,5 đ) 11/ * Mở bài: Giới thiệu đôi nét về quê hương và một danh lam thắng cảnh ở quê hương. (0,5 đ) * Thân bài: - Giới thiệu vị trí địa lí của danh lam thắng cảnh. (1,0 đ) - Giới thiệu và mô tả từng phần của danh lam thắng cảnh theo một trình tự nhất định ( có thể từ ngoài vào trong, từ phía trước ra phía sau) ( 2,0 đ) - Nêu vai trò, ý nghĩa cuả danh lam thắng cảnh đối với đời sống con người ở địa phương, đối với môi trương sinh thái (2,0 đ) * Kết bài: - Nhận xét, đánh giá về danh lam thắng cảnh ở quê hương. (0,5 đ)
Tài liệu đính kèm: