Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2009 - 2010 môn: Vật lý lớp 7

Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2009 - 2010 môn: Vật lý lớp 7

Bài 1: (2 điểm) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. S .

Bài 2: (2 điểm) Cho điểm sáng S đặt trước gương phẳng G.

 a/. Vẽ ảnh S’ của điểm S qua gương G. G

 b/. Vẽ tia tới SI cho tia phản xạ qua một điểm K trước gương.

Bài 3: (1 điểm) Trong 15 giây lá thép thực hiện được 4500 dao động. Tính tần số dao động của lá thép? Tai người có thể cảm nhận được âm thanh do lá thép phát ra không? Tại sao?

 

doc 2 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1281Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2009 - 2010 môn: Vật lý lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT NINH HÒA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: VẬT LÝ LỚP 7
(Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề)
	 . K
PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm, thời gian làm bài 25 phút)
Bài 1: (2 điểm) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.	 S	.
Bài 2: (2 điểm) Cho điểm sáng S đặt trước gương phẳng G.
	a/. Vẽ ảnh S’ của điểm S qua gương G. G
	b/. Vẽ tia tới SI cho tia phản xạ qua một điểm K trước gương.	
Bài 3: (1 điểm) Trong 15 giây lá thép thực hiện được 4500 dao động. Tính tần số dao động của lá thép? Tai người có thể cảm nhận được âm thanh do lá thép phát ra không? Tại sao?
"
PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm, thời gian làm bài 20 phút)
Mục A: chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi:
xung quanh ta có ánh sáng.
ta mở mắt.
có ánh sáng truyền vào mắt ta.
Không có vật chắn sáng.
Câu 2: Góc tới là góc hợp bởi:
tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
tia tới và tia phản xạ.
tia tới và mặt gương.
tia phản xạ và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
Câu 3: Khi nào ta quan sát được hiện tượng nguyệt thực:
Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng mặt trời.
Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.
Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.
Khi Mặt Trang che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng từ Mặt Trời tới Trái Đất.
Câu 4: Chiếu một tia sáng đến gương phẳng với góc tới bằng 400, góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ có giá trị bằng bao nhiêu?
400	B. 800
C. 500	D. 1200
Câu 5: Điều lợi của việc lắp gương cầu lồi so với việc lắp gương phẳng ở phía trước người lái ô tô, xe máy là:
Ảnh của các vật tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn.
Nhìn rõ hơn.
Ảnh của các vật tạo bởi gương cầu lồi gần mắt hơn.
Vùng nhìn thấy được của gương cầu lồi lớn hơn.
Câu 6: Một điểm sáng S cách gương phẳng 40cm, ảnh S’ của điểm sáng S qua gương cách S bao nhiêu?
40cm	B. 80cm	
C. Ngắn hơn 40cm	D. Ngắn hơn 80cm.
Câu 7: Chùm tia tới song song gặp gương cầu lõm cho chùm tia phản xạ là chùm sáng:
phân kỳ.	B. hội tụ.	
C. song song.	D. bất kỳ.
Câu 8: Khi gãy đàn Ghi ta thì ta nghe được âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh là:
hộp đàn.	
ngón tay gãy đàn.
C. dây đàn dao động.	
D. không khí quanh dây đàn dao động.
 Mục B: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong mỗi câu sau
Câu 9: Trong môi trường trong suốt và 	(1), ánh sáng truyền đi theo	(2)
Câu 10: Âm phát ra càng cao khi	(3) của nguồn âm càng lớn, 	
	(4) của nguồn âm càng lớn âm phát ra càng to.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ 7 - KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2009-2010
I. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)	
Định luật phản xạ ánh sáng: 
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. (1 điểm)
 - Góc phản xạ bằng góc tới.	 (1 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
Vẽ đúng ảnh S’ (SH =HS’).	 (0,75 điểm)
- Vẽ đúng hình	 (0,75 điểm)
- Giải thích cách vẽ:
+ Nối S’K cắt gương G tại I, I là điểm tới, IK là tia phản xạ.	 (0,25 điểm)
 + Nối SI, SI là tia tới. 	 (0,25 điểm) 
 K
 S
	 H	 I
	 S’
Câu 3: (1 điểm) 
- Tần số dao động của lá thép:
	(0,5 điểm)
- Vì tần số dao động của lá thép là 300 Hz (nằm trong khoảng từ 20 Hz đến 20000 Hz) nên tai người có thể cảm nhận được âm thanh do lá thép phát ra. 	 (0,5 điểm)
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Mục A: Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
A
B
B
D
B
B
C
Mục B: Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 đ (mỗi ý 0,5 điểm)
Câu 9: (1): đồng tính; (2) đường thẳng.
Câu 10: (3): Tần số dao động; (4): biên độ dao động.
Mọi cách giải đúng khác đều cho điểm tối đa. Điểm làm tròn đến 0,5đ (Ví dụ: 7,25đ = 7,5đ; 7,5đ = 7,5đ; 7,75đ = 8đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hki ly 7.doc