I. Phần trắc nghiệm: (16 câu, đúng mỗi câu 0.25 điểm, tổng cộng 4 điểm)
Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách ghi chữ cái trước câu trả lời đúng nhất vào tờ giấy làm bài.
1/ Đoạn văn dưới đây trích từ văn bản nào?
“Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
Khi dân làng nhận được lệnh vua thì ai nấy đều tưng hửng và lo lắng, không hiểu thế là thế nào. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn vẫn không có cách gì giải quyết cả. Từ trên xuống dưới, mọi người đều coi đây là một tai họa.”
(Ngữ văn 6 – Tập 1)
A. Cây bút thần B. Em bé thông minh
C. Thánh Gióng D. Thạch Sanh
2/ Nhân vật chính trong văn bản trên thuộc kiểu:
A. Nhân vật ngốc nghếch B. Nhân vật dũng sĩ
C. Nhân vật có tài năng kì lạ D. Nhân vật thông minh
3/ Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
A. Biểu cảm B. Tự sự
C. Miêu tả D. Nghị luận
Phòng GD và ĐT TP. Long Xuyên Đề kiểm tra học kì I Năm học: 2010 – 2011 Môn: Ngữ văn – khối 6 Thời gian: 90 phút Chữ kí giám thị: - Giám thị 1: - Giám thị 2: Trường: THCS Trần Hưng Đạo Họ tên:.. Lớp:.. Điểm thi Chữ kí giám khảo Bằng chữ Bằng số - Giám khảo 1:. - Giám khảo 2:. I. Phần trắc nghiệm: (16 câu, đúng mỗi câu 0.25 điểm, tổng cộng 4 điểm) Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách ghi chữ cái trước câu trả lời đúng nhất vào tờ giấy làm bài. 1/ Đoạn văn dưới đây trích từ văn bản nào? “Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội. Khi dân làng nhận được lệnh vua thì ai nấy đều tưng hửng và lo lắng, không hiểu thế là thế nào. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn vẫn không có cách gì giải quyết cả. Từ trên xuống dưới, mọi người đều coi đây là một tai họa.” (Ngữ văn 6 – Tập 1) A. Cây bút thần B. Em bé thông minh C. Thánh Gióng D. Thạch Sanh 2/ Nhân vật chính trong văn bản trên thuộc kiểu: A. Nhân vật ngốc nghếch B. Nhân vật dũng sĩ C. Nhân vật có tài năng kì lạ D. Nhân vật thông minh 3/ Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận 4/ Ngôi kể trong đoạn văn trên là: A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số nhiều 5/ Tìm từ mượn trong câu: “Từ trên xuống dưới, mọi người đều coi đây là một tai họa.”? A. Trên B. Dưới C. Coi D. Tai họa 6/ Nghĩa của từ “tưng hửng” được giải thích dưới đây theo cách nào? Tưng hửng: ngẩn ra vì bị mất hứng thú đột ngột khi sự việc xảy ra trái với điều mình mong muốn và tin chắc. A. Miêu tả sự vật, hành động B. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích C. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích D. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị 7/ Từ “vua” trong câu: “Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm.” là danh từ chỉ: A. Người B. Vật C. Hiện tượng D. Khái niệm 8/ Xác định phần trung tâm trong cụm danh từ: “ba con trâu đực”? A. ba con B. ba con trâu C. con trâu D. con trâu đực 9/ Đoạn trích dưới đây được kể theo thứ tự nào? “Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Lê Thận chắc mẫm được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.” (Sự tích Hồ Gươm) A. Theo thứ tự thời gian trước sau B. Theo kết quả trước, nguyên nhân sau C. Theo vị trí trên dưới D. Không theo thứ tự nào 10/ Văn bản trên thuộc thể loại gì trong phần văn học dân gian? A. Cổ tích B. Truyền thuyết C. Ngụ ngôn D. Truyện cười 11/ Truyện kể về người anh hùng nào trong lịch sử nước ta ? A. Trần Hưng Đạo B. Nguyễn Trãi C. Lê Lợi D. Quang Trung 12/ Từ “một” trong câu: “Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận.” thuộc từ loại gì? A. Số từ B. Lượng từ C. Danh từ chỉ đơn vị D. Chỉ từ 13/ Xác định chỉ từ trong câu văn trên? A. Hồi B. Ở C. Có D. Ấy 14/ Tìm tính từ trong câu: “Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.”? A. Bến B. Vắng C. Đêm D. Như 16/ Câu văn: “Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Lê Thận chắc mẫm được mẻ cá to.” có mấy tiếng, mấy từ? A. 15 tiếng, 15 từ B. 15 tiếng, 14 từ C. 15 tiếng, 13 từ D. 15 tiếng, 12 từ 16/ Từ “nằng nặng” trong câu văn trên thuộc loại từ gì? A. Từ láy B. Từ đơn C. Từ ghép chính phụ D. Từ ghép đẳng lập II. Phần tự luận: (6điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em. Đề 2: Kể về người thân của em (ông, bà, cha, mẹ,.) mà em yêu quí nhất. ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm: (16 câu, mỗi câu đúng 0.25 điểm, tổng cộng 4 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 B D B C D D A C A B C A D B D A II. Phần tự luận: (6 điểm) Đề 1: Hình thức: (1 điểm) - Bố cục đầy đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Chữ viết rõ ràng, ít sai chính tả, diễn đạt rõ ý. - Sử dụng đúng ngôi kể. Nội dung: (5 điểm) 1/ Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc 2/ Thân bài: Diễn biến các sự việc theo thứ tự, kể đầy đủ các chi tiết truyện. 3/ Kết bài: Kết thúc sự việc, nêu ý nghĩa. Đề 2: Hình thức: (1 điểm) - Bố cục đầy đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Chữ viết rõ ràng, ít sai chính tả, diễn đạt rõ ý. - Sử dụng đúng ngôi kể. Nội dung: (5 điểm) 1/ Mở bài : Giới thiệu chung về người thân. 2/ Thân bài: + Kể vài nét về hình dáng. + Kể những việc làm, cử chỉ, thái độ, thể hiện sự quan tâm của người thân tới những người trong gia đình. + Kể những kỉ niệm của người thân đối với chính mình. + Tình cảm đối với người thân đó: Luôn thương yêu, kính trọng, hiếu thảo, 3/ Kết bài : Cảm xúc của mình về người thân. Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vậng dụng cao Tổng số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Văn học 4 1đ 4 1đ Tiếng Việt 2 0, 5đ 5 1,25đ 2 0, 5đ 9 2,25đ Tập làm văn 2 0,5đ 1 0,25đ 1 6đ 3 0,75đ 1 6đ Tổng cộng 4đ 6đ
Tài liệu đính kèm: