Đề kiểm tra học kì 1 (năm học 2008 – 2009) môn Ngữ văn 8

Đề kiểm tra học kì 1 (năm học 2008 – 2009) môn Ngữ văn 8

Câu 1 (2 điểm).

a. Nêu tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.

b. Hãy kể tên các truyện kí Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập một, có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Câu 2 (2 điểm).

Cho đoạn văn :

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.”.

(Trích Lão Hạc, Nam Cao)

a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu đó.

b. Chỉ rõ từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích giá trị biểu hiện của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn đó.

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 (năm học 2008 – 2009) môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG THỦY
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (NĂM HỌC 2008 – 2009)
MÔN NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài : 90 phút (không kể giao đề)
‏ 
Câu 1 (2 điểm). 
a. Nêu tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
b. Hãy kể tên các truyện kí Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập một, có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. 
Câu 2 (2 điểm). 
Cho đoạn văn :
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”.
(Trích Lão Hạc, Nam Cao)
a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu đó.
b. Chỉ rõ từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích giá trị biểu hiện của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn đó.
Câu 3 (2 điểm). 
Tóm tắt phần trích Lão Hạc bằng một đoạn văn khoảng từ 8 đến 10 dòng. 
Câu 4 (4 điểm). 
Hãy giới thiệu một loài hoa mà em yêu thích trong ngày Tết.
Hết.
Học sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài!
Không ai được giải thích gì thêm!
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG THỦY
KIỂM TRA HỌC KÌ I (NĂM HỌC 2008 – 2009)
ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN 8
Đáp án có 02 trang
Câu
Gợi ý đáp án
Điểm
Câu 1
(2,0đ)
Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
1,0 đ
Kể tên được 4 văn bản truyện kí Việt Nam: Tôi đi học( Thanh Tịnh), Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng), Lão Hạc( Nam Cao), Tức nước vỡ bờ ( Ngô Tất Tố). 
1,0đ
Câu 2
(2,0đ)
a. Câu ghép: Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
0,5đ
 - Quan hệ ý nghĩa giữa 2 vế câu : quan hệ bổ sung hoặc đồng thời.
0,5đ
b. - Từ tượng hình: móm mém - (0,25 điểm)
 - Từ tượng thanh: hu hu - (0, 25 điểm
0,5đ
 - Giá trị biểu hiện: gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao.
0,5đ
Câu 3
(2,0đ)
+ Từ 1,5 – 2 điểm : Viết đúng đoạn văn (không quá 10 dòng), không sai chính tả, ngữ pháp. Khái quát được đầy đủ nội dung và diễn biến chính của văn bản.
2,0đ
+ Từ 0,75 – 1 điểm : Viết được đoạn văn (có thể quá 10 dòng), không sai chính tả, ngữ pháp. Chưa khái quát đủ nội dung và diễn biến chính của văn bản.
+ Từ 0,25 – 0,5 điểm : Tóm tắt sơ sài, câu lủng củng, có sai chính tả. 
 Đoạn văn tham khảo: 
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão phải đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại con chó vàng làm bạn tâm tình. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đã gạt nước mắt bán cậu vàng. Tất cả số tiền dành dụm được lão gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Cuộc sống ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và khéo léo từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bã chó, nói là sẽ đánh bả một con chó và ngỏ ý rủ Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất ngạc nhiên và rất buồn khi nghe Binh Tư kể lại. Nhưng khi tận mắt chứng kiến cái chết đau đớn, quằn quại của lão Hạc thì ông giáo mới hiểu. Cả làng đều bất ngờ trước cái chết đó. Chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu vì sao lão Hạc chết tức tưởi như vậy!
Câu 4
(4,0đ)
A. Yêu cầu cần đạt:
- Kiểu bài: Văn thuyết minh kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Nội dung: Giới thiệu được đặc điểm và tác dụng của hoa. Ý nghĩa của loài hoa đó trong ngày Tết.
- Diễn đạt: Chú ý sử dụng các chi tiết, từ ngữ, câu văn chính xác; khi cần thì sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm để làm cho bài văn sinh động.
B. Dàn bài tham khảo:
 1. Mở bài: Giới thiệu vai trò của hoa trong cuộc sống con người hoặc một nét chung, một đặc điểm nổi bật khi nhắc đến nó trong ngày Tết.
 2. Thân bài:
 - Những đặc điểm sinh học của hoa như về đài hoa, cánh hoa, nhụy hoặc nhị hoa: hình dáng thế nào, màu sắc, hương thơm ra sao...
 - Những đặc điểm về xã hội của hoa: loài hoa đó gắn bó với cuộc sống của con người như thế nào, tượng trưng cho cái gì, mang vẻ đẹp gì, vì sao được con người yêu thích, nâng niu, chăm sóc, giữ gìn...
 - Ích lợi của hoa:đối với cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần của con người, đối với sự phát triển kinh tế và văn hóa của đất nước.
3. Kết bài: Nhấn mạnh giá trị của loài hoa và bày tỏ thái độ của mình (yêu quý, trân trọng, chăm sóc, giữ gìn) đối với loài hoa đó.
C. Biểu điểm :
 - Điểm 4: Bài viết đạt được các yêu cầu trên . 
 - Điểm 2,75 đến 3,75: Bố cục rõ ràng, diễn đạt khá tốt. Trình bày khá đủ các đặc điểm và tác dụng của hoa. Có kết hợp miêu tả và biểu cảm nhưng chưa linh hoạt...
 - Điểm 2 đến 2,5: Đạt được trung bình các yêu cầu .
 - Điểm 1,5 đến 1,75: Bố cục rõ nhưng chỉ giới thiệu về loài hoa không kết hợp miêu tả và biểu cảm.
 - Điểm 1: Bài làm sơ lược. Diễn đạt lủng củng.
4,0đ
Hết.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap an va HD cham_Ngu van_8 HK1_08_09.doc