Câu 1: ( 2 điểm). Nhớ và chép lại hai khổ thơ đầu của văn bản Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ và cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ này?
Câu 2: ( 2 điểm). Xác định phép so sánh và kiểu so sánh trong các câu thơ sau?
a/ Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
( Minh Huệ)
b/ Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
( Ca dao)
Câu 3: ( 6 điểm). Có lần trong bữa cơm chiều của gia đình, em đã gây ra một việc khiến cha mẹ buồn. Em hãy kể và tả lại sự việc đó.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIÊN YÊN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008-2009 Môn thi: Ngữ Văn 6 Thời gian 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) Đề bài Câu 1: ( 2 điểm). Nhớ và chép lại hai khổ thơ đầu của văn bản Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ và cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ này? Câu 2: ( 2 điểm). Xác định phép so sánh và kiểu so sánh trong các câu thơ sau? a/ Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng. ( Minh Huệ) b/ Thân em như dải lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ( Ca dao) Câu 3: ( 6 điểm). Có lần trong bữa cơm chiều của gia đình, em đã gây ra một việc khiến cha mẹ buồn. Em hãy kể và tả lại sự việc đó. =======Hết======= ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CHẤM ( MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 – KÌ II, NĂM HỌC 2008-2009) Câu 1: ( 2 điểm) - Chép đúng 2 khổ thơ đầu của văn bản ( 1 điểm) “ Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ Lặng yên bên bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác.” - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là: Bài thơ sáng tác năm 1951 dựa trên sự kiện có thực: Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. ( 1 điểm). Câu 2: ( 2 điểm) Xác định đúng phép so sánh và kiểu so sánh của mỗi câu được 1 điểm. a/ Vế A: Bóng Bác Từ so sánh: Ấm hơn [ So sánh không ngang bằng Vế B: Lửa hồng b/ Vế A: Thân em Từ so sánh: Như [ So sánh ngang bằng Vế B: Dải lụa đào ( Học sinh có thể trình bày thành văn xuôi, nếu đúng vẫn chấm điểm). Câu 3: ( 6 điểm) * Yêu cầu chung cần đạt: a. Mở bài: Học sinh có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau, miễn là giới thiệu được khung cảnh bữa cơm gia đình vào buổi chiều. b. Thân bài: Đi sâu vào kể và tả lại sự việc ấy. - Tả quang cảnh bữa cơm chiều - Kể ra lầm lỗi của em đó là việc gì? Bắt đầu ra sao, xảy ra như thế nào, nguyên nhân? ( Do em đánh vỡ bát, đĩa, làm đổ bát canh nóng vào chân em bé) - Thái độ và cảm xúc của em lúc đó? - Thái độ và hành động của bố, mẹ trong bữa cơm đó ( dừng lâu ở phần miêu tả nét mặt, ánh mắt, lời nói của bố, mẹ) c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân sau khi câu chuyện đã xảy ra. * Biểu điểm: - Hình thức ( 1điểm): Bài viết có đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, trình bày mạch lạc, trôi chảy. - Nội dung ( 5 điểm): Mở bài: 0,5 điểm; Thân bài: 4 điểm; Kết bài: 0,5 điểm ----------------------Hết----------------------
Tài liệu đính kèm: