Đề kiểm tra chất lượng học học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 - Phòng GD & ĐT Nghĩa Hưng

Đề kiểm tra chất lượng học học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 - Phòng GD & ĐT Nghĩa Hưng

Câu 1: (5 điểm)

 “ Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào. Khổ quá, những kẻ yếu đuối, vật lộn cật lực thế mà cũng không sống nổi. Tôi đứng trong bóng nắng chiều tỏa xuống ánh nước cửa hang mà suy nghĩ việc đời như thế.”

 (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

 Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

 1. Xác định các từ láy trong đoạn văn.

 2. Xác định các thành phần câu trong câu văn sau:

Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.”

 3. Phép tu từ nhân hóa trong đoạn văn trên được tạo ra bằng cách nào? Tác dụng của phép tu từ ấy?

Câu 2: (6,0 điểm)

Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của em về đoạn văn:

 " Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông."

 (Nguyễn Tuân, Cô Tô)

Câu 3: (9 điểm)

 Câu chuyện của mùa xuân quê hương về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến, xuân về.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 - Phòng GD & ĐT Nghĩa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD -ĐT Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi 
 Nghĩa Hưng Năm học 2010 -2011
	 Môn: ngữ Văn 6
 (Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1: (5 điểm)
	“ Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào. Khổ quá, những kẻ yếu đuối, vật lộn cật lực thế mà cũng không sống nổi. Tôi đứng trong bóng nắng chiều tỏa xuống ánh nước cửa hang mà suy nghĩ việc đời như thế.”
	 (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
	Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
	1. Xác định các từ láy trong đoạn văn.
	2. Xác định các thành phần câu trong câu văn sau: 
Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.”
	3. Phép tu từ nhân hóa trong đoạn văn trên được tạo ra bằng cách nào? Tác dụng của phép tu từ ấy?
Câu 2: (6,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của em về đoạn văn:
	" Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông."
	 	 (Nguyễn Tuân, Cô Tô) 	
Câu 3: (9 điểm)
	Câu chuyện của mùa xuân quê hương về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến, xuân về.
Phòng GD - ĐT Nghĩa Hưng Hướng dẫn chấm thi Học sinh giỏi
năm học 2010-2011
 Môn ngữ Văn 6
	Yêu cầu
Điểm
Câu 1
1. Xác định từ láy (xác định đúng mỗi từ cho 0,25 đ). 
Các từ láy là: mênh mông, tấp nập, xơ xác, cãi cọ, vêu vao, bì bõm. 
1,5 
2. Xác định thành phần câu (xác định đúng mỗi thành phần cho 0,25 đ):
 Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt,
 TN CN VN TN
 nước dâng trắng mênh mông.
 CN VN
Lưu ý: - Riêng thành phần trạng ngữ, học sinh có thể xác định là Thành phần phụ;
 - Nếu học sinh chỉ xác định đúng được Thành phần chính (không xác định được CN, VN) và Thành phần phụ thì cho 1/2 số điểm = 0.75 điểm.
1,5
3. Phép tu từ nhân hóa được tạo ra bằng cách nào? Tác dụng?
- Phép tu từ được tạo ra bằng cách: 
+ Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hành động, tính chất của vật: (cua cá) tấp nập; (cò,sếu, vạc, cốc) cãi cọ om sòm. Tôi (Dế Mèn) suy nghĩ việc đời
+ Dùng từ vốn để gọi người để gọi vật: họ (cò, sếu, vạc, cốc); anh (Cò); tôi (Dế Mèn).
- Tác dụng: 
Làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, biểu thị được những tình
cảm suy nghĩ của con người, như con người.
2,0
1,0
0,5
0,5
1,0
Câu 2
Học sinh cảm nhận được: Đoạn văn là bức tranh sinh động về cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô rạng rỡ, tinh khôi, tráng lệ, dạt dào sức sống.
6,0
- Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô được đặt trong một thời gian (sau trận bão) mở ra một không gian rộng lớn bao la và trong trẻo " Sau trận bão... hết mây, hết bụi."
2,0
- Với tài năng quan sát, liên tưởng nhạy cảm, tinh tế và tài năng sử dụng ngôn ngữ giàu sức gợi hình, gợi tả... , Nguyễn Tuân đã tạo ra một loạt hình ảnh so sánh, hoán dụ, nhân hoá... táo bạo, độc đáo, bất ngờ...làm hiện ra trước mắt người đọc từng nét biến động, biến thái với màu sắc trong trẻo, rạng rỡ, tráng lệ của cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.
3,0
Tóm lại: Đoạn văn là một bức tranh thiên nhiên đẹp của một tâm hồn yêu mến cái đẹp, một tài năng sáng tạo cái đẹp, một tình yêu thiên nhiên, đất nước của nhà văn Nguyễn Tuân. 
1,0
Câu 3
a. Mở bài: 
 Giới thiệu chung về nhân vật tôi (Mùa Xuân) và sự việc (câu chuyện - truyện kể của Mùa Xuân về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến, xuân về). 
 Ví dụ: 
 Tôi là Mùa Xuân. Mọi người đều gọi tôi với cáí tên trìu mến “Mùa Xuân, Mùa Xuân ơi!”. 
 Hôm nay, Mùa Xuân sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện của mình về thiên nhiên, về con người nhé! 
1,0 
0,5
0,5
b. Thân bài: 
 Kể diễn biến sự việc: Câu chuyện của mùa xuân.
 Xác định đúng ngôi kể, đúng thứ tự, lời kể phù hợp (người kể: mùa xuân, kể theo ngôi thứ nhất: xưng “tôi” hoặc cũng có thể xưng là “Mùa Xuân”).
 Khi kể cần nêu được một số đặc trưng cơ bản, nổi bật của nhân vật “tôi” - (Mùa Xuân). 
Sau đây là một số gợi ý:
 Mùa Xuân mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên, đất trời:
 - Mỗi khi Mùa Xuân đến, thiên nhiên, đất trời giang tay chào đón như một người bạn thân vừa mới trở về. Mùa Xuân đến, tiết trời ấm áp hơn, bầu trời trong sáng hơn, mặc dù, thỉnh thoảng, trong mưa xuân vẫn có cả cái “lành lạnh” như một chút buồn từ mùa đông còn vương lại.
 - Tôi (Mùa Xuân) như nghe được sự sống đang sinh sôi, nảy nở của hạt mầm, nhìn thấy sự vươn dậy của lộc non, chồi biếc; nhìn thấy sắc màu rực rỡ của những cành đào, những bông hoa ngày Tết và cảm nhận được cái ngào ngạt của hương xuân...
 Mùa Xuân mang lại niềm vui cho con người và cuộc sống của con người:
 - Cứ mỗi dịp Tết đến Mùa Xuân rất vui vì được tận mắt chứng kiến biết bao nhiêu niềm vui, niểm hạnh phúc của con người, gia đình đoàn tụ, sum họp sau một năm tất bật, bận rộn với công việc làm ăn, với cuộc sống.
 - Mùa Xuân còn vui hơn khi biết rằng mình đã khơi dậy sức sống trong lòng người, làm cho con người thêm yêu cảnh vật, làm cho tâm hồn con người trong sáng hơn, ấm áp hơn. 
 - Mùa Xuân thật hạnh phúc vì đã góp phần đem đến cho con người sự no ấm, đầy đủ về cuộc sống vật chất 
 - Không những thế Mùa Xuân còn biết gieo vào lòng người mơ ước về một tương lai tươi sáng, về một ngày mai tốt đẹp. 
Lưu ý: Học sinh có thể có những cách tưởng tượng khác nhau , những cách kể chuyện khác nhau ...nhưng hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa.
7,0
3,0
1,5
1,5
4,0
1,0
1,0
1,0
1,0
c. Kết bài:
- Kể sự việc kết thúc:
Mùa Xuân đến và đi như là một quy luật vĩnh hằng, quy luật tuần hoàn của trời đất... 
- Tình cảm của Mùa Xuân với thiên nhiên và con người:
 Mọi người đều yêu mến Mùa Xuân đến nên Mùa Xuân càng bâng khuâng, lưu luyến mỗi khi tạm biệt các bạn. Mùa Xuân sẽ trở lại cùng các bạn, ở mãi trong lòng các bạn... 
1,0
0,5
0,5
Lưu ý chung:	
1. Điểm thành phần ở tất cả các ý nhỏ đều có thể cho điểm lẻ đến 0,25
2. Điểm trừ (áp dụng riêng đối với mỗi câu (câu 2 và 3):
 Sai từ 8 đến 10 lỗi câu, chính tả, dùng từ trừ 0,5 điểm; Sai quá 10 lỗi trừ 1,0 điểm.	

Tài liệu đính kèm:

  • docDe va dap an HSG van 6.doc