Câu 1(2 điểm)
- Khi nào có ma sát lăn? Cho 01 ví dụ.
- Khi nào có ma sát trượt? Cho 01 ví dụ.
Câu 2(2 điểm)
Dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng sau đây:
- Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng người về bên trái.
- Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại.
Câu 3(1,5 điểm)
Nêu 3 hiện tượng sẽ xảy ra nếu không có ma sát. Hãy tìm cách làm tăng ma sát trong từng trường hợp.
Câu 4 (1,5 điểm)
Biểu diễn lực sau đây:
a) Một lực kéo 25 000N tác dụng lên xe lăn B theo phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái (tỉ xích 1cm ứng với 5 000N).
b) Quả cầu nặng 2kg, được treo vào sợi dây cố định. Hãy biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên quả cầu. Chọn tỉ xích 10N ứng với 1cm.
Câu 5(3 điểm)
Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2(m/s). Quãng đường tiếp theo dài 1,95km, người đó đi hết 1800s. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường.
PHÒNG GD&ĐT PHỤNG HIỆP TRƯỜNG THCS BÚNG TÀU ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2012-2013 MÔN VẬT LÝ 8 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian chép đề) Câu 1(2 điểm) Khi nào có ma sát lăn? Cho 01 ví dụ. Khi nào có ma sát trượt? Cho 01 ví dụ. Câu 2(2 điểm) Dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng sau đây: Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng người về bên trái. Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại. Câu 3(1,5 điểm) Nêu 3 hiện tượng sẽ xảy ra nếu không có ma sát. Hãy tìm cách làm tăng ma sát trong từng trường hợp. Câu 4 (1,5 điểm) Biểu diễn lực sau đây: Một lực kéo 25 000N tác dụng lên xe lăn B theo phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái (tỉ xích 1cm ứng với 5 000N). Quả cầu nặng 2kg, được treo vào sợi dây cố định. Hãy biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên quả cầu. Chọn tỉ xích 10N ứng với 1cm. Câu 5(3 điểm) Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2(m/s). Quãng đường tiếp theo dài 1,95km, người đó đi hết 1800s. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường.ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KH I - VẬT LÝ 8 NH: 2012-2013 *Câu 1(2 điểm): Ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. Ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. Cho 2 ví dụ, mỗi ví dụ đúng được 0,5đ. *Câu 2(2 điểm) Dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng : Khi ô tô đột ngột rẽ phải, do quán tính, hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp tục theo chuyển động cũ nên bị nghiêng người về bên trái. (1đ) Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân chạm đất bị dừng lại, nhưng người còn tiếp tục chuyển động theo quán tính nên làm chân bị gập lại. (1đ) *Câu 3(1,5 điểm) Nếu không có ma sát Cách làm tăng ma sát - Phấn không viết được trên bảng. - Tăng độ nhám của bảng. - Khi quẹt diêm không phát ra lửa - Phủ lớp cát mịn lên bề mặt hộp diêm - Khi phanh gấp, ô tô không dừng lại - Tăng độ sâu khía rãnh mặt lốp xe. được (Mỗi ý đúng được 0,25 điểm) Câu 4(1,5 điểm) A m = 2kg => P= 20N F1 T P *Câu 5(3 điểm) Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2(m/s). Quãng đường tiếp theo dài 1,95km, người đó đi hết 1800s. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. Cho biết s1 = 3 km = 3 000 m v1 = 2 (m/s) s2 = 1,95 km = 1950m (0,5đ) t2 = 1800 s vtb = ? Giải Thời gian đi hết quãng đường đầu là: t1 = s1: v1 = 3000 : 2 = 1500(m/s) (1đ) Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là: (1,5đ)
Tài liệu đính kèm: