Câu 3: Tên người nào dưới đây viết đúng quy tắc viết hoa?
A. Hoàng Thảo Nguyên. B. Bùi thị Hải Yến.
C. Trần xuân ngọc lan. D. Ngô Ngọc trần Anh
Câu 4: Ngày giỗ của các vua Hùng gợi cho người Việt Nam suy nghĩ gì?
A. Nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng,
B. Nhớ về nguồn gốc, quê hương mình.
C. Nhớ về truyền thống đoàn kết, xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc mình.
D. A,B,C đều đúng.
Câu 5: Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “cái bọc trăm trứng” là gì?
A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.
B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văng Lang.
C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.
D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.
Phòng GD& ĐTNgọc Hồi KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2011-2012 Trường THCS Ngô Quyền Môn: Ngữ văn 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề 2 I. Trắc nghiệm: .(4 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau. Câu 1: Chi tiết sau gợi tên truyện nào? Đỉnh núi ba Vì, nơi Mị Nương theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. B. Thánh Gióng. C. Truyền thuyết An Dương Vương. D. Bánh chưng, bánh giầy. Câu 2: Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. Lao xao. B. Xao xác. C. Tứ tuần. D. Lác đác. Câu 3: Tên người nào dưới đây viết đúng quy tắc viết hoa? A. Hoàng Thảo Nguyên. B. Bùi thị Hải Yến. C. Trần xuân ngọc lan. D. Ngô Ngọc trần Anh Câu 4: Ngày giỗ của các vua Hùng gợi cho người Việt Nam suy nghĩ gì? A. Nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng, B. Nhớ về nguồn gốc, quê hương mình. C. Nhớ về truyền thống đoàn kết, xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc mình. D. A,B,C đều đúng. Câu 5: Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “cái bọc trăm trứng” là gì? A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam. B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văng Lang. C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc. D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà. Câu 6: Chọn từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu ghép sau: Tôi .học nhiều, tôi ..thấy mình biết còn ít quá. A. Nào - ấy. B. Chưa – đã. C. Càng – càng. D. Đâu – đấy. Câu 7: Từ nào viết sai chính tả? A. Xúc đất. B. Cảm xúc. C. Xúc miệng. D. Hàm súc. Câu 8: Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta? A. Vũ khí hiện đại để giết giặc. B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước. B. Tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm. D. Tình làng nghĩa xóm. II. Tự luận. .(6 điểm) Câu 1: (1 điểm) Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau: Sáng sớm, bà con trong các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng. Câu 2: (5 điểm) Hôm nay, em đi học sớm hơn thường lệ và có dịp đứng ngắm ngôi trường thân thương đã gắn bó với em suốt nhiều năm qua. Hãy tả lại ngôi trường của em? Duyệt của PGD Duyệt của Chuyên môn nhà trường ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2011 – 2012 MÔN NGỮ VĂN 6 Đề 2 I. Trắc nghiệm. (4 điểm). (Mỗi câu đúng 0.5 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 A 0.5 2 C 0.5 3 A 0.5 4 D 0.5 5 D 0.5 6 C 0.5 7 B 0.5 8 B 0.5 II. Tự luận. (6 điểm). Câu Nội dung trả lời Điểm 1 Sáng sớm, bà con trong các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng. TN CN VN 1 2 Học sinh viết được bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: Thể loại : Văn miêu tả - tả cảnh. Đối tượng miêu tả: Cảnh ngôi trường. Bài văn viết được theo dàn ý: a/ Mở bài: Giới thiệu cảnh em định tả là cảnh gì (Cảnh ngôi trường) b/ Thân bài: Tả bao quát ngôi trường (tả từ xa tới gần) Tả chi tiết: + Tả sân trường. + Tả cây cối ở sân trường. + Tả vườn trường. + Tả tòa nhà chính có các phòng học và phòng chức năng. c/ Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về ngôi trường. *Biểu điểm chấm bài văn: -4-5 điểm: Bài làm đúng thể loại, bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc. -2-3 điểm: Bài làm đúng thể loại, bố cục rõ ràng, mạch lạc, sai vài lỗi chính tả. -1-2 điểm: Bài làm sơ sài, thiếu mạch lạc, còn nhiều sai sót, sai lỗi chính tả. -0 điểm: bài làm quá sơ sài, bỏ giấy trắng. 5
Tài liệu đính kèm: