Đề cương ôn thi môn Ngữ văn Khối 6 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012

Đề cương ôn thi môn Ngữ văn Khối 6 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN:VĂN MIÊU TẢ

I.Tìm hiểu chung về văn miêu tả

*Văn miêu tả là gì ?

- Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh.

-Muốn tả hay cần phải: quan sát, nhận xét, t ưởng t ượng, ví von, so sánh

1.Phương pháp tả người :

a.Muốn tả người cần

-Xác định đối tượng cầm tả.( tả chân dung hay tả người trong tư thế cần tả , làm việc )

-Quan sát, lựa chọn các chi tiết miêu tả.

-Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.

b.Bố cục : 3 phần

* Mở bài : Giới thiệu người được tả.

* Thân bài: -Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói. )

*Kết bài :Thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.

2. Phương pháp tả cảnh

- quan sát và lựa chọn được những hình ảnh tiêu biẻu cho cảnh sắc đó.

 -Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự nhất định

*Bố cục: 3 phần

 - Mở bài: giới thiệu cảnh được miêu tả.

 - Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định.

 - Kết bài: thường phát biểu cảm tưởng về cảnh sắc đó.

II.Thực hành

1. Viết đoạn văn

 Đ Ề 1: Đoạn văn miêu tả mùa thu đến

-Trời se lạnh

-Hồ nước trong xanh .

-Trời xanh ,mây trắng

-Gío thổi nhẹ .

-Hoa cúc nở trong các vườn nhà

-Hương cốm thoảng qua

ĐỀ 2: Tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương em.

- Mặt trời như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên.

- Bầu trời sáng trong, khí trời mát mẻ

- Hàng cây khẽ đung đưa trước gió, trên cành cây những chú chim hót líu lo như đón chào một ngày mới.

- Núi đồi nhấp nhô, một màu xanh ngắt

- Những ngôi nhà san sát nhau.

ĐỀ 3: Tả cảnh dòng sông

- Bầu trời - ánh nắng- không gian - thời gian tả

- Dòng sông nào.? ở đâu ?

- Mặt sông

- Hai bên bờ sông

- Điểm nổi bật của dòng sông

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Ngữ văn Khối 6 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2011-2012
Moân:: Ngöõ vaên 6
----–—----
A. VĂN HỌC:
1.Truyện và kí:
 STT
Tên tp – đoạn trích
Tác giả
Thể loại
 Nội dung 
1
Bài học đường đời đầu tiên (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí)
Tô Hoài 
Truyện 
(đoạn trích)
Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của một chàng dế thanh niên , nhưng tính tình xốc nỗi , kêu căng . Trò đùa ngỗ nghịch của dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho dế Choắt và dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình 
2
Sông nước Cà Mau 
(Đất rừng Phương Nam)
Đoàn Giỏi 
Truyện ngắn 
Cảnh quan độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi , kênh rạch bủa giăng chi chít , rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn tấp nập , trù phú họp ngay bên bờ sông 
3
Bức tranh của em gái tôi 
Tạ Duy Anh 
Truyện ngắn 
Tài năng hội họa , tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên được lòng tự ái và sự tự ti của mình 
4
Vượt Thác
(Quê Nội)
Võ Quảng 
Truyện (đoạn trích)
Hành trình ngược sông theo bồn vượt thác của con thuyền do Dương Hương Thư chỉ huy ; Cảnh sông nước và hai bên bờ , sức mạnh và vẻ đẹp của con người trong cuộc vượt thác 
5
Buổi học cuối cùng 
An Phông Xơ Đô Đê
Truyện ngắn 
Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng vùng An Dát bị phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy Ha Men qua cái nhìn tâm trạng của chú bé PhRăng
6
Cô Tô 
(Trích)
Nguyễn Tuân 
Kí 
Vẻ đẹp tươi sáng , phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vàng đảo Cô Tô và một nét sinh hoạt của người dân sống trên đảo 
7
Cây Tre Việt Nam 
Thép Mới 
Kí 
Cây tre là người bạn gần gủi , thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày , trong lao động , trong chiến đấu . Cây tre đã hình thành biểu tượng của đất nước và của dân tộc Việt Nam
8
Lòng yêu nước (Bài báo thử lửa)
I Li A Ê
Ren Bua
Tùy bút chính luận 
Lòng yêu nước khởi nguồn từ lòng yêu những vật bình thường , gần gủi từ tình yêu gia đình , quê hương  lòng yêu nước được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc
9
Lao Xao 
(Tuổi thơ im lặng)
Duy Khánh 
Hồi kí tự truyện 
Miêu tả các loài chim ở đồng quê , qua đó bộc lộ vẻ đẹp , sự phong phú của thiên nhiên ở làng quê và bản sắc văn hóa dân gian 
 2. Thơ
Học thuộc các bài thơ
-Đêm nay Bác không ngủ 
-Lượm
-Mưa
Câ u hỏi 1: Nêu nội dung của khổ thơ sau: “Rồi Bác đi dém chăn
 Từng người từng người một
 Sợ cháu mình giật thột
 Bác nhón chân nhẹ nhàng”
-Khổ thơ nói lên sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc ân cần của Bác đối với bộ đội .
 Câ u hỏi 2: “Vụt qua mặt trận
 Đạn bay vèo vèo
 Thư đề thượng khẩn 
 Sợ chi hiểm nghèo”.
Nêu nội dung của khổ thơ trên?
-Câu thơ nói lên sự ác liệt của chiến tranh và tinh thần dũng cảm, quyết hoàn thành nhiệm vụ của
 chú bé Lượm. 
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN:VĂN MIÊU TẢ
I.Tìm hiểu chung về văn miêu tả 
*Văn miêu tả là gì ?
- Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh...
-Muốn tả hay cần phải: quan sát, nhận xét, t ưởng t ượng, ví von, so sánh
1.Phương pháp tả người :
a.Muốn tả người cần 
-Xác định đối tượng cầm tả.( tả chân dung hay tả người trong tư thế cần tả , làm việc )
-Quan sát, lựa chọn các chi tiết miêu tả.
-Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
b.Bố cục : 3 phần
* Mở bài : Giới thiệu người được tả.
* Thân bài: -Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói... )
*Kết bài :Thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.
2. Phương pháp tả cảnh
- quan sát và lựa chọn được những hình ảnh tiêu biẻu cho cảnh sắc đó.
 -Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự nhất định 
*Bố cục: 3 phần
 - Mở bài: giới thiệu cảnh được miêu tả.
 - Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định.
 - Kết bài: thường phát biểu cảm tưởng về cảnh sắc đó.
II.Thực hành
1. Viết đoạn văn
 Đ Ề 1: Đoạn văn miêu tả mùa thu đến
-Trời se lạnh 
-Hồ nước trong xanh .
-Trời xanh ,mây trắng
-Gío thổi nhẹ .
-Hoa cúc nở trong các vườn nhà 
-Hương cốm thoảng qua
ĐỀ 2: Tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương em.
- Mặt trời như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên.
- Bầu trời sáng trong, khí trời mát mẻ 
- Hàng cây khẽ đung đưa trước gió, trên cành cây những chú chim hót líu lo như đón chào một ngày mới.
- Núi đồi nhấp nhô, một màu xanh ngắt
- Những ngôi nhà san sát nhau...
ĐỀ 3: Tả cảnh dòng sông
- Bầu trời - ánh nắng- không gian - thời gian tả
- Dòng sông nào..? ở đâu?
- Mặt sông
- Hai bên bờ sông
- Điểm nổi bật của dòng sông
2. Viết bài văn
ĐỀ 1: Tả một ngày mùa đông mưa phùn giá rét.
a. Mở bài : Giới thiệu chung về một ngày mùa đông mưa phùn giá rét ...
b. Thân bài : 
- Mùa đông giá rết đến : mưa ,gió .
- Miêu tả cảnh trời âm u mây đen phủ . -Gío lạnh thổi về, mưa nhỏ rơi liên tục.
-Cảm giác giá lạnh, mặc áo ấm .
-Đường trơn ,xe vắng ,người trùm áo mưa đi lại vội vàng .
-Những kỷ niệm mùa đông: ngô rang, khoai nướng ấm cúng .
c. Kết bài : cảm nghĩ của bản thân về một ngày mùa đông
( đầy ấn tượng, không bao giờ quên )
ĐỀ 2: Em hãy miêu tả cảnh bão lụt ở quê em hoặc qua truyền hình báo chí hay nghe kể lại 
a.Mở bài : 
Giới thiệu cơn bão số ? vừa qua là một nổi kinh hoàng...
b.Thân bài:
-Quê hương em mới đây đẹp như tranh 
-Bão tràn về lúc mười giờ tối 
-Qua một ngày đêm tàn phá : xơ xác, tiêu điều.
-Nhà dân sơ tán..an toàn
-Tiếng gọi nhau ơi ới
-Gió mạnh : Cây bật gốc ,vài ngôi nhà đổ 
-Bà con ,thanh niên chống bão.
-Đê vỡ ,nước mạnh ,cuốn đi tất cả 
-Đội cứu hộ, phi cơ, khẩn trương phong toả cứu người
c.Kết bài:
-Bão qua ,mọi người chưa hết kinh hoàng
-Tình cảm của cả nước đối với quê em
Đề 3: Tả một cụ già cao tuổi
a. Mở bài: Khái quát về tuổi tác,tính tình...
b.Thân bài:
Tả chi tiết :
-Tiếng nói trầm vang,thều thào ,yếu ớt.
-Mắt tinh tường lay láy (chậm chạp,lờ đờ, đùng đục...)
-Tóc rụng lơ thơ,bạc như cước
-Da nhăn nheo,nhưng đỏ hồng hào (đồi mồi,vàng vàng...)
-Chân tay gầy guộc,gân guốc
-Hay lam ,hay làm ít ngủ.
c.Kết bài: 
-Lòng yêu quí, kính trọng
-Mong cụ sống lâu...
Đề 4: Tả cô giáo say sưa giảng bài trên lớp
a.Mở bài
- Giới thiệu về cô giáo
-Trong hoàn cảnh: Đang giảng bài
b.Thân bài: Tả chi tiết:
*Ngoại hình:
-Vóc dáng,mái tóc, gương mặt, nước da...
-Trang phục:Cô mặc áo dài, quần trắng
*Tính nết:
- Giản dị, chân thành... 
-Dịu dàng, tận tuỵ, yêu thương học sinh
-Gắn bó với nghề
*Tài năng:
-Cô dạy rất hay
-Tiếng nói trong trẻo dịu dàng, say sưa như sống với nhân vật
-Đôi mắt lấp lánh niềm vui.
-Chân bước chậm rải trên bục giảng xuống dưới lớp
-Cô như đang trò chuyện cùng chúng em.
- Giờ dạy của cô rất vui vẻ, sing động, học sinh hiểu bài
c.Kết bài:
-Kính mến cô
-Mong cô sẽ tiếp tục dạy dỗ.
PHẦN II:TIẾNG VIỆT
A. Lý thuyết:
1. Thế nào là so sánh? Có mấy kiểu so sánh? Cho ví dụ
2. Thế nào là nhân hoá? Có mấy kiểu nhân hoá?
3. Thế nào là ẩn dụ? Có mấy kiểu ẩn dụ?
4. Thế nào là hoán dụ? Có mấy kiểu hoán dụ?
5. Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho VD
6. Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là? Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là?Cho VD
7. Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là? Thế nào là câu miêu tả? Thế nào là câu tồn tại? Cho VD.
8. Nêu những lỗi thường gặp đối với chủ ngữ và vị ngữ
9. Nêu công dụng của các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
B. Bài tập:
1. Viết 1 đoạn văn có sử dụng phép so sánh
2. Chỉ ra phép nhân hoá trong đoạn trích sau:
Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộmtôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.
3. Chỉ ra ẩn dụ trong những ví dụ sau:
- Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm
- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
- Thuyền về có nhớ bến chăng
 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
4. Chỉ ra các hoán dụ trong những ví dụ sau
- Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
 - Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
 - Vì lợi ích mười năm trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm trồng người
 - Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
I.TIẾNG VIỆT
A.Lý thuyết
1. So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Có 2 kiểu so sánh: 
So sánh ngang bằng. 	VD: Cô giáo như mẹ hiềnà A = B
So sánh không ngang bằng	VD: Hà cao hơn Vân à A không bằng B
2. Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vậtbằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
Có 4 kiểu nhân hoá:
Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật
Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
Ví dụ: Hàng bưởi đu đưa bế lũ con
 Đầu tròn trọc lốc
3. Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Có 4 kiểu ẩn dụ:
Ẩn dụ phẩm chất
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ẩn dụ hình thức
Ẩn dụ cách thức
4. Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Có 4 kiểu hoán dụ
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
Lấy bộ phận để gọi toàn thể.
5. Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu hoặc tả, kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. 
6. Câu trần thuật đơn có từ là:
Trong câu trần thuật đơn có từ là:
Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ(cụm DT) tạo thành. Ngoài ra tổ hợp giữa từ là với động từ(cụm ĐT) hoặc tính từ (cụm TT) cũng có thể làm vị ngữ.
 - Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải và chưa phải
***Có 4 kiểu câu trần thuật đơn có từ là:
Câu miêu tả VD: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa.
Câu đánh giá VD: Dế Mèn trêu chị Cốc là dại
Câu định nghĩa	 VD: Câu trần thuật đơn là câu được cấu tạo bởi 1 cụm C-V
Câu giới thiệu	 VD: Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều
 7. Câu trần thuật đơn không có từ là:
Trong câu trần thuật đơn không có từ là:
- Vị ngữ thường do động từ (cụm ĐT) hoặc tính từ (cụm TT) tạo thành.
 - Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.
 *** Câu miêu tả và câu tồn tại:
Những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm... của sự vật nêu ở chủ ngữ được gọi là câu miêu tả. Trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ.
Những câu dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật được gọi là câu tồn tại. Một trong những cách tạo câu tồn tại là đảo chủ ngữ xuống sau vị ngữ
8. Nêu những lỗi thường gặp đối với chủ ngữ và vị ngữ( Xem SGK trang 129 và 141)
9. Nêu công dụng của các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy
( Xem SGK trang 149 và 158)
B. Bài tập
1. Xác định phép nhân hoá trong đoạn văn:
Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộmtôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.
2. Chỉ ra ẩn dụ trong những ví dụ sau:
- Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm 	
Người cha à Bác Hồ (ẩn dụ phẩm chất)
- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ	
Mặt trời àBác Hồ (ẩn dụ phẩm chất)
 Thuyền về có nhớ bến chăng	
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền	
Bến àngười con gái 
Thuyền à người con trai (ẩn dụ phẩm chất)
3. Chỉ ra các hoán dụ trong những ví dụ sau
- Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Áo chàmà đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc (lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật)
- Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
Áo nâu : người nông dân
Áo xanh: người công nhân lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Nông thôn: vùng thôn quê
Thị thành: thành phố lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
Mười năm: thời gian trước mắt 
Trăm năm: thời gian lâu dài lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
 - Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm lấy bộ phận để gọi toàn thể
bàn tay: à người lao động
 bộ phận toàn thể

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON THI HKII VAN 6.doc