Câu 1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Thể tích của vật tăng. C. Thể tích của vật giảm.
B. Khối lượng của vật tăng. D. Khối lượng của vật giảm.
Câu 2. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách sắp xếp nào đúng?
A. Rắn , lỏng , khí C. Rắn , khí , lỏng
B. Khí , lỏng , rắn D. Khí , rắn , lỏng
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 6 NĂM HỌC 2010 – 2011 A.Trắc nghiệm(4đ) Câu 1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? Thể tích của vật tăng. C. Thể tích của vật giảm. Khối lượng của vật tăng. D. Khối lượng của vật giảm. Câu 2. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách sắp xếp nào đúng? A. Rắn , lỏng , khí C. Rắn , khí , lỏng B. Khí , lỏng , rắn D. Khí , rắn , lỏng Câu 3. Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng: Chất rắn nở ra khi nóng lên. C. Chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng Chất rắn co lại khi lạnh đi. D. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. Câu 4. Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy? Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước. C. Đốt một ngọn nến. Đốt một ngọn đèn dầu. D. Đúc một cái chuông đồng. Câu 5. Trong các đặc điểm sau đây,đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi? Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. C. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng. Không nhìn thấy được. D. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng. Câu 6. Trong suốt thời gian nóng chảy hoặc đông đặc, nhiệt độ của vật thay đổi như thế nào? Không ngừng tăng. C. Không ngừng giảm. Lúc đầu tăng, sau giảm. D. Không thay đổi. Câu 7. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng? Khối lượng của vật tăng. C. Khối lượng của vật giảm. Khối lượng riêng của vật tăng. D. Khối lượng riêng của vật giảm. Câu 8. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào đúng? A. Rắn , lỏng , khí C. Rắn , khí , lỏng B. Khí , lỏng , rắn D. Khí , rắn , lỏng Câu 9. Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi? A. Nhiệt kế rượu B. Nhiệt kế y tế C. Nhiệt kế thủy ngân. D. Cả ba nhiệt kế trên không dùng được. Câu 10. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại thường có dạng lượn sóng? Để dễ thoát nước B. Để tấm tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai B.Tự luận.(6đ) I. Trả lời lí thuyết 1. Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí? 2/ So Sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí? 3/Những dụng cụ giúp làm thay đổi độ lớn và hướng của lực 4/ Khi co dãn vì nhiệt nếu gặp vật ngăn cản vật rắn sẽ như thế nào? 5/ Nêu kết luận về nhiệt kế, nhiệt giai? Hãy tính xem 300C, 370C ứng với bao nhiêu 0F?, và ngược lại 2100F = ? 0C?; 1130F = ? 0C? 6/ Sự nóng chảy, sự đông đặc là gì? Tong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật có thay đổi không? 7/ Sự bay hơi và sự ngưng tụ là gì? Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? 8/ Sự sôi là gì? Nhiệt độ sôi là gì? Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng có thay đổi không? 9/ Tại sao khi đun nóng khối lượng riêng của chất rắn, chất lỏng, chất khí giảm? II. Giải thích hiện tượng Câu 1. Tại sao khi trồng chuối hoặc trồng mía,người ta phải phạt bớt lá?(2đ) Câu 2. Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh mỏng?(2đ) Câu 3. a) Tính 300C ứng với bao nhiêu 0F.(1đ) b) Tính 1130F ứng với bao nhiêu 0C. (1đ) Câu 4. Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp,khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên? Câu 5. Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng?Tại sao khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan? ĐÁP ÁN A.Trắc nghiệm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chữ cái A A D B C D D B C C B.Tự luận. I. Trả lời lí thuyết( HS tự trả lời theo SGK) II. Giải thích hiện tượng Câu 1. Khi trồng chuối hoặc trồng mía,người ta phải phạt bớt lá để giảm bớt sự bay hơi,làm cây ít bị mất nước hơn. Câu 2. Khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước sôi, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ. Câu 3. 300C = 320F + 30.1,80F = 320F + 540F = 860F 1130F= 0C = 0C = 450C Câu 4. Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng,không khí trong quả bóng bàn nóng lên,nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ. Câu 5. Sương mù thường có vào mùa lạnh. Khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan ,vì nhiệt độ tăng làm cho tốc độ bay hơi tăng.
Tài liệu đính kèm: