Đề cương ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I

Đề cương ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I

Truyền thuyết Cổ tích Ngụ ngôn Truyện cười

- Là truyện kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử thời quá khứ

 - Là truyện kể về cuộc đời của các nhân vật quen thuộc

 - Là truyện kể mượn chuyện loài vật, đồ vật, cây cốihoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người . - Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống

- Có chi tiết tưởng tượng ,kì ảo - Có chi tiết tưởng tượng kì ảo - Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý - Có yếu tố gây cười

- Có cốt lõi sự thật lịch sử, cơ sở lịch sử

- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhan dân đối với nhân dân và nhân vật lịch sử được kể

 - Thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện, cái tốt, cái lẽ phải

 - Nêu lên bài học để khuyên dạy người đời

 - Nhằm gây cười, mua vui, phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, hướng con người đến cái tốt

- Người kể, người nghe tin câu chuyện có thật . - Người kể, người nghe không tin câu chuyện có thật

 

doc 24 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NGỮ VĂN 6
A. PHẦN VĂN BẢN
*Các thể loại truyện dân gian: (định nghĩa)
I. Truyền thuyết:
Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
 II. Cổ tích :
 Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
- Nhân vật bất hạnh (như: Người mồ côi, người con riêng, người có hình dạng xấu xí);
- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
- Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch;
- Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
III. Truyện ngụ ngôn.
Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần , mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió , kín đáo chuyện con người , nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống 
IV. Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
* Đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện dân gian
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
- Là truyện kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử thời quá khứ
- Là truyện kể về cuộc đời của các nhân vật quen thuộc 
- Là truyện kể mượn chuyện loài vật, đồ vật, cây cốihoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người .
- Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống 
- Có chi tiết tưởng tượng ,kì ảo 
- Có chi tiết tưởng tượng kì ảo 
- Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý 
- Có yếu tố gây cười 
- Có cốt lõi sự thật lịch sử, cơ sở lịch sử
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhan dân đối với nhân dân và nhân vật lịch sử được kể 
- Thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện, cái tốt, cái lẽ phải 
- Nêu lên bài học để khuyên dạy người đời 
- Nhằm gây cười, mua vui, phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, hướng con người đến cái tốt 
- Người kể, người nghe tin câu chuyện có thật .
- Người kể, người nghe không tin câu chuyện có thật 
* Hệ thống kiến thức các văn bản ở các thể loại truyện dân gian
Thể loại
Tên truyện
Nhân vật
chính
Chi tiết tưởng tượng kì ảo
Nghệ thuật
Ý nghĩa
Truyền thuyết
CRCT
LLQ, ÂC
*Nguồn gốc và hình dạng của LLQ, ÂC và việc sinh nở của ÂC
*Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo 
-Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh
*Ngợi ca nguồn gốc cao quí của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta.
BCBG
Lang Liêu
*LL được thần mách bảo: "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo”
*Sử dụng chi tiết tưởng tượng 
- Lối kế chuyện theo trình tự thời gian.
*Suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước
Thánh Gióng
Thánh Gióng
*Sự ra đời kì lạ và tuổi thơ khác thường.
-Ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt cùng Gióng ra trận.
-Gióng bay về trời.
*Xây dựng người anh hùng giữ nước mang màu sắc thần kì với chi tiết kì ảo, phi thường, hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm hoạ xâm lăng
- Cách xâu chuổi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với hình ảnh thiên nhiên đất nước: lí giải ao, hồ, núi Sóc, tre ngà
*Ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.
ST,TT
ST, TT
*Hai nhân vật đều là thần, có tài năng phi thường
*Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh ST,TT với chi tiết tưởng tượng kì ảo
-Tạo sự việc hấp dẫn (ST,TT cùng cầu hôn MN)
-Dẫn dắt, kế chuyện lôi cuốn, sinh động 
*Giải thích hiện tượng mưa bão xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước; thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.
Sự tích Hồ Gươm
Lê Lợi- chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn
* Rùa Vàng, gươm thần
*Xây dựng tình tiết thể hiện ý nguyện, tinh thần của dân ta đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm
-Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa (gươm thần, RV) 
* Giải thích tên gọi HHK,ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hoà bình của dân tộc ta.
Cổ tích
Thạch Sanh
Thạch Sanh
*Thạch Sanh là một nhân vật có nguồn gốc xuất thân cao quí (được Ngọc Hoàng sai thái tử đầu thai làm con, thần dạy cho võ nghệ)
- Tiếng đàn (công lí, nhân ái, yêu chuộng hoà bình)
-Niêu cơm thần: (tình người, lòng nhân đạo)
-Cung tên vàng
- Sắp xếp tình tiết tự nhiên khéo léo( công chúa bị câm trong hang sâu, nghe đàn khỏi bệnh và giải oan cho Thạch Sanh nên vợ chông)
- Sử dụng những chi tiết thần kì
-Kết thúc có hậu
* Ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện
Em bé thông minh
Em bé thông minh
(nhân vật thông minh)
* Không có yếu tố thần kì, chỉ có câu đố và cách giải đố
*Dùng câu đố để thử tài-tạo tình huống thử thách để em bé bộc lộ tài năng, phẩm chất
-Cách dẫn dắt sự việc cùng mức độ tăng dần, cách giải đố tạo tiếng cười hài hước
* Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian; tạo ra tiếng cười
Cây bút thần
(truyện cổ tích Trung Quốc)
Mã Lương
(kiểu nhân vật có tài năng kì lại)
* Mã Lương nằm mơ gặp và được cho cây bút bằng vàng, ML vẽ trở nên thật
* Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật kì ảo 
- Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật tăng tiến phản ánh hiện thực cuộc sống với mâu thuẩn xã hội không thể dung hòa
- Kết thúc có hậu, thể hiện niềm tin của nhân dân vào khả năng của những con người chính nghĩa, có tài năng.
* Khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại các ác
-ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lí xã hội và khả năng kì diệu của con người.
ÔLĐCVCCV
Vợ chồng ông lão
* Hình tượng cá vàng- là công lí, là thái độ của nhân dân với người nhân hậu và những kẻ tham lam.
*Tạo nên sự hấp dẫn cho truyện bằng yếu tố hoang đường (hinh tượng cá vàng)
-Kết cấu sự kiện vừa lặp lại tăng tiến; Xây dựng hình tượng nhân vật đói lập, nhiều ý nghĩa; Kết thúc truyện quay về hoàn cảnh thực tế.
* Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
Truyện
 ngụ ngôn
Ếch ngồi đáy giếng
Ếch
* Có yếu tố ẩn dụ ngụ ý
* Xây dựng hình tượng gần gũi với đơì sống
-cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc
-Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo
* Ngụ ý phê phán những người hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ chúng ta phải biết mở rộng tầm nhìn, không chủ quna kiêu ngạo.
Thầy bói xem voi
5 thầy bói mù
* Có yếu tố ẩn dụ ngụ ý
* Cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc:
+Lặp lại các sự việc
+ Cách nói phóng đại
+Dùng đối thoại, tạo tiếng cười hài hước, kín đáo
*Khuyên con người khi tìm hiểu về một sự vật, hiện tượng phải xem xét chúng một cách toàn diện.
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
5 bộ phân của cơ thể người
* Có yếu tố ẩn dụ, ngụ ý
* Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ(mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người)
* Nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, tư, gắn bó để cùng tồn tại và phát triển,
tương trợ
Truyện cười
Treo biển
Chủ nhà hàng bán cá
* Có yếu tố gấy cười (người chủ nghe và bỏ ngay, cuối cùng cất nốt cái biển)
* Xây dựng tình huống cực đoan, vô lí (cái biển bị bắt bẻ) và cách giải quyết một chiều không suy nghĩ, đắn đo của chủ nhà hàng
-Sử dụng những yếu tố gây cười
-Kết thúc bất ngờ: chủ nhà hành cất nốt caí biển
* Tạo tiếng cười hài hước, vui vẻ, phê phán nhưnữg người thiếu chủ kiến khi hành động và nêu lên bài học về sự cần thiết phải tiếp thu ý kiến có chọn lọc.
Lợn cưới, áo mới
Anh lợn cưới và anh áo mới
* Có yếu tố gây cười (cách hỏi, cách trả lời và điệu bộ khoe của lố bịch)
* Tạo tình huống gây cười
-Mỉêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ khoe rất lố bịch của hai nhân vật
-Sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại.
* Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của-một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.
* Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết với cổ tích; giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười.
*So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích.
+ Giống nhau:
Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo.
Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính 
+ Khác nhau: 
 Truyền thuyết
- Truyền thuyết kể về các nhân vật,và sự kiện lịch sử thời quá khứ và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể .
- Người kể và người nghe tin câu chuyện là có thật
 Cổ tích
- Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội.
- Người kể và người nghe không tin câu chuyện là có thật
*So sánh NN với TC:
+ Giống nhau: 
- Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ.
+ Khác nhau: 
 Ngụ ngôn
- Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống 
 Truyện cười
- Mục đích của truyện cười là mua vui, phê phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong xã hội. 
*Văn học trung đại:
1. Con hổ có nghĩa: có hai con hổ có nghĩa
a.Nghệ thuật: 
-Sử dụng nghệ thuật nhân hoá, xây dựng mang ý nghĩa giáo huấn.
-Kết cấu truyện có sự tăng cấp khi nói về cái nghĩa của hai con hổ nhằm tô đậm tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
b.Ý nghĩa văn bản: Truyện đề cao giá trị đạo làm người: Con vật còn có nghĩa nghĩa huống chi là con người.
2. Mẹ hiền dạy con:
a-Nghệ thuật:
-Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử
-Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc.
b-Ý nghĩa:
- Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
- Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người.
3. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
a-Nghệ thuật:
-Tạo nên tình huống truyện gay cấn
-Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếu
-Xây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề truyện (nêu cao gương sáng về một bậc lương y chân chính)
b-Ý nghĩa:
- Truyện ngợi ca vị Thái y lệnh, không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.
- Câu chuyện là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.
*Lưu ý: Phần tóm tắt văn bản: các em đọc lại văn  ... t. Chuyến đi đã để lại trong tôi bao kỷ niệm khó quên.
Suốt đêm hôm trước, tôi gần như không ngủ. Tôi cứ nằm mà tưởng tượng về quê nội. Tôi chỉ nhớ mang máng đó là một vùng quê nghèo ở miền trung du. Sáng sớm tàu đã chạy, tôi nghủ lăn trong lòng mẹ vì mệt quá. Lúc tỉnh dậy bước chân đầu tiên từ tàu bước xuống là bước chân tôi đi vào nhà nội. Ngôi nhà nằm ngay cạnh đường tàu, ba gian cũ kỹ, được xây bằng thứ gạch mà lâu ngày đã bị đám rêu làm cho ngả màu xanh. Trước mặt ngôi nhà là cánh đồng lúa mới gặt xong, những gốc lúa trơ ra phơi mình dưới những cơn gió heo may.
Ăn cơm trưa xong, bố mẹ bắt tôi đi ngủ như ở trên thành phố. Đến chiều, tôi mới được mẹ cho đi chơi cùng các anh chị ở ngoài đồng. Một khung cảnh rộng mênh mông bát ngát nhìn mỏi mắt ở phía xa cũng chỉ thấy núi và mây trắng chứ không như thành phố chỉ thấy toàn nhà tầng và cao ốc. Đang cắm đầu đuổi theo con cào cào có cặp cánh màu xanh đỏ, tôi bỗng lao sầm vào một cậu bé trông người nhỏ nhắn hơn tôi khiến cậu bật phăng chiếc chạt bò. Tôi vội vàng:
- Xin lỗi cậu! Cậu có sao không?
- Không! Em không sao! Còn anh? 
- Mình cũng không sao 
Bây giờ tôi mới có dịp quan sát kỹ người bạn: cậu người nhỏ nhắn nhưng nhìn khuôn mặt xem chừng không ít tuổi hơn tôi. Nước da cậu đen nhém nhưng đôi mắt sáng có vẻ rất thông minh. Tôi chủ động làm quen:
- Mình tên là Hải, mới về đây thăm ông bà nội. Còn bạn tên gì? Bạn bao nhiêu tuổi?
- Em tên là Minh, em 12 tuổi.
 - Vậy hả? Thế là chúng mình cùng tuổi với nhau.
Sự niềm nở của Minh không ngờ đã khiến một cậu bé khó tính như tôi nhanh chóng hoà nhập với đồng quê. Minh đã chỉ cho tôi bao thú chơi ttong buổi chiều ngắn ngủi. Những thú chơi ấy đến trong mơ tôi cũng chẳng bao giờ có thể nghĩ ra. Phải chăng vì thế mà tôi đã trở thành khó tính. Và vì thế mà giờ đây tôi mới phải đeo cặp kính cận nặng nề với một mớ kiến thức không sao tiêu thụ nổi. Minh kể cho tôi biết, cậu cũng là học sinh giỏi toàn diện của trường nhưng so với tôi, Minh còn biết bao nhiêu thứ khác. Minh dạy tôi biết bắt dế đồng rồi cho một cái hộp đề chơi trò chọi dế, dạy cách thả diều, dạy cách nghe tiếng sáo để phân biệt diều nhỏ, diều to Tóm lại ở Minh, tôi thấy như có một kho những trò chơi mà tuổi thơ những ai lớn lên ở thành phố không bao giờ biết được.
Buổi chiều ngắn ngủi trôi đi nhanh chóng. Tôi chia tay người bạn mới quen để về thành phố. Trước khi đi Minh còn cho tôi một chiếc diều. Tôi cầm chiếc diều lấy làm thích thú mặc dù đem về thành phố nhà mình chẳng biết sẽ thả ở đâu.
Về đến nhà, thỉnh thoảng tôi lại viết thư về quê hỏi thăm Minh. Tôi hay kể cho Minh nghe chuyện phố phường, còn Minh lại bù đắp cho tôi những trống rỗng của tuổi thơ. Minh là người bạn mà tôi quen gần đây nhất. Tôi thật không ngờ ở cái nơi xa xôi ấy, tôi lại có được một tình bạn sâu sắc và thân thương đến vậy!
*Đề bài: Kể về một người làm việc trong trường (bác lao công, bảo vệ, cô thủ thư,...).
Tụi học sinh chúng tôi hầu như chẳng ai quan tâm đến bác lao công. Nhưng không phải vì ghét bác mà là vì hầu như chúng tôi chẳng gặp bác bao giờ. Mỗi buổi sáng khi chúng tôi đến lớp, lớp đã sạch như lau cứ như chuyện cô Tấm trong quả thị vậy. Nhưng riêng đối với tôi, ấn tượng về bác lao công thật là đặc biệt. Tất cả bắt đầu từ cái ngày chúng tôi được phân công đi lao động.
Sáng hôm ấy, sau buổi học, cô chủ nhiệm dặn chúng tôi buổi chiều đi lao động để chuẩn bị cho ngày 26/3. Buổi chiều cô có việc bận nên các em phải tự lao động theo sự phân công. Ăn trưa xong thế là tụi tôi lại vội vã đạp xe rủ nhau mang dụng cụ đến trường. Dù đến sớm nhưng vốn ham chơi, tụi con gái chúng tôi chẳng ai bảo ai quây ngồi thành một vòng tròn đủ chuyện trên trời dưới biển. Còn tụi con trai, trước khi đi đã thủ sẵn quả bóng da. Thế là đến trường các bạn đua nhau lao vào quả bóng. Sân trường buổi chiều vắng lặng chẳng có ai nên tụi tôi tha hồ đùa nghịch, la hò ầm ĩ mà chẳng ai nghĩ đến công việc phải làm. Tụi con trai còn đá bóng làm gãy cả một cành cây cảnh.
Thoáng cái đã hết quá nửa buổi chiều, lúc ấy bạn lớp trưởng mới chợt nghĩ đến nhiệm vụ được giao. Thế là chúng tôi mới cuống quýt ai làm việc nấy. Nhưng lạ thay! Khi xách nước đến những ô cửa kính để lau những vết bụi và vết bẩn lau ngày thì chúng tôi bị phát hiện ra, các ô cửa kính đều đã được lau rất sạch. Quay sang khu hiệu bộ, chúng tôi lại thấy toàn bộ khu làm việc cũng đã được quét sạch bong. Chưa kịp hiểu ra ai đã giúp chúng tôi hoàn thành côngh việc thì từ xa, tôi đã thấy bác lao công đi tới. Đáp lại lời chào của chúng tôi, bác hiền hậu mở lời: 
- Chào các cháu! Các cháu đi lao động phải không?
Bạn lớp trưởng chưa kịp trả lời, bác lao công lại tiếp:
- Thấy các cháu đang chơi vui vẻ, tiện tay bác đã giúp các cháu lo xong công việc ngày mai. Bác sợ các cháu làm không xong sẽ ảnh hưởng đến ngày kỷ niệm.
Lúc ấy, bạn lớp trưởng mới thưa:
- Chúng cháu cảm ơn bác rất nhiều! Chúng cháu ham chơi quá!
- Tuổi của các cháu là tuổi chơi, tuổi học nhưng các cháu cần nhớ khi đã được giao công việc phải chú ý để hoàn thành. Tiện đây bác cũng nhắc nhở các bạn nam, từ lần sau không được đá bóng ở sân trường vì sẽ làm hỏng cây xanh.
Chúng tôi ngoan ngoãn gật đàu rồi ra về trong lòng thầm cảm ơn bác lao công. Bác đã dạy chúng tôi bài học đầu tiên về lao động. Từ ngày ấy, các bạn lớp tôi qúy trọng bác lao công lắm. Mỗi lần đi lao động hay có dịp được gặp mặt bác lao công, tụi tôi lại xúm quanh bác hỏi chuyện như những đưas con lâu ngày mới gặp lại cha mình.
*Đề bài: Kể về một người tốt mà em biết.
Em hẳn là một người hạnh phúc khi luôn được sống trong sự yêu thương đùm bọc của tất cả mọi người. ở nhà, vì là con út nên lúc nào em cũng được mọi người chiều chuộng. ở trường, thầy cô và bạn bè cũng luôn quý mến em. Đó thật là một điều tuyệt diệt. Trong số những người tốt quanh em, thì ông nội là người mà em yêu quý nhất.
ở tuổi em có lẽ nhiều bạn sẽ gần gũi với mẹ nhiều hơn. Nhưng với em, ngoài người mẹ em rất mực kính yêu thì ông nội là người tốt nhất. Không hiểu sao em lại dễ gần ông đến vậy. Năm nay ông nội đã quá tuổi 70, nhưng vẫn giữ được vẻ quắc thước. Mái tóc của ông đã bạc đến tám phần. Vầng trán và hai đuôi mắt rất nhiều nếp nhăn ẩn chứa đằng sau một cuộc đời nhiều suy nghĩ. Từ ngày ở cùng ông, em cảm thây sông gần gũi lắm. Ông có một kho truyện cổ tích dân gian và có thể kể cho em nghe bất cứ lúc nào. Và còn lạ hơn nữa khu lúc nào ông cũng có thể sử dụng các thành ngữ hay tục ngữ dân gian. Nhiều lúc em tự hỏi không biết làm cách nào mà ông lại nhớ nhiều đến vậy. Thỉnh thoảng có lúc ông đi xa, ở nhà một mình em cứ tha thẩn mãi. Nhưng bù lại mỗi lần ông về đều có rất nhiều quà cho mấy đứa chúng em. Đó chỉ là mấy điều rất nhỏ, bên cạnh bao điều tốt đẹp mà em có thể nói về ông. Nhưng có lẽ điều khiến em quý ông nhất chính là ở cái sở thích đặc biệt của ông.
Chả là từ lúc hơn 40 tuổi, ông chọn thú chơi trồng lan cảnh. Vườn lan của ông lúc nào cũng đầy những sắc hoa. Nhưng ban đầu thực sự em cũng không thích lắm, vì so với các loài hoa khác em chẳng hiểu gì về phong lan. Có lần giúp ông tưới lan, em mới hỏi:
- Ông ơi, tại sao ông lại thích hoa lan? 
Ông nhìn em cười hiền từ rồi nói:
- Phong lan chỉ sống bằng khí trời và nước lã nên luôn thanh sạch. Nó giống như phẩm cách của những người tốt cháu ạ. Những người chơi phong lan lâu ngày có thể thay đổi đi những thói quen xấu của mình. Đó là điều làm ông rất thích phong lan.
Em không hiểu lắm về những điều ông nói nhưng những gì làm người ta tốt hẳn lên là đáng quý.
Một lần khác khi ở vườn lan, ông hỏi:
- Huyền à! Cháu có thích hoa lan không?
- Dạ! Cháu có thích nhưng cháu không hiểu hoa lan có ý nghĩa gì?
- Hoa phong lan tượng trưng cho sự tinh khiết và thanh sạch cháu ạ. Vẻ đẹp của phong lan ở chỗ, nó nở không nhiều và nở rộ như những loài hoa khác. Lan nở thường vào dịp tết và chỉ nở một lần trong năm nhưng hoa rât sbền lâu có khi đến vài tháng. Tích tụ một năm để rồi hiến cho đời một vẻ dẹp rực rỡ bền lâu chính là vẻ đẹp huyền diệu của phong lan cháu ạ!
Không biết em yêu phong lan tự bao giờ hay chính tình yêu đối với nội đã khiến em yếu quý phong lan. Tại sao không bao giờ ông giảng giải những điều đạo lý mà em vẫn học được từ ông bao điều mới lạ và bổ ích, học được ở ông, ở phong lan cái nhân đức làm người. Cuộc sống sẽ liên tục thay đổi nhưng ước gì em được sống bên ông, bên phong lan mãi mãi.
*Đề bài: Trong vai thầy Mạnh Tử, kể về người mẹ của mình.
Chào các bạn! Tôi là Mạnh Tử, giờ đây đã trở thành một bậc hiền tài nổi tiếng khắp đó đây. Nhưng các bạn biết không, để có được thành công như vậy, tôi phải cảm ơn mẹ rất nhiều. Những bài họcd dầu đời mẹ dạy tôi từ lúc ấu thơ, có lẽ đi hết cuộc đời này tôi vẫn không sao quên được.
Nhớ ngày ấy, nhà tôi ở gần nghĩa địa. Dù rất sợ ma nhưng vốn tính tò mò, một hôm tôi trốn mẹ ra nghĩa địa để xem. Tôi thấy có một đám người rất đông mặc đồ xô trắng cứ đào, lăn, chôn, khóc. Về nhà, tôi bày trò bắt chước những người kia liền bị mẹ mắng cho một trận, rồi mẹ nói: các con không thể tiếp tục ở đây được nữa!
Nhà tôi chuyển đến gần một khu chợ lớn. Tôi hàng ngày lại thấy người ta bán buôn điên đảo, liền về nhà cũng bắt chước nô nghịch làm theo. Mẹ gọi tôi vào nói:
- Con còn nhỏ, không được học đòi cách buôn bán như người ta. Vậy là nhà ta dọn đến đây cũng không hợp nữa rồi. ở đây lâu e các con hỏng mất.
Rồi mẹ lại dọn nhà đến khu trường học. Thấy các bạn nô nức đến trường, học hành chăm chỉ, tôi vội về nhà đòi mẹ mua cho sách vở để đến trường học cùng các bạn. Mẹ tôi mỉm cười. Tôi thấy bà chẳng phản đối gì.
Một hôm đang đọc sách trong nhà, tôi nghe bên hàng xóm có tiếng lợn kêu và tiếng người hô giết lợn. Tôi bèn hỏi mẹ:
- Mẹ ơi! Người ta giết lợn để làm gì hả mẹ?
- Để cho con ăn đấy!
Tôi thắc mắc suốt từ sáng đến trưa không hiểu tại sao người ta lại giết lợn lấy thịt cho mình ăn. Nhưng bữa trưa hôm ấy, mẹ cho tôi ăn cơm thịt thật.
Tôi học càng ngày càng tiến bộ nhưng vẫn chưa quên thói mải chơi. Một hôm tôi bỏ học đi câu cá. Nửa buổi, tôi đã mang một xâu cá lớn về nhà nhưng không ngờ mẹ biết tôi bỏ học. Bà nhìn thẳng vào tôi rồi liền tay lấy dao cắt đứt đôi miếng vải đang nằm trên khung củi. Bà nhắc nhở:
- Con đang học mà bỏ đi chơi thì cũng như miếng vải kia đang dệt mà bị cắt đôi ra vậy!
Từ đó, tôi ngoan ngoãn không còn ham chơi nữa. Đấy! Những bài học mà mẹ dạy tôi là như thế đó. Lúc đầu tôi cũng không hiểu tại sao mẹ lại dạy tôi như vậy. Sau này tôi mới bết, môi trường giáo dục có ý nghĩa quan trọng vô cùng. Mẹ đã lấy chính bản thân mình làm tấm gương soi sáng. Nó giúp tôi tu chí để có được ngày hiển đạt hôm nay.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP NGU VAN 6 HOT.doc