Đề cương ôn tập học kỳ II - Môn Ngữ Văn - Năm học 2011-2012

Đề cương ôn tập học kỳ II - Môn Ngữ Văn - Năm học 2011-2012

 II .Bài tập: Làm lại các bài tập sau mỗi bài học của nội dung ôn tập phần lí thuyết trên.

B.VĂN BẢN

 * Thơ:

1/ Đêm nay Bác không ngủ:

a/Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta đối với Bác

b/ Thể thơ năm chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.

- Lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.

- Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc hoạ hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu.

 2/ Lượm

 a/ Bắng cách kết hợp kể và tả, cảm bài thơ khắc họa hình ảnh nhân vật Lượm hồn nhiên vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Em hi sinh nhưng vẫn còn sống mãi với dân tộc.

 b/ Thơ bốn chữ, từ láy gợi hình giàu âm điệu. Thành công trong xây dựng hình tượng nhân vật.

 3/ Mưa ( HDĐT)

 a/ Cảnh thiên nhiên trước trong và sau cơn mưa rào ở làng quê và hình tượng con người mạnh mẽ phi thường.

 b/ Thơ tự do, nhịp nhanh ngắn, phép nhân hóa. Tài quan sát hồn nhiên, tinh tế và độc đáo

*Truyện -Ký

1/ Cô Tô :

a/Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô.

b/- Khắc hoạ hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo.

 - Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo.

2 / Cây tre Việt Nam.

a/ - Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với dân tộc ta. Qua đó, cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam.

Cây tre là người bạn gần gũi , thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày , trong lao động, trong chiến đấu . Cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước và của dân tộc Việt Nam

b/- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.

- Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc vừa cụ thể, vừa mang tính biểu tượng.

- Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính biểu cảm cao.

- Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hoá, điệp ngữ.

3/ Bài học đường đời đầu tiên

a/ - Đoạn trích nêu lên bài học : tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.

Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính tình xốc nỗi, kiêu căng. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Dế Mèn hối hận và đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình

 b/- Kể chuyện với miêu tả

- Hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.

- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ

- Lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 340Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II - Môn Ngữ Văn - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2011-2012
A.TIẾNG VIỆT
 I. Lí thuyết
* Từ loại:
 Phó từ: 
Các loại phó từ
* Biện pháp nghệ thuật
 1.So sánh 
a/ Khái niệm là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b/ Cấu tạo: 2vế, 4 yếu tố 
	c/ Các kiểu so sánh
	-So sánh ngang bằng
	VD: Trẻ em như búp trên cành
	-So sánh không ngang bằng
	VD: Con hơn cha là nhà có phúc
 2.Nhân hóa
a/ Khái niệm là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vậtbằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
Có 4 kiểu nhân hoá:
b/ Các kiểu nhân hóa
	-Trò chuyện tâm tình sự vật, xem sự vật như người
	VD: Buồn không hã trống?
 Trong những ngày hè
 Bọn mình đi vắng
 Chỉ còn tiếng ve
	- Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật
 VD: Ông mặt trời thức giấc.
	- Dùng từ ngữ chỉ hành động , đặc điểm, tính chất của người để chỉ vật
 VD: Kiến
 Hành quân
 Đầy dường
 	3.Ẩn dụ 
a/ Khái niệm
Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b/ Có 4 kiểu ẩn dụ
Ẩn dụ phẩm chất
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ẩn dụ hình thức
 - Ẩn dụ cách thức	
	4.Hoán dụ 
a/ Khái niệm
. Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm
b/ Các kiểu hoán dụ:
	Lấy bộ phận chỉ toàn thể: Bàn tay ta làm nên tất cả
	Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.: Ngày Huế đổ máu
	Lấy vật chứa đụng để gọi vật bị chứa đụng: Cả phòng im lặng
	Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: Trường Sơn chí lớn ông cha
* Áo chàm đưa buổi phân li
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Áo chàmà đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc (lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật)
 Áo nâu liền với áo xanh
 	 Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
- Vì lợi ích mười năm trồng cây
 	Vì lợi ích trăm năm trồng người
Mười năm: thời gian trước mắt lấy cái cụ thể để 	
Trăm năm: thời gian lâu dài gọi cái trừu tượng
 5/ Tác dụng của các BPNT
 6/ So sánh :ẩn dụ và So sánh
* Câu-Thành phần câu
 1.Chủ ngữ 
	a.Khái niệm
	b.Đặc điểm
 2.Vị ngữ 
	a.Khái niệm
	b.Đặc điểm
 3. Câu trần thuật đơn
 4. Câu trần thuật đơn có từ là:
là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu hoặc tả, kể về một sự việc, sự vật hay nêu ý kiến. 
Có 4 kiểu câu trần thuật đơn có từ là:
Câu miêu tả VD: Hôm nay là một ngày trong trẻo và sáng sủa.
Câu đánh giá	 VD: Người ta là hoa đất. 
Câu định nghĩa	 VD: Câu trần thuật đơn là câu được cấu tạo bởi một cụm chủ vị.
Câu giới thiệu	 VD: Em là hoa hồng nhỏ. 
 5.Câu tồn tại:	
 6.Câu miêu tả
 7. Các cách chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
 II .Bài tập: Làm lại các bài tập sau mỗi bài học của nội dung ôn tập phần lí thuyết trên.
B.VĂN BẢN
 * Thơ:
1/ Đêm nay Bác không ngủ:
a/Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta đối với Bác
b/ Thể thơ năm chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.
- Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc hoạ hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu.
 2/ Lượm 
	a/ Bắng cách kết hợp kể và tả, cảm bài thơ khắc họa hình ảnh nhân vật Lượm hồn nhiên vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Em hi sinh nhưng vẫn còn sống mãi với dân tộc.
	b/ Thơ bốn chữ, từ láy gợi hình giàu âm điệu. Thành công trong xây dựng hình tượng nhân vật.
 3/ Mưa ( HDĐT)
 a/ Cảnh thiên nhiên trước trong và sau cơn mưa rào ở làng quê và hình tượng con người mạnh mẽ phi thường.
 b/ Thơ tự do, nhịp nhanh ngắn, phép nhân hóa. Tài quan sát hồn nhiên, tinh tế và độc đáo
*Truyện -Ký
1/ Cô Tô :
a/Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô.
b/- Khắc hoạ hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo.
 - Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo.
2 / Cây tre Việt Nam.
a/ - Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với dân tộc ta. Qua đó, cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam.
Cây tre là người bạn gần gũi , thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày , trong lao động, trong chiến đấu . Cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước và của dân tộc Việt Nam
b/- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.
- Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc vừa cụ thể, vừa mang tính biểu tượng.
- Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính biểu cảm cao.
- Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hoá, điệp ngữ.
3/ Bài học đường đời đầu tiên
a/ - Đoạn trích nêu lên bài học : tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.
Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính tình xốc nỗi, kiêu căng. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Dế Mèn hối hận và đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình
	b/- Kể chuyện với miêu tả
- Hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ
- Lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc.
 4/Vượt thác
	a/ - Vượt thác là một bài ca về thiên nhiên , đất nước quê hương, về người lao động. Từ đó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn.
Cảnh vượt thác của con thuyền trên soâng Thu Boàn làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
	b/- Phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả ngoại hình, hoạt động của con người
 Sử dụng phép nhân hoá, so sánh phong phú và có hiệu quả.
- Các chi tiết miêu tả đặc sắc, chọn lọc
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.
5/Sông nước Cà Mau
a/- Sông nước Cà Mau là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng Đất Cà Mau.
- SNCM có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc.
6/Lao xao.
a/ Bài văn cung cấp những thông tin bổ ích và lí thú về đặc điểm của một số loài chim ở làng quê nước ta. Đồng thời cho ta thấy mối quan hệ của con người với loài vật trong thiên nhiên. Bài văn đã tác động đến người đọc tình cảm yêu quý các loài vật quanh ta, bồi đắp thêm tình yêu làng quê, đất nước.
b/ - Nghệ thuật miêu tả tự nhiên, sinh động và hấp dẫn.
- Sử dụng nhiều yếu tố dân gian như đồng dao, thành ngữ.
- Lời văn giàu hình ảnh.
- Sử dụng các phép tu từ giúp hình dung cụ thể hơn về đối tượng được miêu tả.
7/ Lòng yêu nước
a/ Lòng yêu nước bắt đầu từ yêu những gì gần gũi, bình thường nhất nơi căn nhà, thôn xóm, phố xá,  của quê hương. Lòng yêu nước trở nên mãnh liệt trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đó là bài học thấm thía mà nhà văn truyền tới
- Nhớ , hiểu giá trị nội dung nghệ thuật.
- Nắm các ý chính phân tích
-Nắm đại ý văn bản, thuộc thơ.
C.TẬP LÀM VĂN
 I .Lí thuyết.
 1.Văn bản miêu tả
	-Khái niệm
	-Phân loại. Tà cảnh, tả người, tả người gắn với công việc
 2. Các yêu cầu về văn miêu tả
 II. Thực hành: Tham khảo các đề bài sau:
 - Đề 1: Hãy tả lại cảnh giờ ra chơi.
	MB: Buổi học? Tiếng trống báo hiệu.
	TB::Bắt đầu giờ chơi:Quang cảnh học sinh ra sân tập thể dục
 Tản mát khắp nơi
 Không khí náo nhiệt, vui nhộn
 Trong giờ chơi: Miêu tả các hoạt động cụ thể
 Kết thúc giờ chơi
 KB:Nêu cảm xúc, suy nghĩ
- Đề 2: Em hãy viết bài văn miêu tả người thân yêu gần gũi nhất với mình ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em)
a. Mở bài: 
Giới thiệu người thân, mối quan hệ, ấn tượng chung. 
b. Thân bài: 
Tả người thân về hình dáng, tính cách, công việc, sở thích, mối quan hệ với mọi người trong gia đình và xã hội 
c. Kết bài: 
Nêu cảm nghĩ của em đối với người thân.
- Đề 3:Hãy tả lại cảnh sum họp gia đình vào buổi tối
MB: Cảnh sum họp diễn ra ở đâu? Lúc nào? Gồm những ai? 
Quang cảnh chung như thế nào?
 TB: Miêu tà hoạt động của từng thành viên trong gia đình.
	Gợi ý:
+ Ba và ông uống trà, xem ti vi. Chia sẽ bàn bạc, công việc gia đình, xã hội. ..Xem bài cho em
	+ Mẹ xếp quần áo, đan len.
	+ Em chơi gấu bông cùng em gái
	+ Em chuẩn bị bài cho ngày mai
	KB: Cảm nhận chung về khung cảnh sum họp gia đình
Đề 3: Hãy tả lại hình ảnh cây mai vàng vào dịp tết đến xuân về.
a. Mở bài: 
Giới thiệu cây mai trồng ở đâu? Vào thời gian nào? 
b. Thân bài: 
- Tả bao quát (xa ž gần)
 (Hình dáng, kích thước, màu sắc)
- Tả chi tiết từng bộ phận: (Theo trình tự: dưới ž trên)
 (Gốc, thân, vỏ, cành, lá, hoa,) 
- Lợi ích của cây mai:
 (Tạo không khí trong lành, tạo quang cảnh đẹp đẽ, xanh tươi, tạo niềm vui cho 
con người) 
- Sự chăm sóc của con người.
c. Kết bài: 
Nêu cảm nghĩ của em (tình cảm yêu quý và sự chăm sóc) 
Đề 4:Miêu tả cô giáo em đang giảng bài.
a.Mở bài
- Giới thiệu về cô giáo
- Trong hoàn cảnh: đang giảng bài
b.Thân bài: Tả chi tiết:
* Ngoại hình:
- Vóc dáng,mái tóc, gương mặt, nước da...
- Trang phục: Cô mặc áo dài, quần trắng...
*Tính nết:
- Giản dị, chân thành... 
- Dịu dàng, tận tuỵ, yêu thương học sinh.
- Gắn bó với nghề.
*Tài năng:
- Cô dạy rất hay.
- Tiếng nói trong trẻo dịu dàng, say sưa như sống với nhân vật
- Đôi mắt lấp lánh niềm vui.
- Chân bước khoan thai trên bục giảng, xuống dưới lớp.
- Cô như đang trò chuyện cùng chúng em.
- Giờ cô dạy rất vui vẻ, sinh động, học sinh hiểu bài
c.Kết bài:
- Kính mến cô. Mong cô sẽ tiếp tục dạy dỗ.
Đề 5: Cảnh đêm trăng
Mở bài: 
Giới thiệu đêm trăng đẹp. 
Thân bài: . 
- Cảnh trước khi trăng lên.
- Khi trăng vừa lên
- Trăng lên cao hẳn.
- Cảnh trăng về khuya. 
Kết bài:
Cảm nghĩ của em về đêm trăng.
Đề 6: Hãy tả lại một em bé chừng bốn năm tuổi
a. Mở bài: 
Giới thiệu em bé chừng bốn ž năm tuổi: gặp ở đâu? Lúc nào? 
b.Thân bài:
- Tả hình dáng (tuổi tác, tầm vóc, cách ăn mặc,) 
- Tả chi tiết: (đầu, mình, tay, chân, ) 
 - Tả tính nết: (sự ngây thơ, đáng yêu, thích bắt chước, tập nói,)
- Hoạt động: (ngây thơ, luôn tiếp xúc với mọi người trong gia đình lúc ăn, chơi, ngủ)
c.Kết bài: 
Nêu cảm nghĩ của em (tình cảm yêu quý em bé; em bé mang lại niềm vui cho gia đình)
Đề 7: Hãy tả lại người bạn thân của em
a. Mở bài: 
Giới thiệu người bạn thân mà em quý mến (Ở đâu? Làm gì?). 
 b. Thân bài: 
Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, )
c. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về người bạn thân (Học tập và noi gương bạn được điều gì trong cuộc sống).

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG HOC KY II20112012.doc