Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Nguyễn Thu Hương

Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Nguyễn Thu Hương

1. Truyền thuyết

Là loại truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

Ví dụ: “Con Rồng cháu Tiên”, “Bánh chưng, bánh giầy”, “Thánh Gióng”, “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “Sự tích Hồ Gươm”

2. Truyện cổ tích

Là loại truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật dũng sĩ, người có tài năng kì lạ, thông minh, ngốc nghếch, động vật. Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, nềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

Ví dụ: “Sọ Dừa”, “Thạch Sanh”, “Em bé thông minh”, “Cây bút thần”, “Ông lão đánh cá và con cá vàng”

 

docx 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1024Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Nguyễn Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Nguyễn Thu Hương
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I LỚP 6
VĂN HỌC
ĐẶC ĐIỂM CÁC THỂ LOẠI
Truyền thuyết
Là loại truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Ví dụ: “Con Rồng cháu Tiên”, “Bánh chưng, bánh giầy”, “Thánh Gióng”, “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “Sự tích Hồ Gươm”
Truyện cổ tích
Là loại truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật dũng sĩ, người có tài năng kì lạ, thông minh, ngốc nghếch, động vật. Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, nềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
Ví dụ: “Sọ Dừa”, “Thạch Sanh”, “Em bé thông minh”, “Cây bút thần”, “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
Truyện cười và truyện ngụ ngôn
Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. 
Ví dụ: “Treo biển”, “Đẽo cày giữa đường”, “Lợn cưới, áo mới”
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. Ví dụ: “Ếch ngồi đáy giếng”, “Thầy bói xem voi”, “Đeo nhạc cho mèo”, “Chân, tay, tai, mắt, miệng”
Truyện trung đại
Là loại ra đời thời trung đại, thường là thể loại văn xuôi chữ Hán, nội dung phong phú, thường mang tính chất giáo huấn. Truyện vừa có sự hư cấu vừa là loại chuyện gần với kí, sử, cốt truyện đơn giản, nhân vật thường được miêu tả qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, ua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. 
Ví dụ: “Con hổ có nghĩa”, “Mẹ hiền dạy con”, “Thầy thuốc cốt ở tấm lòng”
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA CÁC TRUYỆN
Thánh Gióng
+ Nhân vật chính: Gióng, nhân vật phụ: vua, sứ giả, bố mẹ Gióng, dân làng.
+ Chi tiết tiêu biểu: Chi tiết về sự ra đời của Gióng, chi tiết Gióng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc, Gióng lớn nhanh như thồi, Góng đánh giặc và bay về trời.
+ Ý nghĩa (Ghi nhớ): Gióng là hình ảnh cao đẹp của người anh hùng đánh giặc theo quan điểm của nhân dân. Là ước mơ của nhân dân về sức mạnh tự cường dân tộc.
Sơn Tinh, Thủy Tinh
+ Nhân vật chính: Sơn Tinh, Thủy Tinh, nv phụ: vua Hùng, Mị Nương.
+ Chi tiết tiêu biểu: vua Hùng kén rể, cuộc giao tranh của Sơn Tinh và Thủy Tinh
+ Ý nghĩa: Giải thích hiện tượng mưa, gió, bão, lụt. Phản ánh sức mạnh và ước mơ chiến thắng thiên tai, bão lụt của nhân dân. Ca ngợi công lao trị thủy của cha ông ta. Khẳng định một chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
Sự tích Hồ Gươm
Nhân vật chính: Lê Lợi. Nhân vật phụ: đức Long Quân, Lê Thận, Rùa Vàng.
Chi tiết tiêu biểu: Lê Thận vớt được lưỡi gươm, Lê Lợi ghép được gươm, Lê Lợi thắng quân Minh, Rùa Vàng lên đòi gươm.
 Ý nghĩa truyện: Đề cao tính chất toàn dân, tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc. Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm.
Thạch Sanh 
Nhân vật chính: Thạch Sanh, Lý Thông. Nhân vật phụ: Ngọc Hoàng, Chằn tinh, mẹ Lý Thông, vua, công chúa, đại bàng, quân lính, quân sĩ mười tám nước chư hầu.
Chi tiết tiêu biểu: Sự ra đời của Thanh Sanh, Thạch Sanh giết chằn tinh, giết đại bàng cứu công chúa, bị bắt vào ngục và được giải oan, thu phục quân chư hầu.
Ý nghĩa: Ca ngợi cái thiện, phê phán cái ác. Ước mơ công bằng, nhân đạo, hạnh phúc.
Em bé thông minh
Nhân vật chính: em bé. Nv phụ: viên quan, vua, cha, dân làng, triều thần, sứ thần
Chi tiết tiêu biểu: em bé gải đố câu hỏi của viên quan, hai câu hỏi của vua, sứ thần.
Nội dung: Ca ngợi trí thông minh, sự hồn nhiên, hóm hỉnh của người bình dân. Đề cao kiến thức dân gian, kiến thức thực tế.
Nghệ thuật; kết cấu xâu chuỗi các sự việc tạo nên sự hấp dẫn, bất ngờ, tiếng cười vui vẻ.
Ếch ngồi đáy giếng
Nvc: ếch, nvp: nhái, cua ốc, trâu
Chi tiết: Ếch kiêu ngạo khi ở trong giếng, ếch bị dẫm bẹp khi ra khỏi giếng.
Ý nghĩa: Mượn chuyện vật để khuyên răn con người. Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huyênh hoang. Khuyên nhủ con người phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.
Thầy bói xem voi
Nv: 5 thầy bói mù
Chi tiết tb: Các thầy mù xem voi và phán về voi, các thầy tranh luận đến đánh nhau.
Ý nghĩa: Phê phán nghề thầy bói, khuyên người ta muốn hiểu đúng sự việc phải nghiên cứu nó một cách toàn diện. Mượn chuyện không bình thường của con người để rút ra bài học sâu sắc.
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Nv: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Chi tiết tiêt biểu: Chân, Tay, Tai, Mắt quyết không làm lụng, sống chung cùng lão miệng, cả bọn nhận hậu quả rồi đi xin lỗi lão Miệng và sống như xưa.
Nội dung: Muốn tồn tại, muốn phát triển phải dựa vào nhau và đoàn kết.
Nghệ thuật: nhân hóa các bộ phận con người để nói chuyện con người.
Treo biển
Nvc: nhà hàng, nvp: người qua đường, người khách, người láng giềng
Chi tiết: treo biển, chữa biển, cất biển.
Ý nghĩa: cười những người không có chủ kiến, không suy xét kĩ mà làm theo ý kiến người khác, dẫn đến hỏng việc. Truyện là tiếng cười chế giễu, phê phán nhẹ nhàng, tiếng cười mua vui.
 Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
Nhân vật chính: Thái y lệnh Phạm Bân. Nvp: người nhà người bệnh nặng, quan Trung sứ.
Nội dung: Người thầy thuốc chân chính là người có tài trị bệnh, có lòng nhân đức. Y đức của người thầy thuốc chân chính là trị bệnh vì người chứ không vì mình.
Nghệ thuật: Khai thác tình huống đối lập để làm rõ tính cách nhân vật. Ghi chép người thật, việc thật để giáo dục trực tiếp.
ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI QUA MỖI TRUYỆN 
Tại sao “Thánh Gióng” được coi là truyền thuyết?
Đây là loại truyện dân gian về các nhân vật vua Hùng Vương thứ sáu, Thánh Gióng. Truyện dựa trên sự thực lịch sử có sự kiện giặc Ân kéo đến xâm chiếm nước ta nhưng bị vua và dân nước Việt chống lại và chiến thắng nên truyện này có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Truyện “Thánh Gióng” có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Đó là chi tiết như bà mẹ ướm chân thụ thai, Gióng lớn nhanh như thổi, Gióng bay về trời
Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Gióng là hình ảnh cao đẹp của người anh hùng đánh giặc theo quan điểm của nhân dân. Là ước mơ của nhân dân về sức mạnh tự cường dân tộc.
Tại sao “Treo biển” được coi là truyện cười?
Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. Truyện “Treo biển” là một truyện cười đầy ý nghĩa.
Truyện này cười những người không có chủ kiến, không suy xét kĩ mà làm theo ý kiến người khác, dẫn đến hỏng việc. Truyện là tiếng cười chế giễu, phê phán nhẹ nhàng, tiếng cười mua vui.
Tại sao “Ếch ngồi đáy giếng” là truyện ngụ ngôn?
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. “Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn khá tiêu biểu.
Truyện này là truyện được viết bằng văn xuôi, kể về con ếch nhưng để nói tới con người. Mượn chuyện con ếch vênh váo rồi bị chết thảm để khuyên răn con người. Truyện phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huyênh hoang. Khuyên nhủ con người phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.
BTVN: Học thuộc kiến thức, tóm tắt lại các truyện đã học (mỗi bài khoảng 7 dòng)
TIẾNG VIỆT
CẤU TẠO TỪ
TỪ MƯỢN
NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
CÁC TỪ LOẠI
DANH TỪ
ĐỘNG TỪ
TÍNH TỪ
SỐ TỪ
LƯỢNG TỪ
CHỈ TỪ
CÁC CỤM TỪ
CỤM DANH TỪ
CỤM ĐỘNG TỪ
CỤM TÍNH TỪ
LÀM VĂN
VĂN TỰ SỰ
ĐỊNH NGHĨA, MỤC ĐÍCH
DÀN BÀI
NGÔI KỂ
THỨ TỰ KỂ
DẠNG ĐỀ VĂN TỰ SỰ
KỂ LẠI MỘT TRUYỆN DÂN GIAN ĐÃ HỌC
KỂ LẠI MỘT TRUYỆN TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY
KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
ĐỀ THI THỬ

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 15 Bai kiem toa tong hop cuoi hoc ki I.docx