Đề cương ôn tập học kỳ I - Lớp 9

Đề cương ôn tập học kỳ I - Lớp 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9

 I/TIẾNG VIỆT:

1)Các phương châm hội thoại:

Phương châm về lượng Phương châm về chất Phương châm về quan hệ Phương châm về cách thức Phương châm về lịch sự

Khi giao tiếp, cần nói có nội dung nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

LT: SGK/10 Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực

LT: SGK/10 Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề

LT: SGK/23

 Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.

LT: SGK/23 Khi giao tiếp,cần tế nhị và tôn trọng người khác.

LT: SGK/23

Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:

-Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm và tình huống giao tiếp.

-Những trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại: có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

+Người nói vô ý vụng về, thiếu văn hóa

+Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn

+Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

2)Xưng hô trong hội thoại:

+Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

Người nói cần căn cứ vào đối tượng và cá đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

Ví dụ:-Đối với người trên vai

- Đối với bạn bè: cậu- tớ, bạn- tớ, gọi tên bạn

-Trong hội nghị, trong lớp

 

doc 13 trang Người đăng thu10 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I - Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9
	I/TIẾNG VIỆT:
1)Các phương châm hội thoại:
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm về quan hệ
Phương châm về cách thức
Phương châm về lịch sự
Khi giao tiếp, cần nói có nội dung nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
LT: SGK/10
Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực
LT: SGK/10
Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
LT: SGK/23
Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
LT: SGK/23
Khi giao tiếp,cần tế nhị và tôn trọng người khác.
LT: SGK/23
Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:
-Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm và tình huống giao tiếp.
-Những trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại: có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
+Người nói vô ý vụng về, thiếu văn hóa
+Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn
+Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
2)Xưng hô trong hội thoại:
+Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
Người nói cần căn cứ vào đối tượng và cá đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Ví dụ:-Đối với người trên vai
- Đối với bạn bè: cậu- tớ, bạn- tớ, gọi tên bạn
-Trong hội nghị, trong lớp 
Luyện tập: SGK/39,40
3)Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?	
Có 2 cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
+Cách dẫn trực tiếp: nhắc lại nguyên vẹn lời nói, hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật- lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
+Cách dẫn gián tiếp: thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
*Luyện tập: SGK/54,55
4)Sự phát triển của từ vựng? Cho ví dụ minh hoạ từng cách?
 +Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. 
-Có hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
Ví dụ:Sau chân theo một vài thằng con conà Từ chân được dùng với nghĩa gốc
	Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân à Từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
	Lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự Hội khỏe Phù Đổng à Từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ
*Luyện tập: SGK/56,57.
+Tạo từ ngữ mới làm cho vốn từ ngữ tăng lên
Ví dụ: Điện thoại di động, sở hữu trí tuệ
+Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán, ngoài ra còn có tiếng Châu Aâu: Anh, Pháp, Nga
*Luyện tập: SGK/74,75
5)Thuật ngữ là gì? Nêu đặc điểm của thuật ngữ?
-Thuật ngữ: Là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
+Đặc điểm: Trong mỗi lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và mỗi khái niệm chỉ biểu thị bằng một thuật ngữ.
-Thuật ngữ không có tính biểu cảm. *Luyện tập: SGK89,90
6)Trau dồi vốn từ.
-Muốn sử dụng tốt tiếng Việt ta phải trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ
+Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ. *Luyện tập: SGK/101,102.
7)Thế nào là từ đơn?Cho ví dụ? Thế nào là từ phức? Phân biệt các loại từ phức? Cho ví dụ mỗi loại?
	-Từ đơn: là từ chỉ gồm một tiếng. VD: Nhà, công, biểu, đảo 
	-Từ phức là từ gồm 2 tiếng trở lên. VD: Quần áo, đẹp đẽ
	-Từ phức gồm 2 loại: từ ghép và từ láy
+Từ ghép: gồm những từ phức tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. VD: điện máy, xăng dầu, máy khâu 
+Từ láy gồm các từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.VD: lơ lửng
8)Thế nào là thành ngữ? Cho 3 thành ngữ?
Thành ngữ : Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
-Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó, nhưng thương thông qua một số phép chuyển nghĩa như : ẩn dụ, so sánh.
-Ví dụ thành ngữ: 
+Đánh trống bỏ dùi: Làm việc không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm
+Được voi đòi tiên:Lòng tham vô độ có cái này lại đòi cái khác, cao hơn
+Nước mắt cá sấu: Hành động giả dối được che đậy một cách tinh vi, rất dễ lừa những người nhẹ dạ cả tin.
9) Trình bày khái niệm nghĩa của từ? Cho ví dụ?
-Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, quan hệ ) mà từ biểu thị Ví dụ: Cây, thuyền, biển, chạy, ăn
10)Trình bày khái niệm từ nhiều nghĩa? Trình bày khái niệm hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Các phương thức chuyển nghĩa? Cho ví dụ?
-Từ có thể có một nghĩa hay có nhiều nghĩa. 
VD:+Từ một nghĩa: xe đạp, máy nổ, bọ nẹt 
 +Từ nhiều nghĩa: chân, mũi, xuân 
-Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
+Trong từ nhiều nghĩa có:
.Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác
.Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
+Thông thường trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
VD: Mùa xuân(Nghĩa gốc) càng xuân chỉ đất nước tươi đẹp (nghĩa chuyển)
11)Thế nào là từ đồng âm? 
Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì cho nhau. VD: đường –đường đi-đường ăn.
12)Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ?
Khái niệm: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
VD: Chết- hy sinh-bỏ mạng- qua đời- từ trần 
-Từ đồng nghĩa có 2 loại:
-Trái –quảàsắc thái như nhau
-Phụ nữ-đàn bààsắc thái khác nhau.
	13)Nêu khái niệm từ trái nghĩa?Cho ví dụ?
-Khái niệm: là những từ có nghĩa trái ngược nhau
-Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
-Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng.
VD: Trắng đen, rách lành, to nhỏ
14)Trình bày khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? 
Nghĩa của một từ có thể rộng hơn (khái quát hơn)hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
-Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
-Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
-Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng hơn với từ ngữ này, đồng thời lại có nghĩa hẹp hơn đối với một từ ngữ khác.
15)Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ?
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
VD: Tay 
-Các bộ phận của tay: bàn tay, cổ tay, cẳng tay, đốt tay, móng tay
-Hình dáng của tay: to, nhỏ, mỏng dài, ngắn
-Hoạt động của tay: sờ, nắm, cầm, giữ , bám
16)-Thế nào là từ mượn?Thế nào là từ Hán Việt?
Từ mượn: là các từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật hiện tượng, đặc điểm  mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
-Từ Hán Việt: là từ vay mượn của tiếng Hán và đọc theo cách đọc của người Việt.
17)Thế nào là biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ?
Là những từ dùng trong tầng lớp xã hội nhất định.
*Ví dụ một số biệt ngữ xã hội: 
+Giới kinh doanh: vào cầu, vào cầu lửa, sập tiệm, lên đời
+Giới thanh niên: nhìn đểu, cười đểu, xịn, sành điệu, đầu gấu, đại ca, bảo kê
18) Thế nào là từ tượng thanh? Cho ví dụ? Thế nào là từ tượng hình? Cho ví dụ?
-Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Vd: véo von, rì rầm
-Từ tượng hình: là từ gợi tả hình dáng, trạng thái của sự vật.VD:lốm đốm, lê thê, loáng thoáng
19)Trình bày các khái niệm về so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm-nói tránh, điệp ngữ và chơi chữ? Cho ví dụ minh hoạ?
	a) So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.	VD:Thân em như ớt trên cây, 
 Cang tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
b)Ẩn dụ: Là tên gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.	VD: Con cò ăn bãi rau răm, Đắng cay chịu vậy đãi đằng cùng ai.
c)Nhân hoá: Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ vốn được dùng hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật  trở nên gần gũi với con người , biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.Vd:Kiến hành quân đầy đường.
	 	 .
d)Hoán dụ: Là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt.
VD: 	Aùo chàm đưa buổi phân ly
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
e)Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
VD: 	 Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta.
g)Nói giảm, nói tránh: Là một biện pháp ... ứa trẻ
(Trích tiểu thuyết tự thuật Thời thơ ấu)
Mác xim Gor-ki
(Nga)
Kể theo ngôi thứ nhất
1913-1914
Aliơ sa cùng góp sức cứu đứa em út của bọn trẻ bị rơi xuống giếng.
-Tình cảm hồn nhiên trong sáng giữa A li ơ sa và 3 đứa trẻ hàng xóm con viên đại tá về hưu đó là tình bạn đẹp bất chấp có sự cản trở của người lớn và xã hội.
Bố cục chặt chẽ hợp lí
- Dẫn dắt tự nhiên xác đáng bằng giọng chuyện trị tâm tình của một học giả cĩ uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản
-Lựa chọn ngơn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị. 
-Nắm ý nghĩa của các văn bản trên
*Tóm tắt nội dung ngắn gọn đối với các văn bản truyện và học thuộc lòng đối với các văn bản thơ.
*Phân tích và nêu cảm nhận về các hình ảnh:
-Hình ảnh Vũ Nương trong: “Chuyện người con gái Nam Xương”
-Hình ảnh vua Quang Trung trong: “Hoàng Lê nhất thống chí”
-Hình ảnh Thuý Kiều trong: “Truyện Kiều”-Nguyễn Du
-Hình ảnh Lục Vân Tiên trong: “Truyện Lục Vân Tiên”-Nguyễn Đình Chiểu.
-Hình ảnh người lính cụ Hồ trong hai bài thơ: “Đồng chí” Chính Hữu, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Phạm Tiến Duật.
-Hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong bài thơ: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” Nguyễn Khoa Điềm.
-Hình ảnh ông Hai trong tác phẩm “Làng” Kim Lân.
-Hình ảnh anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn trong : “Lặng lẽ Sa Pa” Nguyễn Thành Long.
-Hình ảnh bé Thu trong : “Chiếc lược ngà” Nguyễn Quang Sáng.
III/TẬP LÀM VĂN
1)Văn thuyết minh
-Ôn tập lại khái niệm về văn thuyết minh ?
-Dàn ý của bài văn thuyết minh?
-Phương pháp thuyết minh?
-Vai trò, vị trí, tác dụng, của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh?
	*Hướng dẫn chung: Xác định đối tượng (về sự vật nào? Vấn đề gì?)Thuyết minh và thao tác dùng để thuyết minh (giới thiệu, trình bày, giải thích)
-Tìm hiểu đối tượng cần thuyết minh (quan sát, đọc tài liệu)
-Lựa chọn phương pháp thuyết minh: định nghĩa, so sánh, số liệu, thống kê 
-Lập dàn ý 3 phần: MB: Giới thiệu đối tượng thuyết minh 
TB: Thuyết minh lần lượt từng nội dung về đối tượng (công dụng, xuất xứ đặc điểm)
KB: Suy nghĩ về đối tượng cần thuyết minh-bài học về việc phải làm đối với đối tượng ấy.
	*Cụ thể:
	+Đối với loài cây: Đặc điểm các bộ phận của cây? Mỗi loại cây có chia thành các loại nhỏ không? Thuyết minh về quá trình trồng, chăm bón, thu hái quả; Tác dụng mỗi loại cây.
	+Loài vật: Miêu tả đặc điểm của con vật; Tập tính, thói quen của con vật; Ý nghĩa vật chất, ý nghĩa khác của con vật đó.
	+Thắng cảnh: Miêu tả lại sự đặc sắc của thắng cảnh; Ý nghĩa của di tích, thắng cảnh đó trong đời sống của quê hương và đất nước bạn nói chung.
2)Văn tự sự:
-Khái niệm về văn tự sự ?
-Dàn ý của văn tự sự?
-Vai trò, vị trí, tác dụng, của các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự?
-Trình bày yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và vai trò, tác dụng, hình thức thể hiện của các yếu tố đó trong văn bản tự sự?
-Người kể chuyện trong văn bản tự sự thường kể theo những ngôi nào? Vai trò của mỗi loại ngôi kể ra sao?
	*Hướng dẫn chung đối với bài văn tự sự:
-Xác định đề bài kể về đối tượng nào? Có cần kết hợp giữa kể với các thao tác khác(miêu tả, biểu cảm, miêu tả nôi tâm, nghị luận )không? Lựa chọn ngôi kể.
	-Lập dàn ý 3 phần: 
MB: Giới thiệu về câu chuyện sẽ kể, dẫn dắt lôi cuốn người đọc
TB: Trình bày diễn biến các sự việc
+Nhân vật chỉ có nhân vật người kể chuyện hay còn có những nhân vật khác? Có thể kết hợp giới thiệu nhân vật trong diễn biến sự việc.
+Sắp xếp trình tự các sự việc theo diễn biến trước, sau hoặc theo trình tự đảo ngược từ hiện tại về quá khứ.
+Dự định sự dụng miêu tả, miêu tả nôi tâm, độc thoại, đối thoại ở những tình tiết nào để làm gì?
KB: Suy nghĩ của mình, ấn tượng về những gì đã diễn ra trong câu chuyện. Bài học chung mà câu chuyện gợi ra 
3)Lập dàn ý các đề bài sau:
*Văn thuyết minh:
Đề 1:Cây lúa Việt Nam.
Đề 2:Cây  ở quê em.(Chọn 1 loài cây mà em yêu thích)
Đề 3: Một loài động vật, hay vật nuôi ở quê em.
Đề 4: Một nét đặc sắc trong diê tích, thắng cảnh quê em.
*Văn tự sự:
Đề 1: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Đề 2: Kể lại một giấc mơ, trong đó em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
Đề 3: Đã có lần em cùng bố, mẹ (anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.
Đề 4: Hãy kể về một lần em trót xem nhật ký của bạn.
Đề 5: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
Đề 6: Nhân ngày 20-11, kể lại cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ.
Đề 7: Kể về cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12. Trong buổi gặp gỡ đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ tổ quốc.
Đề 8: Tâm trạng của em khi để xảy ra chuyện có lỗi với bạn.
Đề 9: Kể lại nội dung tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân bằng lời kể của nhân vật ông Hai.
Đề 10: Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ vừa mang những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính cụ Hồ, đồng thời vẫn có những nét cá tính riêng khá độc đáo.
Qua hai bài thơ: “Đồng chí” Chính Hữu, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Phạm Tiến Duật em hãy làm sáng tỏ nội dung trên.
Đề 11: Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”của Nguyễn Thành Long.
Đề 12: Cảm nhận của em về hình ảnh bé Thu và tình cha con của ông Sáu trong: “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
*Lưu ý đối với các bài tập làm văn lập dàn ý, xem lại các bài luyện tập đã học.
-Phần văn bản nhật dụng xem trong SGK.
-Chú ý lại các bài tập tiếng Việt.
Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản là sự học tập của học sinh.
Dàn ý gợi ý để tham khảo
Đề 1:Thuyết minh về cây lúa
MB: Giới thiệu chung về cây lúa.
-Nêu vị trí của cánh đồng lúa.
-Giới thiệu cây lúa cần thuyết minh
TB: Giới thiệu đặc điểm bên ngoài của cây lúa.
-Hình dáng.
-Đặc điểm của thân, lá, rễ, hoa
-Những đặc tính về quá trình sinh trưởng của cây lúa (mạ, thì con gái, làm đòng, trổ bông, chín)
KB: Sự gắn bó của người dân Việt Nam với cây lúa
-Tình cảm của người viết với cây lúa.
Đề 2:Kể về một lần em mắc lỗi.
MB: Nêu sự vịec mà mình mắc lỗi
-Xảy ra bao giờ, với ai?
TB: Kể lại diễn biến câu chuyện: cần lưu ý:
+Câu chuyện làm cho người trong cuộc ân hận phải xuất phát từ những tình huống và có lý do hợp lý. Đó có thể là một hành động, lời nói vô tình, thiếu suy nghĩ, cũng có thể là một sự đối xử thiếu tế nhị, cố ý  gây khó chịu bực mình, tổn hại về vật chất, tinh thần thậm chí tính mạng cho người khác.
+Cái hay của câu chuyện phụ thuộc vào mức độ chân thành của người kể, vào sự dẫn chuyện , tạo tình huống và đặc biết là lời kể.
-Sự hối hận và xin được tha thứ
-Lời hứa không tái phạm.
KB: Nêu bài học rút ra từ sự việc trên.
Đề 3: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
MB: Lời chào, lời làm quen đầu thư.
-Nêu lý do viết thư cho bạn.
TB: Giới thiệu về sự thay đổi của ngôi trường cũ sau 20 năm
+Sự thay đổi bên ngòai: Con đường dẫn vào trường , cổng trường , sân trường, hàng cây trên sân và xung quanh trường, cột cờ, vườn hoa, màu sơn, mái ngói
+Sự thay đổi bên trong mỗi lớp: cửa sổ, bàn ghế, bảng đen
-Nêu sự gặp mặt của người viết với thầy cô giáo cũ.
KB: Bày tỏ cảm xúc của mình với ngôi trường, với thầy cô giáo cũ
-Lời chúc cuối thư.
	Đề 4: Nhân ngày 20-11, kể lại cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ.
	MB: Giới thiệu sơ lược về thầy cô giáo cũ.
	-Nêu kỷ niệm đã có giữa em với thầy cô giáo.
	TB: Kể về thầy cô với những đức tính đã gây ấn tượng cho người viết nói riêng và các bạn trong lớp nói chung: yêu thương, quan tâm đến học sinh, đến những bạn có hoàn cảnh khó khăn, an ủi học sinh khi gặp chuyện không may
-Kể lại kỷ niệm đáng nhớ giữa em với thầy cô giáo cũ
	KB: Tình cảm của người viết với thầy cô giáo: lòng biết ơn, tình yêu thương, sự kính trọng.
-Mơ ước sau này của trở thành giáo viên tận tụy yêu thương học sinh.
	Đề 5:Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
	MB: Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ (không gian, thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ)
	TB: Nội dung của cuộc gặp gỡ và trò chuyện 
+Trò chuyện về những gian khổ khó khăn mà người lính gặp phải trên đường lái xe ra mặt trận
+Lòng lạc quan, yêu đời của người lính trước sự khốc liệt của chiến trường 
-Sự khâmphục, niềm tự hào của mình về những người lái xe ấy
	KB: Nêu cảm xúc của em
	Lời hứa.
	CHÚ Ý:Trên đây chỉ là những gợi ý cho phần ôn tập- trong quá trình ôn tập phải có sự kết hợp trong SGK để ôn luyện cho tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docVANLOP 9.doc