Dạy một văn bản cụ thể ở tiết 85 văn bản Vượt thác (Ngữ văn 6 - Tập 2)

Dạy một văn bản cụ thể ở tiết 85 văn bản Vượt thác (Ngữ văn 6 - Tập 2)

Mục đích của việc dạy học văn trong nhà trường PTCS là góp phần tích cực thực hiện mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dung nhân cách con người Việt Nam mới cho học sinh, giáo dục cho các em tình yêu thương đất nước, thái độ lao động mới và những đức tính tốt đẹp khác như lòng nhân ái, tinh thần dũng cảm, tinh thần nhân văn, ý thức chủ động sáng tạo trong cuộc sống và khát vọng vươn tới những giá trị của Chân - Thiện - Mỹ.

Hiện nay, việc dạy - học văn được tiến hành thực hiện trên 3 phương diện: Hiểu văn bản - Từ đọc hiểu văn bản HS học tập cách dùng từ, ngữ, đặt câu để tạo lập thành văn bản. Nghĩa là học 3 phân môn: Văn bản - Tiếng Việt - Tập làm văn trong một quyển Ngữ văn chung. Như vậy, vai trò đọc - hiểu văn bản cũng hết sức quan trọng. Văn bản ( tác phẩm văn chương) không những cung cấp cho học sinh nhiều lượng kiến thức về đời sống xã hội loài người, kinh nghiệm sống, đời sống tình cảm, mọi khía cạnh của cuộc sống mà còn là cơ sở nền tảng tạo lập văn bản giao tiếp. Tác phẩm văn chương hiện nay đưa vào chương trình THCS khá nhiều. Song cũng có những tác phẩm trọn vẹn ( như thơ) - tác phẩm trữ tình, còn phần lớn là đoạn trích. Các văn bản đưa vào trong chương trình hầu như được lựa chọn để phù hợp ( tích hợp) với dạy tập làm văn theo 6 kiểu văn bản ( Tự sự - miêu tả - biểu cảm - tập làm văn - thuyết minh - hành chính công vụ). Việc phân tích các văn bản văn học để dạy tích hợp với các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm - chưa phân minh rạch ròi. Việc tiếp nhận các văn bản văn học hiện đại ở lớp 6 chưa tách bạch, chưa phù hợp với việc dạy các kiểu bài tập làm văn. Vậy dạy như thế nào với các văn bản thuộc thể loại văn tự sự ( Sông nước Cà Mau, Vượt thác, Bức tranh của em gái tôi, Bài học đường đời đầu tiên) để vừa cung cấp được kiến thức văn học giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tâm hồn cho các em qua thông điệp của tác giả gửi gắm vào văn bản đồng thời các em học tập được nghệ thuật miêu tả, kể chuyện phục vụ cho kiểu bài miêu tả - tự sự.

Sau đây, tôi xin góp một vài ý kiến nhỏ giúp HS lớp 6 tiếp cận, cảm thụ các văn bản tự sự hiện đại với 1 bài cụ thể ở tiếp 85: “ Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng.

 

doc 12 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Dạy một văn bản cụ thể ở tiết 85 văn bản Vượt thác (Ngữ văn 6 - Tập 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề
Mục đích của việc dạy học văn trong nhà trường PTCS là góp phần tích cực thực hiện mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dung nhân cách con người Việt Nam mới cho học sinh, giáo dục cho các em tình yêu thương đất nước, thái độ lao động mới và những đức tính tốt đẹp khác như lòng nhân ái, tinh thần dũng cảm, tinh thần nhân văn, ý thức chủ động sáng tạo trong cuộc sống và khát vọng vươn tới những giá trị của Chân - Thiện - Mỹ.
Hiện nay, việc dạy - học văn được tiến hành thực hiện trên 3 phương diện: Hiểu văn bản - Từ đọc hiểu văn bản HS học tập cách dùng từ, ngữ, đặt câu để tạo lập thành văn bản. Nghĩa là học 3 phân môn: Văn bản - Tiếng Việt - Tập làm văn trong một quyển Ngữ văn chung. Như vậy, vai trò đọc - hiểu văn bản cũng hết sức quan trọng. Văn bản ( tác phẩm văn chương) không những cung cấp cho học sinh nhiều lượng kiến thức về đời sống xã hội loài người, kinh nghiệm sống, đời sống tình cảm, mọi khía cạnh của cuộc sống mà còn là cơ sở nền tảng tạo lập văn bản giao tiếp. Tác phẩm văn chương hiện nay đưa vào chương trình THCS khá nhiều. Song cũng có những tác phẩm trọn vẹn ( như thơ) - tác phẩm trữ tình, còn phần lớn là đoạn trích. Các văn bản đưa vào trong chương trình hầu như được lựa chọn để phù hợp ( tích hợp) với dạy tập làm văn theo 6 kiểu văn bản ( Tự sự - miêu tả - biểu cảm - tập làm văn - thuyết minh - hành chính công vụ). Việc phân tích các văn bản văn học để dạy tích hợp với các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm - chưa phân minh rạch ròi. Việc tiếp nhận các văn bản văn học hiện đại ở lớp 6 chưa tách bạch, chưa phù hợp với việc dạy các kiểu bài tập làm văn.. Vậy dạy như thế nào với các văn bản thuộc thể loại văn tự sự ( Sông nước Cà Mau, Vượt thác, Bức tranh của em gái tôi, Bài học đường đời đầu tiên) để vừa cung cấp được kiến thức văn học giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tâm hồn cho các em qua thông điệp của tác giả gửi gắm vào văn bản đồng thời các em học tập được nghệ thuật miêu tả, kể chuyện phục vụ cho kiểu bài miêu tả - tự sự...
Sau đây, tôi xin góp một vài ý kiến nhỏ giúp HS lớp 6 tiếp cận, cảm thụ các văn bản tự sự hiện đại với 1 bài cụ thể ở tiếp 85: “ Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng.
B. giải quyết vấn đề
I. Phương pháp dạy học văn bản tự sự hiện đại:
Người giáo viên cần nắm chắc các đặc diểm của thể loại truyện và phương pháp dạy học tự sự :
1. Đặc điểm của văn bản tự sự:
- Giáo viên giúp HS nắm bắt được các sự việc, các biến cố, việc làm,... của nhân vật.
- Dạy không thể xa rời với cốt truyện bởi cốt truyện là sự việc, là biến cố ( biến cố: trong tự sự hiện đại được gọi là tình huống truyện) đang vận động, đang phát triển. Nếu bỏ qua tình huống thì câu chuyện biến mất. Tình huống là môi trường để nhân vật tồn tại và phát triển. Tình huống mở ra khả năng thể hiện nhân vật ( nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất qua tình huống mà nhà văn đã tạo ra). Tình huống là dòng sông để nhân vật chảy trong đó.
- Dạy văn bản tự sự phải đi sâu tìm hiểu nhân vật. Nghĩa là phải dựng lại được chân dung nhân vật ( kể cả diện mạo và phẩm chất). Khi tiếp cận với truyện hiện đại cần cho học sinh phân biệt nhân vật trong truyện hiện đại với nhân vật trong văn học dân gian.
- Chú ý hình thức của truyện chính là nghệ thuật kể chuyện và nghệ thuật miêu tả là 2 hình thức cơ bản của truyện. ( Kể những biến cố xảy ra với nhân vật trong truyện, miêu tả cảnh vật, miêu tả nhân vật. Biến cố là tình huống truyện tác giả tạo ra cho nhân vật bộc lộ, tài năng, tính cách của mình...).
Đọc hiểu nội dung - cảm nhận được hình tượng nghệ thuật nghĩa là cảm nhận được chân dung nhân vật: Nhân vật được sống trong không gian, thời gian của cuộc đời và nhân vật bộc lộ rõ suy nghĩ, hành động..., tính cách, phẩm chất của mình trong tình huống truyện. Nhân vật phải tự lực, tự cường để vượt qua những khó khăn, nguy hiểm của cuộc đời để vươn lên xây dựng cuộc sống cho bản thân, cho xã hội. ( Dượng Hương Thư trong Vượt thác là một hình tượng như vậy).
Khi dạy văn bản Vượt thác xong tôi cho học sinh tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa tự sự dân gian với tự sự hiện đại. Bằng câu hỏi như sau:
Hỏi: Em hãy so sánh các văn bản tự sự dân gian đã học với các văn bản tự sự hiện đại vừa học có gì giống và khác nhau?( Về các phương diện: nhân vật, sự việc, tình huống truyện...)
- Giống: 
Đều có nhân vật, sự việc, cốt truyện. Trong đó nhân vật phải trải qua những tình huống truyện.
- Khác: 
+ Tình tiết ở truyện dân gian có nhiều yếu tố tưởng tượng kỳ ảo; nhân vật vượt qua khó khăn, nguy hiểm ( biến cố) thường nhờ vào lực lượng siêu nhiên phù trợ (Thần thánh, Tiên, Bụt); nhân vật trong tự sự dân gian là nhân vật chức năng ( học sinh đã được học ở Học kỳ I).
+ Văn bản tự sự hiện đại: các chi tiết gần gũi với cuộc sống đời thường. Nhân vật trong văn tự sự hiện đại tự lực, tự cường vượt qua khó khăn, vượt qua nguy hiểm.
2. Dạy học văn bản tự sự tích hợp với phần tập làm văn:
Nghệ thuật phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên với miêu tả hoạt động con người ( thiên nhiên với con người gắn bó, hoà hợp; khi thiên nhiên hiền hoà êm đềm, con người thư giãn, ngắm say, phấn chấn niềm tin; khi thiên nhiên “ tinh nghịch” con người cảm hoá, chinh phục).
3. Tìm hiểu hình tượng nghệ thuật trong không gian, thời gian của tình huống truyện: ( nghệ thuật kể chuyện).
4. Sử dụng giáo cụ trực quan hỗ trợ bài giảng: tranh ảnh minh hoạ.
5. Liên hệ thực tế cảnh thiên nhiên, con người ( nhân vật) ở địa phương. 
( Nếu có)
6. Thông điệp tác giả gửi đến cho độc giả qua truyện.
Từ phương pháp dạy học trên, tôi đã vận dụng vào dạy một văn bản cụ thể ở Tiết 85- Văn bản “ Vượt thác” ( Ngữ văn 6 - tập 2)
II. Dạy văn bản Vượt thác:
*. Những nội dung cần thực hiện:
- Đọc tái hiện lại những thông tin ở sách giáo khoa ( từ văn bản đến chú thích*, các chú thích khác...):
- Tác giả, tác phẩm HS hiểu theo SGK - GV cung cấp thêm tư liệu ngoài tác phẩm.
- Tìm bố cục - xác định tình huống truyện ( sự việc đang diễn ra trong tác phẩm, nhân vật trong mọi hoạt động...).
Đặt nhân vật trong không gian, thời gian của biến cố để tìm hiểu.
- Không gian trong “ Vượt thác” chính là cảnh vật ở trên sông Thu Bồn từ làng Hoà Phước đến Trung Phước; giúp học sinh cảm nhận được nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên phối hợp miêu tả hoạt động con người của Võ Quảng thật tinh tế và chính xác. 
- Thời gian trong 1 ngày từ lúc gió nồm thổi lên cho đến chiều tối. Trong thời gian ấy cảnh vật và con người dường như thật nhịp nhàng; khung cảnh thay đổi thì tâm thế nhân vật cũng thay đổi.
- Đánh giá nhận xét rút ra được thông điệp của tác giả gửi gắm vào văn bản:
Qua “ Vượt thác” HS sẽ cảm nhận được cuộc sống con người đất Quảng một cách sâu sắc:
+ Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, hùng vĩ.
+ Con người quả cảm, sáng tạo trong lao động, khiêm nhường giản dị trong cuộc sống thường ngày.
*. Tiến trình thực hiện chi tiết:
Vào bài mới:
Để tạo sự vào bài liên quan nội dung cảnh đẹp thiên nhiên, giáo viên hỏi bài văn bản “ Sông nước Cà Mau”:
Hỏi: Trình bày cảm nhận của em về thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở đất mũi Cà Mau?
=> Thiên nhiên ở Cà Mau phong phú, đa dạng hoang sơ nhưng vô cùng tươi đẹp. sinh hoạt của con người độc đáo và trù phú.
Hôm nay, chúng ta cùng du lịch đến một thắng cảnh khác ở miền Trung, dòng sông Thu Bồn lúc êm ả, hiền hoà thơ mộng cũng có lúc lại “ nóng nảy”, “ tinh nghịch” với những con thác dữ. Tất cả góp phần tô điểm vẻ đẹp hùng vĩ , thơ mộng của mảnh đất miền Trung anh dũng, kiên cường.
1.Tìm hiểu chung văn bản:
+ Giáo viên yêu cầu HS trình bày những hiểu biết về tác giả Võ Quảng ( Năm sinh, quê quán... SGK).
+ Giáo viên giới thiệu: Cho HS bài thơ “ Mầm non” mà các em đã học ở tiểu học. Hoặc có thể đọc bài thơ “ Mầm non” ( Võ Quảng) cho học sinh nghe rồi hỏi.
*.Tác giả - tác phẩm:
Hỏi: Qua bài thơ em có nhận xét gì về sự nghiệp sáng tác của Võ Quảng.
- Võ Quảng không những viết văn mà ông còn còn sáng tác thơ
- Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi:
Ông dành tâm huyết và tình yêu thương đối với tuổi thơ để góp phần bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, giúp các em biết yêu cái đẹp, biết sống sao cho có ích.
Văn ông giản dị, tự nhiên, hồn hậu, chất phác
 Giáo viên cung cấp thêm cho học sinh những thông tin ngoài văn bản để học sinh cảm nhận được phong cách viết văn của Võ Quảng: “Tác giả Quê Nội đã tạo ra một hơi thở và một màu sắc riêng không giống bất kỳ một người nào khác. Đó là lối diễn tả giản dị và hồn nhiên, loáng thoáng có nụ cười kín đáo và tế nhị. Đọc Quê nội người ta tưởng nghe được tiếng rì rào của ngọn gió nồm trên ngàn dâu xanh, nghe được tiếng sột soạt của sào chạm với đá chống thuyền vượt thác, ngửi được mùi mía đường và mùi tơ nhộng, thấy được cái màu sắc âm thanh của một cái chợ miền Trung, nghe được tiếng mưa rơi trên đò xuôi chở khách”
Hỏi: Dựa vào chú thích em hãy cho biết xuất xứ của văn bản “ Vượt thác”?
+ Văn bản “ Vượt thác” trích từ chương 11 của tác phẩm “ Quê nội”.( 1973).
Giáo viên cho HS khái quát nội dung tác phẩm “ Quê nội” * theo SGK*
*. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục, thể loại, phương thức biểu đạt:
 ( Phần này giáo viên cho HS tìm hiểu theo trình tự hướng dẫn đọc, giải thích từ khó, bố cục theo quy trình tìm hiểu một văn bản).
Hỏi: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
Bố cục gồm 3 phần:
+ Phần 1: từ đầu đến “ thuyền chuẩn bị vượt qua nhiều thác nước” => thuyền vượt qua đoạn sông bằng phẳng.
+ Phần 2: Từ tiếp cho đến “ thuyền vượt qua thác Cổ Cò”: => Thuyền vượt qua thác dữ.
+ Phần 3 (còn lại): => niềm vui sướng vượt qua thác dữ.
Hỏi: Trong văn bản có sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Theo em trong kể chuyện có cần yếu tố miêu tả không? ( tích hợp TLV)
+ Phương thức biểu đạt: Tự sự ( kể) + miêu tả.
 Trong văn tự sự cần có yếu tố miêu tả. Tả để biết nhân vật như thế nào, đang hoạt động trong khung cảnh nào.
Hỏi: Đoạn trích “ Vượt thác” kể chuyện gì?
=> Hành trình ngược sông Thu Bồn của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy từ làng Hoà Phước lên thượng nguồn để lấy gỗ dựng trường học cho làng sau Cách mạng tháng 8 thành công.
Hỏi: Theo em hành trình này có mấy nhân vật? Nhân vật nào là trung tâm? Vì sao?
=> Chuyến đi có 4 người ( Nhân vật kể chuyện, dượng Hương Thư, chú Hai Quân và Cù Lao).
=> Hình ảnh trung tâm ( chính): dượng Hương Thư.
Hỏi: Tình huống truyện trong đoạn trích “ Vượt thác “ là gì?
=> Con thuyền vượt qua thác dữ.
( Như vậy, tôi đã cho HS xác định được sự việc, nhân vật và tình huống truyện: Tình huống được diễn biến như thế nào trong bức tranh thiên nhiên hùng vĩ này tôi cho HS tìm ...  Cảnh đẹp thiên nhiên; 2: Hình ảnh dượng Hương Thư theo trình tự (Tìm hiểu cảnh đẹp thiên nhiên của dòng sông Thu Bồn rồi phân tích hình ảnh dượng Hương Thư) mà tôi phân bảng 2 phần cùng tìm hiểu khung cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người trong khung cảnh ấy để HS thấy được nghệ thuật miêu tả phối hợp tả cảnh thiên nhiên và tả hoạt động ( tâm thế) con người.
2.Tìm hiểu chi tiết:
	 Để HS tiếp nhận được nội dung và nghệ thuật của đoạn trích, tôi có một hệ thống câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Võ Quảng miêu tả dòng sông theo trình tự nào?
HS trả lời: Miêu tả dòng sông theo trình tự không gian ngược dòng sông Thu Bồn: từ đồng bằng - sắp có thác dữ - có thác dữ - hết thác dữ
Câu hỏi 2: Cảnh vật thiên nhiên ở từng khúc sông được miêu tả như thế nào?
Câu hỏi 3: Con người lái thuyền vượt thác được miêu tả qua những chi tiết nào?Nhận xét đánh giá tâm thế con người chèo thuyền qua từng khúc sông? 
Câu hỏi 4: Trong đoạn văn miêu tả khúc sông sắp có thác dữ tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? ý nghĩa của phép tu từ đó?
Câu hỏi 5: Qua sự chuẩn bị vượt thác chúng ta hiểu được gì về phẩm chất của dượng Hương Thư?
Câu hỏi 6: Nhận xét nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn có thác dữ? Hình ảnh dòng sông dựng đứng, nước chảy đứt duôi rắn..., thuyền cố lấn lên gợi lên điều gì?
Câu hỏi 7: Dượng Hương Thư chỉ huy con thuyền vượt thác như thế nào?
Em cảm nhận như thế nào về dượng Hương Thư trong đoạn văn này?
Câu hỏi 8: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả hoạt động của con người.
Câu hỏi 9: Nêu ý nghĩa hình ảnh “ Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già hô đám con cháu tiến về phía trước”.
Câu hỏi 10: Đối chiếu hình ảnh dượng Hương Thư ở nhà và khi vượt thác, em có nhận xét gì?
	Sau đây là nội dung cần đạt được trình bày trên bảng phù hợp với hệ thống câu hỏi trên.
Khung cảnh thiên nhiên
Hoạt động ( tâm thế) con người
Khúc sông ở đồng bằng
+ Khúc sông ở đồng bằng có gió Nồm thổi, buồm căng, thuyền rẽ sống lướt băng băng
=> Hiền hoà, êm ả.
+ Cảnh sắc thiên nhiên nối tiếp xuất hiện: Bãi dâu bạt ngàn, thuyền chất đầy cau tươi, mây, dầu rái, mít, quế. Càng về ngược cây cối um tùm.
=> Vẻ đẹp, sự trù phú của làng quê, gợi lên sự ấm no thanh bình của một miền rừng hào phóng.
Sắp có thác dữ
+ “ Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm”; 
Nghệ thuật: nhân hoá
=> Gợi tả vẻ hùng vĩ, thâm nghiêm của chốn đại ngàn đất Quảng.
+ “Núi cao đột ngột xuất hiện”
 Cảnh vật như báo hiệu sự nguy hiểm, gian nan sắp tới cho con người.
Khúc sông có thác dữ
+ Nước chảy đứt đuôi rắn.
+ Nước bị cản văng bụt tứ tung
+ Thuyền vùng vằng chực trụt xuống, quay đầu về lại Hoà Phước.
Nghệ thuật: so sánh, nhân hoá; động từ mạnh gây ấn tượng.
=> Thể hiện sự hiểm trở và dữ dội của khúc sông.
- Khúc sông hết thác dữ:
+ Chảy quanh co dọc theo những núi cao...
+ Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già hô đám con cháu tiến về phía trước. ( Nghệ thuật nhân hoá)
+ Đồng ruộng lại mở ra.
=> Chốn đại ngàn với núi cao, thác hiểm không còn nữa mà phong cảnh trở nên thân thiết gắn bó với con người.
+ Dượng Hương Thư “nhổ sào”, “lướt cho nhanh về cho kịp”. Hình ảnh cánh buồm đẹp, đầy khí thế -
 => Thể hiện tâm trạng háo hức của mọi người trong chuyến đi này.
=> Tạo niềm tin, niềm phấn chấn để lên đường.
=> Thiên nhiên dự báo cho con người chuẩn bị sức mạnh, củng cố niềm tin để chuẩn bị vượt thác.
+ Dượng Hương Thư cho nấu cơm ăn. Chuẩn bị kỹ càng mưu lược ... để chiến đấu thác dữ
=> Bình tĩnh, sáng suốt
- Dượng Hương Thư: đánh trần, co người, phóng sào, thả sào rập ràng nhanh như cắt, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, ghì trên đầu sào, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa như một hiệp sỹ Trường Sơn oai linh hùng vĩ. 
=> Một vẻ đẹp gân guốc. một tư thế dẻo dai cường tráng. Dượng Hương Thư là một vị thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm, dũng mãnh, quyết đoán, tài ba không chịu lùi bước trước thác dữ.
=> Thể hiện niềm tin chiến thắng, phấn chấn, hào hứng tiếp tuc cuộc hành trình phía trước.
 => Dượng Hương Thư là con người quả cảm, quyết đoán, dày dạn kinh nghiệm trong lao động; giản dị khiêm nhường trong cuộc sống
 (Giáo viên: Qua tình huống truyện nhà văn đã giúp nhân vật thể hiện những hành động quả cảm và những kinh nghiệm trong cuộc sống).
Hỏi: Qua tìm hiểu trên em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
+ Quan sát tinh tế, sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh. Đặc biệt là hệ thống từ láy.
+ Kết hợp các biện pháp tu từ:
So sánh: “ như pho tượng”, “ chảy đứt đuôi rắn”, “ như Hiệp sĩ...”...
Nhân hoá: ... vùng vằng, “ cổ thụ trầm ngâm”...
Hỏi: Để miêu tả hoạt động vượt thác của dượng Hương Thư, tác giả đã sử dụng từ loại nào?
=> Tác giả sử dụng nhiều động từ, tính từ mạnh. ( Co người, phóng sào, thả sào rập ràng nhanh như cắt, cuồn cuộn....)
GV chốt:
+ Khi miêu tả hoạt động mạnh của con người nên dùng động từ, tính từ mạnh để gây ấn tượng.
Hỏi: Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong văn bản “ Vượt thác”? 
GV chốt:
+ Miêu tả cảnh thiên nhiên phối hợp với miêu tả hoạt động của con người làm cho bài văn tự nhiên và sinh động: Thiên nhiên con người thật hoà hợp và nhịp nhàng. Khi thiên nhiên hiền hoà êm đềm - con người rạo rực niềm tin, thư giãn ngắm say; khi thiên nhiên “ tinh nghịch” - con người chinh phục, cảm hoá phục vụ cho cuộc sống của mình
Giáo viên cho HS tìm hiểu thêm về yếu tố thời gian, không gian của truyện
Hỏi: Theo dõi đoạn trích vượt thác em có nhận xét gì về ý nghĩa của yếu tố thời gian, không gian trong trong việc miêu tả thiên nhiên và con người?
+ Không gian: Cảnh vật thiên nhiên dọc 2 bên bờ sông Thu Bồn và dòng sông Thu Bồn.
+ Thời gian làm việc trong một ngày: từ “ gió Nồm thổi... chiều tối đến Trung Phước”...
=> Một không gian rất nhỏ so với cả quê hương Quảng Nam của tác giả song cũng đã tái hiện được toàn cảnh sắc địa hình Miền Trung: Có đồng bằng, có trung du và thượng nguồn với đại ngàn núi cao, rừng thẳm thâm nghiêm bí hiểm. Một thiên nhiên đa dạng, phong phú.. gợi tình yêu thiên nhiên ở người đọc.
Thời gian lao động của con người khá mệt nhọc nhưng thật vinh quang. Trong một thời gian ngắn cũng để cho người đọc tự hào, trân trọng người lao động. Bồi dưỡng cho bạn đọc tình yêu quê hương, đất nước, con người, yêu cuộc sống.
 3.Tổng kết:
Hỏi: Qua văn bản “ Vượt thác” em đã cảm nhận được những điều gì
(HS trả lời được chính là phần tổng kết, nâng cao mở rộng ghi nhớ; hay chính là thông điệp mà tác giả gửi đến cho chúng ta)
- Thiên nhiên nước ta đa dạng, phong phú, hùng vĩ nên thơ.
- Ngợi ca vẻ đẹp của người lao động bằng những kinh nghiệm, hiểu biết về thiên nhiên, bằng lòng quả cảm sẽ chinh phục thiên nhiên phục vụ cuộc sống của con người.
- Nghệ thuật miêu tả cảnh phối hợp miêu tả hoạt động của con người một cách tự nhiên, sinh động bằng những từ ngữ gợi tả và biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá độc đáo, ấn tượng
4. Luyện tập
Làm 3 bài tập để củng cố và đánh giá kết quả học tập:
Bài tập 1: Đoạn trích “Vượt thác” làm nổi bật điều gì?
a. Sự hùng vĩ của dòng sông Thu Bồn.
b. Vẽ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. ( đáp án đúng)
c. Sức khoẻ phi thường và tài năng vượt thác tuyệt vời của dượng Hương Thư.
d. Những vất vả của người dân đất Quảng và lòng yêu nước nồng nàn của họ.
	Bài tập 2: Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích là:
a. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với miêu tả hành dộng của con người.
b. Sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá ấn tượng.
c. Sử dụng nhiều từ ngữ giàu hình ảnh.
d. Nghệ thuật miêu tả cảnh phối hợp miêu tả hoạt động của con người một cách tự nhiên, sinh động bằng những từ ngữ gợi tả và biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá độc đáo, ấn tượng. ( đáp án đúng)
	Bài tập 3 ( cho HS khá - giỏi): Sau khi học xong văn bản “ Vượt thác”, em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữ văn bản này với các văn bản tự sự dân gian đã học ( về các phương diện: nhân vật, sự kiện, tình tiết truyện...)
- Giống: 
Đều có nhân vật, sự việc, cốt truyện. Trong đó nhân vật phải trải qua những tình huống truyện.
- Khác: 
+ Tình tiết ở truyện dân gian có nhiều yếu tố tưởng tượng kỳ ảo; nhân vật vượt qua khó khăn, nguy hiểm ( biến cố) thường nhờ vào lực lượng siêu nhiên phù trợ (Thần thánh, Tiên, Bụt); nhân vật trong tự sự dân gian là nhân vật chức năng 
+ Văn bản tự sự hiện đại: các chi tiết gần gũi với cuộc sống đời thường. Nhân vật trong văn tự sự hiện đại tự lực, tự cường vượt qua khó khăn, vượt qua nguy hiểm. Cụ thể dượng Hương Thư đã vượt tình thế nguy hiểm bằng sức mạnh và kinh nghiệm dày dạn của mình.
GV: Trong văn tự sự hiện đại tình huống truyện là yếu tố hết sức quan trọng. Nhà văn tạo ra tình huống để nhân vật bộc lộ hết mọi hành động, tài năng, tính cách, phẩm chất của mình. Dượng Hương Thư đã bộc lộ được sự dũng cảm, tài trí, sáng suốt, mạnh mẽ và kinh nghiệm lao động dày dạn của mình trong tình huống vượt thác.
III. Kết quả đạt được:
- Trên 90% HS làm đúng bài tập trắc nghiệm 1, 2.
- 1/3 HS làm được bài tập 3. ( Đây là bài tập nâng cao cho HS khá - giỏi)
	Như vậy HS đã cảm thụ được nội dung của văn bản; bước đầu tìm hiểu được văn bản tự sự hiện đại; nắm được nghệ thuật miêu tả, các phương thức biểu đạt trong văn miêu tả và văn tự sự. Khi kể chuyện phải tạo được tình huống truyện, nhân vật bộc lộ hành động, tính cách, phẩm chất...; đồng thời phải vận dụng phương thức miêu tả.
C. Kết luận
Thưa các đồng nghiệp, trên đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ giúp HS lớp 6 tiếp nhận văn chương, vừa bồi dưỡng tình cảm và giáo dục lòng yêu quê hương của các em, đồng thời giúp các em nắm bắt được nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên phối hợp với miêu tả hoạt động con người trong khung cảnh thiên nhiên, bởi trong cuộc sống con người cần phải gần gũi, gắn bó, giao hoà với thiên nhiên. Hơn nữa giúp các em nắm được khi tạo văn bản không chỉ sử dụng mỗi một phương thức biểu đạt mà cần phải kết hợp giữa các phương thức biểu đạt, văn bản mới sinh động và hấp dẫn được. Trong văn tự sự, miêu tả là chất keo dính kết các sự việc và ngược lại trong văn miêu tả, tự sự lại làm phông nền cho bức tranh miêu tả thêm sinh động.
Thưa các đồng nghiệp, ý tưởng nung nấu khá lâu nhưng khả năng diễn đạt cho hết ý tưởng có hạn nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót, mong tất cả các đồng nghiệp chân thành góp ý để tôi học hỏi và hoàn thiện bài giảng tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự lắng nghe của tất cả các đồng nghiệp. Chúc các đồng chí sức khoẻ dồi dào, và gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người .

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Vuot thac.doc