Dàn ý bài: Tấm lòng nhân đạo, vị tha cao cả của Đỗ Phủ qua “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”

Dàn ý bài: Tấm lòng nhân đạo, vị tha cao cả của Đỗ Phủ qua “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”

DÀN Ý BÀI THUYẾT TRÌNH

A. Tên đề tài: Tấm lòng nhân đạo, vị tha cao cả của Đỗ Phủ qua “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”.

B. Dàn ý của bài thuyết trình

 I. Đặt vấn đề:

 Đỗ Phủ là một trong các nhà thơ nổi tiếng thời Đường. Trong số nhiều bài thơ hiện thực nổi tiếng, “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” cho người đọc cảm nhận được ở ông tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.

 II. Giải quyết vấn đề

 + Luận điểm 1: Cuộc sống của gia đình Đỗ Phủ trong căn nhà tranh rách nát vào một đêm mưa thu tháng tám.

 + Luận điểm 2 : Ước mơ cao cả và tấm lòng nhân hậu, vị tha của Đỗ Phủ.

 III. Kết thúc vấn đề

 Tình cảm lo nước thương dân nồng cháy và tấm lòng nhân đạo, lí tưởng cao cả - yêu cầu khẩn thiết thay đổi hiện thực đen tối luôn nhen nhóm trong suy nghĩ của Đỗ Phủ.

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 1089Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Dàn ý bài: Tấm lòng nhân đạo, vị tha cao cả của Đỗ Phủ qua “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DÀN Ý BÀI THUYẾT TRÌNH
A. Tên đề tài: Tấm lòng nhân đạo, vị tha cao cả của Đỗ Phủ qua “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”.
B. Dàn ý của bài thuyết trình
 I. Đặt vấn đề: 
 Đỗ Phủ là một trong các nhà thơ nổi tiếng thời Đường. Trong số nhiều bài thơ hiện thực nổi tiếng, “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” cho người đọc cảm nhận được ở ông tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
 II. Giải quyết vấn đề
 + Luận điểm 1: Cuộc sống của gia đình Đỗ Phủ trong căn nhà tranh rách nát vào một đêm mưa thu tháng tám.
 + Luận điểm 2 : Ước mơ cao cả và tấm lòng nhân hậu, vị tha của Đỗ Phủ.
 III. Kết thúc vấn đề
 Tình cảm lo nước thương dân nồng cháy và tấm lòng nhân đạo, lí tưởng cao cả - yêu cầu khẩn thiết thay đổi hiện thực đen tối luôn nhen nhóm trong suy nghĩ của Đỗ Phủ.
Tấm lòng nhân đạo, vị tha cao cả của Đỗ Phủ
qua “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
 Là một trong số các nhà thơ nổi tiếng nhất thời Đường của Trung Quốc, được mệnh danh là “Thi thánh”, Đỗ Phủ đã cho ra đời hàng loạt bài thơ bất hủ như “Thuật hoài”, “Bình xa hành”, “Thạch hào lại”, “Đăng cao”, “Thu hứng”,Có thể nói, đó là những cống hiến huy hoàng của nhà thơ trong thời kì này đối với văn học Trung Quốc. Đỗ Phủ sống cùng thời với Lí Bạch, nếu như Lí Bạch thiên về cảm hứng lãng mạn thì Đỗ Phủ lại thiên về cảm hứng hiện thực. Ta sẽ thấy rõ hơn bút pháp hiện thực cũng như tinh thần nhân đạo cao cả đã ảnh hưởng khá sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau qua bài thơ “Mao ốc vị thu phong sở phá ca” dịch ra là “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”. Bài thơ viết theo loại cổ thể, là một tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ, không chỉ vì bút pháp nghệ thuật điêu luyện mà trong từng câu thơ ta sẽ thấy được điều đáng quý ở ông, chính là sự vượt lên trên bất hạnh cá nhân, nhà thơ đã bộc lộ khát vọng cao cả: ước sao có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người trong thiên hạ.
Đỗ phủ sinh năm 712, mất năm 770, tự là Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam. Có một thời gian ngắn ông làm quan nhưng gần như suốt đời sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật. Năm 755, tướng An Lộc Sơn nổi dậy chống triều đình. Để tránh hiểm họa, vả lại cũng không được nhà vua tín nhiệm, năm 759, ông từ quan đưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Năm 760, được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ phủ dựng được một nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía tây Thành Đô. Vừa ở nhà mới được mấy tháng thì căn nhà đã bị gió phá nát. Tuy vậy, ông vẫn luôn ước vọng, ở ông ta thấy được một tinh thần nhân đạo và tấm lòng vị tha, một khát vọng cao cả dành cho những người nghèo lớn hơn cả cuộc sống của chính mình.
Trong căn nhà tranh đơn sơ, rách nát, không chắc chắn Đỗ Phủ đã chịu bao nhiêu khó khăn, vất vả khi trải qua từng mùa, từng tháng. Thế rồi không thể đoán trước được, thời tiết dững dưng đẩy nhà thơ vào sự khốn khó lại càng cực nhọc hơn khi đối mặt và chống chọi với cơn gió thu tháng tám:
 Tháng tám thu cao, gió thét già,
 Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.
 Tranh bay sang sông rải khắp bờ,
 Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,
 Mảnh thấp quanh lộn vào mương sa,
 Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,
 Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,
 Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre
 Môi khô miệng cháy gào chẳng được,
 Quay về chống gậy, lòng ấm ức!
Hoàn cảnh gia đình nhà thơ lúc này quả thật rất trớ trêu, gió nổi lên buổi chiều khiến ba lớp tranh bay tứ tung khắp phía. Mỗi mãnh bay mỗi nơi khiến nhà thơ không biết đâu mà tìm. Nhìn vào quang cảnh lúc này, ta chỉ thấy sự tiêu điều, tan tác đến kinh hoàng. Cơn gió thu tháng tám sao vô tình đến thế! Đã vậy, nhà thơ càng khốn khổ, đáng thương hơn khi thấy cảnh lũ trẻ nghịch ngợm, xô vào cướp giật những tấm tranh. Nhà thơ như muốn gào lên để bọn trẻ nhỏ dừng ngay việc cướp giật lại. Nhưng không, bọn trẻ vẫn ngang nhiên “cắp tranh đi tuốt vào lũy tre”, khiến một người tuổi già sức yếu “môi khô miệng cháy”, lòng thì “ấm ức” “gào không được”. Qủa thực, không thể trách lũ trẻ con về những việc làm cũng như những hành động đó của chúng. Bởi tình hình xã hội vẫn rối ren, loạn li chưa thực sự ổn định sau sự biến An Lộc Sơn xảy ra năm 755 và mới chấm dứt vào năm 763. Có thể nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do tình hình xã hội, chính cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi tính cách trẻ thơ, vô tư, hồn nhiên mà nó vốn có. 
Mặc dù trong lòng nhà thơ thực sự nỗi giận, không cam lòng trước cảnh tượng đó, nhưng đằng sau sự mất mát về của cải là nỗi đau về nhân tình thế thái. Và sự xen lẫn, dày vò trong trái tim, suy nghĩ của ông là sự ấm ức, bất lực trước cuộc sống. Ông không thể kêu ai, không thể nói được gì, thân già sức yếu lại bệnh tật thật đáng thương. Tiếp nối cơn gió thu “thét già” thì chỉ trong giây lát “mưa tối mực” rồi “trời thu mịt mịt đêm đen đặc” ông và gia đình lại phải trải qua thêm một trận mưa lớn, kéo dài suốt đêm. Bao nhiêu nỗi khổ cứ dồn dập tập kích nhà thơ: ướt, lạnh, “giường nhà dột chẳng còn đâu”, con quậy phá, rồi trong ông là nỗi lo lắng vì loạn lạc cứ chất chồng, chất chồng “sao cho trót”?
Với bút pháp tài ba, nỗi khổ nào của nhà thơ cũng được miêu tả sinh động. Nỗi khổ của nhà thơ được nhân lên gấp bội khi đang đứng trước cảnh mưa gió thét gào, nhà dột, chăn rách khiến nhà thơ không ngủ được bởi “cơn loạn” luôn làm nhà thơ bất an, lo lắng. Song nếu ta đọc hết bài thơ, chúng ta sẽ hiểu ngay rằng nhà thơ không miêu tả nỗi thống khổ của bản thân một cách cô lập, đơn thuần mà mục đích chính là thể hiện nỗi thống khổ của tất cả “kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ”, để biểu hiện thảm họa của xã hội, của thời đại. Mặc dù trước cảnh căn nhà bị gió thu phá nát và phần nào tình cảm của một con người dẫu thừa khổ song vẫn luôn quan tâm đến việc đời. Chính nhờ năm dòng cuối của bài thơ, mà nỗi đau khổ của một người một gia đình mới trở thành tấm gương phản chiếu nỗi khổ đau của muôn người, muôn nhà. Từ sự đau khổ tột cùng đã vút lên ước mơ cao cả, một điều ước không dành cho mình mà dành cho thiên hạ:
 Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,
 Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
 Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!
Các bạn ạ! Đây chính là ước mơ giản dị, chân thành chứa chan lòng vị tha cao cả và tinh thần nhân đạo của nhà thơ. Điều ước này tuy mang màu sắc ảo tưởng song rất đẹp đẽ và bắt nguồn từ chính cuộc sống của nhà thơ. Do căn nhà bị phá nát nên nhà thơ mới ước mơ “có nhà rộng muôn ngàn gian” để có thể “che khắp thiên hạ” dù gió mưa cũng “chẳng núng”, mà “vững vàng như thạch bàn”. Điều khiến mọi người xúc động trước tình cảm cao quý đó chính vì sự đánh đổi cuộc sống của mình, sẵn sàng “xả thân”, hi sinh vì hạnh phúc chung:
 Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,
 Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!
Ta sẽ nhận ra rằng nhà thơ không chỉ vì sự bất hạnh của chính mình mà than thở, mà mất ngủ, mà gào to thét lớn! Trong đêm thu bị mưa vùi dập một cách tàn nhẫn, điều quay cuồng trong đầu óc nhà thơ không chỉ chuyện “riêng lều ta nát” mà còn là tình cảnh mọi ngôi nhà tranh của kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ” đều rách nát. Ta đã biết Đỗ Phủ cũng là người nghèo trong xã hội, nhưng điều đáng trân trọng, đáng quý ở ông là “đặt nỗi khổ” của những người nghèo “lên trên nỗi khổ của mình”. Và ông chỉ nghĩ đến người khác, ước mong cho mọi người được hân hoan, vui sướng là ông mãn nguyện rồi. Thế nhưng, thán từ “Than ôi”! đã bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhà thơ, đó là ước vọng cao cả nhưng chua xót, bế tắc. Liệu ước mơ đó có trở thành hiện thực, khi mà hoàn cảnh xã hội vẫn rối ren, loạn li? Đây là một câu hỏi không ai có thể trả lời ngay được. Nhưng sau khi đọc xong bài thơ, tôi ước rằng ước mơ cao cả của nhà thơ sẽ trở thành hiện thực. Và nhà thơ cũng như tất cả người nghèo trong xã hội lúc bấy giờ sẽ có được một ngôi nhà hạnh phúc, ấm áp trải qua mưa nắng vẫn vững vàng, chắc chắn.
Không riêng “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” mà trong nhiều bài thơ hiện thực nổi tiếng khác, ông cũng đã thổ lộ những ước mơ cao cả mà ngày nay nhân loại và nhân dân trên đất nước ông cũng làm cho nó trở thành một phần hiện thực. Ông là người đại diện cho những con người nghèo khổ, bất hạnh, trong ông tình cảm lo nước thương dân nồng cháy và lí tưởng cao cả - yêu cầu khẩn thiết thay đổi hiện thực đen tối luôn nhen nhóm trong suy nghĩ của Đỗ Phủ. Ông mãi mãi là tấm gương chiếu sáng bởi tấm lòng nhân hậu và lòng vị tha cao cả mà mỗi chúng ta ngày hôm nay và về sau luôn ghi nhớ và học tập.
-----Hết-----

Tài liệu đính kèm:

  • doctam long nhan dao, vi tha cua Do Phu.doc