Hội nghị Trung ương IV khoá IX đã nhấn mạnh: “Một trong những nhiệm vụ cần tập trung giải quyết từ nay đến năm 2010 là nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Muốn vậy, phải thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá”.
Việc đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai không chỉ dừng lại ở vấn đề chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng với công việc sau này mà các em còn phải có năng lực và phẩm chất, có kỹ năng sử dụng CNTT, bởi công nghệ đang không ngừng đan xen vào cuộc sống hàng ngày.
Nhận biết được sự cần thiết này, hiện nay nhiều giáo viên – những người đặt nền móng xây dựng các thế hệ cho tương lai – đã và đang tích cực áp dụng các công nghệ tiên tiến, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy.
Do đó, tổ Toán – Tin chúng tôi xin giới thiệu chuyên đề: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong phương pháp dạy học tích cực.
Hy vọng việc ứng dụng chuyên đề vào thực tế sẽ góp phần quan trọng trong quá trình đổi mới PPDH từ phương pháp truyền thống sang phương pháp dùng CNTT.
A/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hội nghị Trung ương IV khoá IX đã nhấn mạnh: “Một trong những nhiệm vụ cần tập trung giải quyết từ nay đến năm 2010 là nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Muốn vậy, phải thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá”. Việc đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai không chỉ dừng lại ở vấn đề chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng với công việc sau này mà các em còn phải có năng lực và phẩm chất, có kỹ năng sử dụng CNTT, bởi công nghệ đang không ngừng đan xen vào cuộc sống hàng ngày. Nhận biết được sự cần thiết này, hiện nay nhiều giáo viên – những người đặt nền móng xây dựng các thế hệ cho tương lai – đã và đang tích cực áp dụng các công nghệ tiên tiến, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy. Do đó, tổ Toán – Tin chúng tôi xin giới thiệu chuyên đề: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong phương pháp dạy học tích cực. Hy vọng việc ứng dụng chuyên đề vào thực tế sẽ góp phần quan trọng trong quá trình đổi mới PPDH từ phương pháp truyền thống sang phương pháp dùng CNTT. B/ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN VÀ ÁP DỤNG CHUYÊN ĐỀ 1/ Thuận lợi: + Được sự động viên, góp ý của lãnh đạo. + Các tổ viên nhiệt tình trao đổi, đóng góp ý kiến. + Học sinh các lớp tích cực, hứng thú khi học tiết dạy mẫu này ( tiết 33 ). 2/ Khó khăn: + Mất nhiều thời gian và công sức khi trao đổi, thảo luận viết nên chuyên đề này cũng như soạn một tiết dạy thực tế. Giáo viên chưa sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ. + Học sinh phải chuẩn bị bài trước ở nhà kỹ hơn trước, nếu không, tiết dạy khó thành công. Trên thực tế, số học sinh như thế là không nhiều lắm ( khoảng 60% ở lớp thử nghiệm ). + Việc cho và chấm bài kiểm tra cũng như thống kê kết quả của các lớp thử nghiệm, lớp đối chứng cũng mất nhiều thời gian. C/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1/ Cơ sở lý luận + Đổi mới PPDH là yêu cầu bắt buộc đã được đề cập tại điều 4 luật Giáo dục của nước ta: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. + Quyết định 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5–6–2006 của bộ trưởng bộ GDĐT: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh”. 2/ Cơ sở thực tiễn Sau đây, chúng tôi xin trình bày một tiết giáo án theo phương pháp dạy học tích cực có áp dụng CNTT để phần nào minh họa cho chuyên đề (Tiết 33: LUYỆN TẬP PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG). Sở dĩ chúng tôi chọn tiết này là do: + Dễ liên hệ thực tế: Toán học THPT ít ứng dụng thực tế thường tạo cảm giác không thiết thực làm cho HS kém hứng thú. + Áp dụng nhiều phương tiện của phương pháp này: phiếu học tập, máy chiếu, trao đổi nhóm, chuẩn bị bài trước ở nhà + Nhiều cơ hội rèn luyện kỹ năng tính toán. D/ NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP I/ Phương pháp dạy học tích cực 1/ Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực - Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh: Dạy học thay vì lấy “Dạy” làm trung tâm sang lấy “Học” làm trung tâm. Trong phương pháp tổ chức, người học – đối tượng của hoạt động “dạy” đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” – được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của HS: + Phương pháp dạy học tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. + Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho HS có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được tăng lên nhiều hơn. - Dạy học phân hoá kết hợp với hợp tác: + Trong một lớp học trình độ kiến thức, tư duy của HS thường không thể đồng đều, vì vậy khi áp dụng PPDHTC buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, mức độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi hoạt động độc lập. Áp dụng PPDHTC ở trình độ càng cao thì sự phân hóa này càng lớn. + Tuy nhiên trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. 2/ Vai trò của học sinh + Học sinh quyết định cách tiếp cận vấn đề và các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề. + Chính học sinh là người tổng hợp, phân tích và tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc của các em. + Bằng cách này mỗi bài học đều thật sự hấp dẫn đối với học sinh vì vấn đề mà họ đang giải quyết là vấn đề có ứng dụng trong đời sống, và việc giải quyết vấn đề đòi hỏi những kỹ năng như sự cộng tác và diễn giải. + Cuối cùng, chính HS trình bày kiến thức tích lũy thông qua hoạt động nhóm và được đánh giá dựa trên những gì đã thu thập được và tính khúc chiết, hợp lý trong cách thức trình bày của các em. 3/ Vai trò của giáo viên Trong suốt quá trình này, vai trò của GV là hướng dẫn và tham vấn chứ không phải là “cầm tay chỉ việc” cho HS của mình. II/ Ứng dụng CNTT trong phương pháp dạy học tích cực 1/ Dạy và học có ứng dụng CNTT + Học là một quá trình thu nhận thông tin có định hướng, tái tạo và phát triển. + Dạy là truyền đạt thông tin và giúp HS tiếp thu có hiệu quả. Do đó, người thầy phải tìm ra các phương pháp làm cho quá trình trao đổi thông tin diễn ra hiệu quả hơn. CNTT nếu phát huy được các thế mạnh sẽ giúp thực hiện tốt điều đó và chúng tôi đã sử dụng các PTDH sau: máy chiếu, các phần mềm toán học ( Power point, Geometer’s sketchpad, cabri), kiểm tra trắc nghiệm trên máy + Sử dụng đan xen hình ảnh minh họa phù hợp sẽ làm cho bài học sinh động, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của HS. + Dễ dàng hệ thống kiến thức bài học, trình diễn các mô hình giúp HS dễ theo dõi. + Phát huy vai trò của GV trong quá trình sử dụng CNTT như là PTDH, GV dễ tận dụng được thời gian để giúp cho HS yếu, giỏi. 2/ Thiết kế giáo án điện tử * Công việc 1: soạn giáo án thường để dạy lớp đối chứng. * Công việc 2: soạn giáo án điện tử để dạy lớp thử nghiệm: + Slide 1: Nội dung kiểm tra bài cũ. + Slide 2: Giới thiệu tên bài học. + Các slide tiếp theo: soạn nội dung và câu hỏi. + Slide củng cố: Hệ thống kiến thức bài học. + Slide cuối: Soạn bài tập về nhà và lời dặn dò học bài cũ, chuẩn bị bài mới. 3/ Một số giải pháp nâng cao - hiệu quả việc sử dụng CNTT + Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo dục, GV và HS về việc sử dụng CNTT + Quan tâm đầu tư đến thiết bị đồ dùng dạy học, tất nhiên là thiết bị về CNTT phải xếp lên hàng đầu. + Bồi dưỡng GV về vi tính để họ tổ chức tốt việc ứng dụng CNTT cho tiết dạy. + Tổ chức trao đỗi kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT cho GV. III/ Bài soạn tiết 33: LUYỆN TẬP PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG ( Chương Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng – hình học 10 ) 1. Môc tiªu 1.1. VÒ kiÕn thøc: - HiÓu vÐct¬ ph¸p tuyÕn, vÐct¬ chØ ph¬ng cña ®êng th¼ng. - HiÓu c¸ch viÕt ph¬ng tr×nh tæng qu¸t, ph¬ng tr×nh tham sè cña ®êng th¼ng. - HiÓu ®îc ®iÒu kiÖn hai ®êng th¼ng c¾t nhau, song song, trïng nhau, vu«ng gãc víi nhau. - BiÕt c«ng thøc tÝnh kho¶ng c¸ch tõ mét ®iÓm ®Õn mét ®êng th¼ng, gãc gi÷a hai ®êng th¼ng. 1.2. VÒ kÜ n¨ng : - ViÕt ®îc ph¬ng tr×nh tæng qu¸t, ph¬ng tr×nh tham sè cña ®êng th¼ng ®i qua ®iÓm M(x0; y0) vµ cã ph¬ng cho tríc hoÆc ®i qua 2 ®iÓm cho tríc. - TÝnh täa ®é cña vÐct¬ ph¸p tuyÕn nÕu biÕt täa ®é cña vÐct¬ chØ ph¬ng cña mét ®êng th¼ng vµ ngîc l¹i. - BiÕt chuyÓn ®æi gi÷a ph¬ng tr×nh tæng qu¸t vµ ph¬ng tr×nh tham sè cña ®êng th¼ng. - Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng. 1.3. VÒ t duy : - BiÕt quy l¹ vÒ quen. 1.4. VÒ th¸i ®é : - RÌn luyÖn tÝnh cÈn thËn, chÝnh x¸c. - BiÕt ®îc to¸n häc cã øng dông trong thùc tiÔn. 2. ChuÈn bÞ ph¬ng tiÖn d¹y häc - GV : Gi¸o ¸n, thíc, phiÕu häc tËp, h×nh vÏ. - HS : KiÕn thøc líp díi vÒ ®êng th¼ng, thíc, vë, SGK. 3. Ph¬ng ph¸p Ph¬ng ph¸p vÊn ®¸p gîi më th«ng qua c¸c ho¹t ®éng ®iÒu khiÓn t duy, ®an xen ho¹t động nhãm. 4. TiÕn tr×nh bµi häc vµ c¸c ho¹t ®éng 1.1. Ổn ®Þnh tæ chøc líp Kiểm tra sĩ số vắng và vệ sinh của lớp. 1.2. Kiểm tra bài cũ: - GV vừa rồi chúng ta đã học xong bàì đường thẳng, hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các kiến thức của bài này ( GV trình chiếu nội dung câu hỏi ) Câu hỏi: Cho đường thẳng r đi qua điểm A(2;1) và nhận làm VTCP. 1. Lập PTTS của đường thẳng r và tìm một điểm khác điểm A mà đường thẳng r đi qua. 2. Lập PTTQcủa đường thẳng r và tìm một điểm khác điểm A mà đường thẳng r đi qua. 1.3 Bài mới : Gv dùng máy chiếu hệ thống lại các kiến thức trong bài. Hoạt động 1: Ôn tập và cũng cố phương pháp viết ptts và pttq của đường thẳng và tính góc giữa hai đường thẳng, khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng + Gv cho bài tập: + Gv gọi hs lên bảng giải bài tập. + Gv gọi hs dưới lớp nhận xét và chỉnh sửa nếu cần. + Gv trình chiếu lời giải và nhận xét. + GV cho ví dụ thực tế: - Có thể xem khoảng cách giữa hai thanh ray trên đường ray xe lửa hay khoảng cách giữa hai sợi dây điện trên đường dây cao thế như khoảng cách giữa hai đường thẳng song song (không đổi). - Khi máy bay cất cánh thì góc giữa đường bay so với đường băng phải đủ lớn để bảo đảm an toàn - góc đó có thể xem như góc giữa hai đường thẳng. + Hs ghi bài tâp vào vở và suy nghĩ cách giải. + Hs lên bảng giải bài tập. + Hs dưới lớp nhận xét và chỉnh sửa nếu cần. + Hs cho vài ví dụ thực tế. Bài 1: a) là PVT của AB nên cũng là PVT của CD và là VTCP của CB Ø Lập PTTS của CD: là VTCP của CD Ø Lập PTTQ của CD: , là PVT của CB => b) là PVT của AB là PVT của AD Ta có: => (AB;AD) = 450 c) Độ dài đường cao h của hình thang là khoảng cách giữa hai đáy nên: Hoạt động 2: Ôn tập và củng cố phương pháp xét vị trí tương đối của hai đường thẳng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng + Gv cho bài tập: + Gv gọi hs lên bảng giải bài tập. + Gv gọi hs dưới lớp nhận xét và chỉnh sửa nếu cần. + Gv nhận xét và cho điểm. + Hs ghi bài tâp vào vở và suy nghĩ cách giải. + Hs lên bảng giải bài tập. + Hs dưới lớp nhận xét và chỉnh sửa nếu cần. + HS cho vài ví dụ thực tế. Bài 2: a) r1 cắt r2 Vậy thì r1 cắt r2 b) r1 // r2 Vậy với m = –1 thì r1 // r2 c) Vậy với m = 1 thì hai đường thẳng trùng nhau. d) Vậy với m = 0 thì hai đường thẳng vuông góc nhau. 1.4. Củng cố bài học: + Gv gọi hs nhắc lại các phương pháp để xét vị trí tương đối của hai đường thẳng. + Gv gọi hs nhắc lại phương pháp viết ptts và pttq của đường thẳng. 1.5. Hướng dẫn về nhà: Bài 1: Hãy lập ptts, pttq của đường thẳng d biết: d đi qua M(5;-1) và có hệ số góc là 5 d qua A(3;4) và B(5;-3) Bài 2: Cho có: A(1;3), B(4;-1), C(4;6) Hãy lập pttq của đường cao AH, trung tuyến BM. Tính góc giữa AB và AC. Phiếu học tập Bài 1: Cho hình thang ABCD ( AB // CD ) vuông tại B biết: C ( 7; 6 ) AB: x – 3y + 1 = 0 AD: 2x – y + 3 = 0 a. Lập PTTS của CD, PTTQ của CB b. Tính ( AB, AD ) c. Tính độ dài đường cao của hình thang. Bài 2: Cho hai đường thẳng: r1: 4mx – 2y + m – 1 = 0 r2: 2x – my – 2m + 2 = 0 Tìm m để a. r1 cắt r2 b. r1 // r2 c. r1 trùng với r2 d. r1 vuông góc r2 Phân công nhiệm vụ Bài 1: a – Tổ 1 cử đại diện lên bảng làm bài và tổ 4 nhận xét b – Tổ 2 cử đại diện lên bảng và tổ 3 nhận xét c – Tổ 3 cử đại diện lên bảng và tổ 1 nhận xét Bài 2: a – Tổ 4 cử đại diện lên bảng làm bài và tổ 2 nhận xét b – Tổ 3 cử đại diện lên bảng làm bài và tổ 4 nhận xét c – Tổ 2 cử đại diện lên bảng làm bài và tổ 1 nhận xét d – Tổ 1 cử đại diện lên bảng làm bài và tổ 3 nhận xét ( Tìm các vấn đề thực tế liên quan đến khoảng cách từ một điểm đến 1 đt và góc giữa hai đường thẳng, hai đường thẳng song song ) IV/ Thử nghiệm sư phạm 1/ Triển khai thử nghiệm Chúng tôi đã thực hiện giáo án trên tại lớp 10A14 ( Lớp thử nghiệm ( TN ) ) và lấy lớp 10A8 làm đối chứng ( ĐC ) , thực hiện cuộc điều tra tại ba lớp 10A14; 10A8; 10A12. Để đánh giá kết quả thử nghiệm ngoài việc quan sát lớp học, trao đổi ý kiến với các giáo viên dự giờ thử nghiệm, tôi đã tiến hành cho hai lớp làm bài kiểm tra 15’ trong tiết 34. Nội dung đề kiểm tra: Cho tam giác ACB có A(1;-3) và pt BC: 2x – 5y + 3 = 0. Viết phương trình đường cao AA’, tìm tọa độ A’ và viết pt đường trung bình tương ứng của cạnh BC. 2/ Kết quả thử nghiệm: Kết quả học tập của HS trong quá trình thử nghiệm được thể hiện trong bảng sau: ( thang điểm 10 ) Lớp TN : Đa số HS nắm vững nội dung bài học, có khả năng vận dụng tri thức tương đối tốt, thể hiện được tính độc lập trong quá trình làm bài. Tuy nhiên, một vài HS do trình độ xuất phát chưa đạt yêu cầu, kỹ năng tính toán còn yếu nên kết quả kiểm tra chưa cao. Lớp ĐC : HS chỉ dừng ở mức độ ghi nhớ và tái hiện được tài liệu học tập, kết quả chưa chính xác, tính độc lập trong quá trình làm bài còn yếu và chưa nắm vững các khái niệm. Hứng thú học tập của HS : Phần lớn HS lớp TN khi được hỏi đều tỏ ý thích học theo phương pháp mới. Vì các em cho rằng: học theo phương pháp mới bài giảng hấp dẫn, lôi cuốn hơn; dạng bài tập phong phú, hay hơn; không khí lớp học sôi nổi, khẩn trương hơn; đặc biệt là các em được trực tiếp tham gia xây dựng bài học, không còn bị động ngồi nghe GV giảng bài như trước. Tất cả những điều đó đã cuốn hút các em vào những hoạt động học tập một cách chủ động, tích cực và hào hứng. Ý kiến của các GV bộ môn : Các GV đều thừa nhận tính thiết thực và tác dụng rõ rệt của giáo án thử nghiệm trong việc phát huy tính tích cực, tự giác học tập của HS. Nhưng họ cũng cho rằng để soạn được những giáo án như vậy cần phải có nhiều thời gian và đòi hỏi GV phải mất nhiều công sức để chuẩn bị cho bài soạn. E/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM * Để hoàn thành chuyên đề này, chúng tôi vấp phải nhiều vướng mắc và gặp không ít khó khăn. Song lại được sự sự ủng hộ từ lãnh đạo, nhiều đồng nghiệp khác và đa số các em học sinh ( lớp thực nghiệm và lớp học khi trình bày chuyên đề ). Đó cũng là lời động viên tinh thần để cho giáo viên tổ Toán – Tin nói riêng và các giáo viên tổ khác nói chung tự tin hơn, nhiệt huyết hơn khi áp dụng chuyên đề này vào tiết dạy thực tế. * Phải nắm được hệ thống kết cấu một bài soạn: tính thống nhất, những tông tin lựa chọn và cách trình bày phải phù hợp tránh tình trạng lạm dụng hình thức trình bày của máy dễ làm phân tán tư tưởng học sinh. * Bài giảng phải bảo đảm tính sư phạm, nên hạn chế những thông tin không cần thiết trên mỗi slide. * CNTT chỉ là phương tiện dạy học, chớ nên lạm dụng quá mức. Hiệu quả của bài giảng là ở người thầy. * Chắc chắn sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi áp dụng chuyên đề này nhưng vì hiệu quả của giáo dục, vì kiến thức của học sinh, chúng tôi sẽ cố gắng để thực hiện tốt phương pháp mới này. F/ KIẾN NGHỊ LÃNH ĐẠO Phải kiên trì, sáng tạo trong việc áp dụng CNTT vào bài soạn giảng để giúp học sinh không chỉ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy mà còn phát triển cả cảm xúc, tâm hồn, kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng giao tiếp. Như thế, ứng dụng CNTT góp phần đổi mới PPDH tích cực chứ không chỉ trình bày nội dung bài dạy trên các slide của phần mềm Power point. Qua chuyên đề này, chúng tôi rất mong Ban Giám Hiệu tạo thêm nhiều điều kiện ( bảng phụ, phòng CNTT, đồ dùng dạy học, sách tham khảo) để giáo viên thuận tiện hơn khi vận dụng Phương pháp dạy học tích cực . G/ KẾT LUẬN CNTT góp phần đổi mới PPDH tích cực là một hướng đi trong xu thế đổi mới PPDH hiện nay mà người thầy giáo nên vận dụng. Từ kết quả thử nghiệm cho thấy các biện pháp được xác lập có khả năng nâng cao mức độ nắm vững tri thức, kỹ năng vận dụng kiến thức, hứng thú học tập. Đồng thời tăng cường mức độ hoạt động tích cực, khả năng hoạt động nhóm và khả năng tập trung chú ý của HS với bài học khiến các em tự giác, chủ động trong quá trình học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Giờ học áp dụng CNTT hướng hoạt động vào học sinh, đỡ mất thời gian của giáo viên, cho học sinh tiếp cận với khoa học công nghệ, tạo thói làm việc trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên đây là nội dung giáo án luyện tập hình học lớp 10 ban cơ bản có sử dụng phương pháp dạy học với hình thức hợp tác, thảo luận theo nhóm nhỏ và kết hợp với một số phương pháp dạy học khác. Rất mong nhận được thêm những góp ý chân tình của các đồng nghiệp. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn. Long Phước ngày 18 - 03 - 2009 Thay mặt tổ Toán – Tin Giáo viên trình bày TT Hồ Ngọc Hảo Chu Kim Tuyến
Tài liệu đính kèm: