Trong những năm gần đây ngành Giáo dục đã đưa “Chuẩn kiến thức kỹ năng” vào thành phần của chương trình giáo dục phổ thông - Bộ Giáo dục – Đào tạo đã có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện ở hầu hết các cấp học. Trong xu thế ấy ngành Giáo dục của huyện nhà đã đưa vào nề nếp thực hiện chuẩn kiến thức - kỹ năng cấp THCS từ năm 2010 – 2011 - Tất cả các trường, các tổ chuyên môn đã dày công nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc và chia thành 4 giai đoạn thực hiện. Hôm nay là giai đoạn 3 cũng là giai đoạn chuẩn bị cho tổng kết chuyên đề ở giai đoạn 4 tại trường THCS Nguyễn Hiền. Mặc dù vẫn còn một số vấn đề còn lúng túng trong quá trình thực hiện,
PHÒNG GD – ĐT HUYỆN PHÚ NINH TRƯỜNG THCS TAM LỘC TỔ: TOÁN – TIN ----***---- CHUYÊN ĐỀ: DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC - KỸ NĂNG Môn: Toán Giai đoạn III Tháng 3 năm 2011 A. MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây ngành Giáo dục đã đưa “Chuẩn kiến thức kỹ năng” vào thành phần của chương trình giáo dục phổ thông - Bộ Giáo dục – Đào tạo đã có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện ở hầu hết các cấp học. Trong xu thế ấy ngành Giáo dục của huyện nhà đã đưa vào nề nếp thực hiện chuẩn kiến thức - kỹ năng cấp THCS từ năm 2010 – 2011 - Tất cả các trường, các tổ chuyên môn đã dày công nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc và chia thành 4 giai đoạn thực hiện. Hôm nay là giai đoạn 3 cũng là giai đoạn chuẩn bị cho tổng kết chuyên đề ở giai đoạn 4 tại trường THCS Nguyễn Hiền. Mặc dù vẫn còn một số vấn đề còn lúng túng trong quá trình thực hiện, nhưng bước đầu cũng đã gặt hái được những kết quả nhất định, từ khâu bài giảng - kiểm tra – đánh giá đến việc học tập của học sinh. Kết quả đó được thể hiện rõ thông qua học kì I - Chất lượng trung bình môn học kì cao hơn hẳn so với những năm qua, đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập và kiểm tra, đánh giá giảm được áp lực học tập cho học sinh, góp phần hạn chế tiêu cực của việc học thêm - dạy thêm, thoã mãn nhu cầu thực tế hiện nay. Từ đó góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học và nội dung sách giáo khoa, phát huy được phương pháp dạy học tích cực, tinh thần tự học sáng tạo trong học sinh xuất phát từ những yêu cầu nêu trên. Tổ toán – tin của trường THCS Tam Lộc tiếp tục nghiên cứu chuyên đề “ Dạy học theo chuẩn kiến thức - kỹ năng”. B. Nội dung: I. Dạy học theo chuẩn kiến thức - kỹ năng: 1. Tìm hiểu về chuẩn kiến thức – kĩ năng: Chuẩn kiến thức - kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức – kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập. Chuẩn kiến thức - kỹ năng là căn cứ để biên soạn sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục. Chuẩn kiến thức- kỹ năng tuân theo những nguyên tắc nhất định được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc sản phẩm của hoạt động dạy và học, đạt được những yêu cầu của chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn. Chuẩn kiến thức - kỹ năng có những yêu cầu cơ bản là phải có tính khách quan (không phụ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng chuẩn), tính ổn định (có hiệu lực vì cả phạm vi lẫn thời gian áp dụng). Tính khả thi (có thể thực hiện được, phù hợp với trình độ hay mức độ dung hoà, hợp lí giữa yêu cầu phát triển ở mức cao hơn), cụ thể từng học sinh và có chức năng định lượng không mâu thuẫn với các chức năng khác trong quá trình tổ chức dạy và học. Chuẩn kiến thức - kỹ năng có những đặc điểm nổi bậc là được chi tiết hoá bằng các yêu cầu cụ thể, rõ ràng về kiến thức, kỹ năng tối thiểu, nhằm đảm bảo cho mọi học sinh cần phải và có thể đạt được những yêu cầu cụ thể này. Chuẩn kiến thức - kỹ năng là thành phần của chương trình GDPT nên việc chủ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức - kỹ năng sẽ tạo nên sự thống nhất, hạn chế tình huống dạy học quá tải, đưa thêm nhiều nội dung nặng nề, quá cao so với chuẩn kiến thức - kỹ năng vào dạy học, kiểm tra , đánh giá; góp phần làm giảm tiêu cực của dạy thêm, học thêm; tạo điều kiện cơ bản, quan trọng để có thể tổ chức giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá và thi theo chuẩn kiến thức - kỹ năng. Các mức độ về kiến thức - kỹ năng được thể hiện cụ thể trong chuẩn kiến thức - kỹ năng của chương trình GDPT + Về kiến thức: yêu cầu học sinh phải hiểu rõ và nắm vững các kiến thức cơ bản trong từng bài học ở sách giáo khoa để từ đó có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn. + Về kỹ năng: yêu cầu học sinh phải biết vận dụng các kiến thức đã học để tìm tòi câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành có kỹ năng tính toán, vẽ hình, lượng biểu đồ Chuẩn kiến thức - kỹ năng phải được toàn cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ học sinh ở các mức độ từ đơn giản đến phức tạp, bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức. Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo hướng từ thấp đến cao (Nhận biết – Thông hiểu - Vận dụng thấp, vận dụng cao). * Mục tiêu chuẩn kiến thức - kỹ năng: + Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện + Tạo điều kiện thuận lợi trong công tác dạy học + Đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay + Giảm áp lực, quá tải trong việc học của học sinh. 2. Yêu cầu soạn giảng theo chuẩn kiến thức - kỹ năng: a. Yêu cầu chung: Căn cứ vào chuẩn kiến thức - kỹ năng – giáo viên xác định mục tiêu bài học, chú trọng bài học nhằm đạt các yêu cầu cơ bản; tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, đảm bảo không quá tải, không quá lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa, mức độ khai thác sâu kiến thức, kỹ năng trong sách giáo khoa phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Giáo viên phải sáng tạo về phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động, sáng tạo và tích cực, tự giác học tập của học sinh. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hoạt động và khai thác thái độ tự tin trong học tập cho học sinh. Trong quá trình soạn giảng – giáo viên phải thể hiện được mối quan hệ tích cực giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, tiến hành dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm. Khi thiết kế bài giảng, giáo viên chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắng nội dung bài học vào thực tiễn cuộc sống (đối với bộ môn toán thì phần này thể hiện rõ ở các giờ luyện tập - giải bài tập). Chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học, quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin. Chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập, đa dạng hoá nội dung, các hình thức đánh giá và tăng cường hiệu quả cao việc đánh giá. * Thiết kế bài giảng theo chuẩn kiến thức - kỹ năng: I. Mục tiêu: + Kiến thức + Kỹ năng + Thái độ II. Chuẩn bị: + Giáo viên + Học sinh III. Xác định phương pháp chủ yếu: IV. Tiến trình lên lớp: + Ổn định + Kiểm tra kiến thức cũ + Bài mới V. Củng cố: VI. Dặn dò về nhà: * Thiết kế theo mẫu giáo án 3 cột Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng 3. Nhiệm vụ của giáo viên khi thực hiện giảng dạy theo chuẩn kiến thức - kỹ năng: Bám sát chuẩn kiến thức - kỹ năng của từng bài dạy để thiết kế bài giảng với mục tiêu là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng đã được xác định, dạy không quá tải và không lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa, việc khai thác thêm kiến thức, kỹ năng phải phù hợp với khả năng tiếp theo của học sinh. Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp và của trường. Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia hoạt động một cách tích cực, chủ động sáng tạo và quy trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã có của học sinh, tạo niềm vui hứng khởi, nhu cầu hành động và khai thác tự tin trong học tập cho học sinh, giúp học sinh phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân. Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng, hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học. Tổ chức có hiệu quả các giờ luyện tập, thực hành. Hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào việc giải bài tập hay các vấn đề thực tiễn. Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng nội dung, tính chất của bài học, đặc điểm và trình độ học sinh. 4. Nhiệm vụ của học sinh: Nâng cao tinh thần tự học chủ động tìm tòi kiến thức để góp phần phát huy phương pháp dạy học tích cực. Đảm bảo được các mục tiêu của chuẩn kiến thức - kỹ năng. II. Đánh giá kiểm tra theo chuẩn kiến thức - kỹ năng: 1. Quan niệm về kiểm tra – đánh giá: Kiểm tra và đánh giá là 2 khâu trong một quy trình thống nhất, nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học, kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Đánh giá là xác định mức độ đạt được về thực hiện mục tiêu dạy học. Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học của học sinh so với mục tiêu đề ra, đối với môn học, từng học sinh, cấp học. Mục tiêu của môn học được cụ thể hoá thành các chuẩn kiến thức - kỹ năng. Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của môn học, cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ về cả định tính và định lượng kết quả học tập của học sinh. 2. Chức năng cơ bản của kiểm tra – đánh giá: Xác định được mức độ cần đạt trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, mức độ thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục mà học sinh đạt được khi kiến thức một giai đoạn học tập (kết thúc một bài, một chương, một chủ đề, một cấp học). Xác định được tính chính xác, khách quan, công bằng trong kiểm tra, đánh giá. b. Chức năng điều khiển: Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắt và xác định nguyên nhân. Kết quả đánh giá là căn cứ để xác định giải pháp cải thiện thưc trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thông qua việc đổi mới tối ưu hoá phương pháp dạy học của giáo viên và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá để tối ưu hoá phương pháp học tập thông qua chức năng này. Kiểm tra, đánh giá sẽ là điều kiện cần thiết để: + Giáo viên nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoi về trình độ học lực của học sinh trong lớp từ đó có biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi giúp giáo viên điều chỉnh, hoàn thiện phương pháp dạy học. + Giúp học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình, xác định nguyên nhân thành công, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập, phát triển kỹ năng tự đánh giá. + Giúp CBQL giáo dục đề ra giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào chuẩn kiến thức - kỹ năng của môn học ở từng lớp, yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kỹ năng của học sinh sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp. Kiểm tra, đánh giá thể hiện được vai trò chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của nhà trường, cần tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ, chính xác, khách quan, công bằng, không hình thức, không đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề, kiểm tra thường xuyên và định kỳ theo hướng vừa đánh giá được đúng chuẩn kiến thức - kỹ năng vừa có khả năng phân hoá cao, kiểm tra kiến thức, kỹ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, thay vì chỉ học thuộc lòng, nhớ máy móc kiến thức. Áp dụng các phương pháp phân tích để tăng cường tính tương đương của các đề kiểm tra, đề thi, kết hợp thật hợp lí các hình thức kiểm tra (vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm ) nhằm hạn chế lối học tủ, học vẹt. Đánh giá chính xác đúng thực trạng. Đánh giá thấp hơn thực tế sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu .., ngược lại đánh giá khắc khe quá mức hoặc thái độ thiếu thân thiện, không thấy được sự tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm, trí tuệ, giảm vai trò tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Đánh giá kịp thời có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của học sinh, giúp học sinh sửa chữa thiếu sót, đánh giá cả quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh, chú trọng đánh giá hành động, tình cảm của học sinh, năng lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực chủ động của học sinh trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới ôn luyện cũng như các tiết giải bài tập. Đánh giá kết quả học tập của học sinh, không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà cần chú ý đến cả quá trình học tập, cùng tạo điều kiện cho học sinh cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập với yêu cầu không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Có nhiều hình thức và độ phân hoá cao trong đánh giá. 4. Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá: Đảm bảo tính toàn diện (kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ, ý thức, hành vi của học sinh). Đảm bảo độ tin cậy: chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng, phản ánh được chất lượng của học sinh. Đảm bảo tính khả thi: nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức kiểm tra đánh giá phải phù hợp với điều kiện học sinh, phù hợp với mục tiêu bộ môn. Đảm bảo yêu cầu phân hoá: phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của học sinh. Đảm bảo hiệu quả: đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá học sinh, thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra, tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.
Tài liệu đính kèm: