Chủ tịch HCM viết ĐCSVN là sự kết hợp giữa CN Mac Lênin với phong trào Công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. ĐCSVN được lịch sử giao cho sứ mệnh nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với CM Việt Nam

Chủ tịch HCM viết ĐCSVN là sự kết hợp giữa CN Mac Lênin với phong trào Công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. ĐCSVN được lịch sử giao cho sứ mệnh nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với CM Việt Nam

Dựa vào đề chúng ta sẽ phải giải quyết hai vấn đề. Ta sẽ giải quyết vấn đề đầu tiên là “Chủ tịch HCM viết ĐCSVN là sự kết hợp giữa CN Mac Lênin với phong trào Công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam”

Đề cập các yếu tố cho sự ra đời của đảng cộng sản, xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của nước Nga và của phong trào công nhân châu Âu, V.I. Lênin nêu lên hai yếu tố, đó là sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. Khi đề cập sự hình hành Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh hai yếu tố chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào công nhân, Hồ Chí Minh còn kể đến yếu tố thứ ba nữa, đó là phong trào yêu nước.

Nhân dịp kỉ niệm 30 năm thành lập Đảng, Hồ Chí Minh viết bài Ba mươi năm hoạt động của Đảng, trong đó chỉ rõ: Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930.Đây chính là một quan điểm quan trọng của Hồ Chí Minh về sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam,là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trên cơ sở tổng kết thực tiễn Việt Nam.

Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam và đối với quá trình hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, Người cũng đánh giá cao vị trí, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam trong sắp xếp lực lượng cách mạng. Số lượng giai cấp công nhân Việt Nam tuy ít, nhưng theo Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của lực lượng cách mạng không phải do số lượng của lực lượng đó quyết định. Hồ Chí Minh chỉ rõ đặc điểm của giai cấp công nhân

Việt Nam là: Kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. Lại vì là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chủ nghĩa tư bản và đế quốc, để gây dựng một xã hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, sở dĩ giai

cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam còn là vì: Giai cấp công nhân có chủ nghĩa Mác-Lênin. Trên nền tảng đấu tranh, họ xây dựng nên Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin. Đảng đề ra chủ trương, đường lối, khẩu hiệu cách mạng, lôi cuốn giai cấp nông dân và tiểu tư sản vào đấu tranh, bồi dưỡng họ thành những phần tử tiên tiến.

 

doc 11 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ tịch HCM viết ĐCSVN là sự kết hợp giữa CN Mac Lênin với phong trào Công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. ĐCSVN được lịch sử giao cho sứ mệnh nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với CM Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề: Chủ tịch HCM viết ĐCSVN là sự kết hợp giữa CN Mac Lênin với phong trào Công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. ĐCSVN được lịch sử giao cho sứ mệnh nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với CM Việt Nam. Anh chị hãy chứng minh luận điểm trên
Bài làm
Dựa vào đề chúng ta sẽ phải giải quyết hai vấn đề. Ta sẽ giải quyết vấn đề đầu tiên là “Chủ tịch HCM viết ĐCSVN là sự kết hợp giữa CN Mac Lênin với phong trào Công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam”
Đề cập các yếu tố cho sự ra đời của đảng cộng sản, xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của nước Nga và của phong trào công nhân châu Âu, V.I. Lênin nêu lên hai yếu tố, đó là sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. Khi đề cập sự hình hành Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh hai yếu tố chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào công nhân, Hồ Chí Minh còn kể đến yếu tố thứ ba nữa, đó là phong trào yêu nước. 
Nhân dịp kỉ niệm 30 năm thành lập Đảng, Hồ Chí Minh viết bài Ba mươi năm hoạt động của Đảng, trong đó chỉ rõ: Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930.Đây chính là một quan điểm quan trọng của Hồ Chí Minh về sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam,là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trên cơ sở tổng kết thực tiễn Việt Nam.
Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam và đối với quá trình hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, Người cũng đánh giá cao vị trí, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam trong sắp xếp lực lượng cách mạng. Số lượng giai cấp công nhân Việt Nam tuy ít, nhưng theo Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của lực lượng cách mạng không phải do số lượng của lực lượng đó quyết định. Hồ Chí Minh chỉ rõ đặc điểm của giai cấp công nhân 
Việt Nam là: Kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. Lại vì là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chủ nghĩa tư bản và đế quốc, để gây dựng một xã hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, sở dĩ giai 
cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam còn là vì: Giai cấp công nhân có chủ nghĩa Mác-Lênin. Trên nền tảng đấu tranh, họ xây dựng nên Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin... Đảng đề ra chủ trương, đường lối, khẩu hiệu cách mạng, lôi cuốn giai cấp nông dân và tiểu tư sản vào đấu tranh, bồi dưỡng họ thành những phần tử tiên tiến. 
Nhưng, tại sao Hồ Chí Minh lại nêu thêm yếu tố phong trào yêu nước, coi nó là một trong ba yếu tố kết hợp dẫn đến việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam? Điều này là do những lý do sau đây: 
Một là, phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử dân tộc Việt Nam và là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ta. Phong trào yêu nước có trước phong trào công nhân. Chỉ tính riêng trong hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ, phong trào yêu nước của nhân dân ta dâng lên mạnh mẽ như những lớp sóng cồn nối tiếp nhau. Phong trào yêu nước liên tục và bền bỉ trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã kết thành chủ nghĩa yêu nước và nó đã trở thành giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam. 
Hai là, phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước bởi vì hai phong trào đó đều có mục tiêu chung.Khi giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và có phong trào đấu tranh, kể cả đấu tranh lúc đầu là đấu tranh kinh tế, và sau này là đấu tranh chính trị, thì phong trào công nhân kết hợp được ngay từ đầu và kết hợp liên tục với phong trào yêu nước. Cơ sở của vấn đề kết hợp ngay từ đầu, liên tục, chặt chẽ giữa hai phong trào này là do xã hội nước ta tồn tại mâu thuẫn cơ bản giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc và tay sai. Vì vậy, giữa hai phong trào này đều có một mục tiêu chung, yêu cầu chung: giải phóng dân tộc, làm cho Việt Nam được hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước hùng cường. Hơn nữa, chính bản thân phong trào công nhân, xét về nghĩa nào đó, lại mang tính chất của phong trào yêu nước, vì phong tràođấu tranhcủa công nhân không những chống lại ách áp bức 
giai cấp mà còn chống lại ách áp bức dân tộc.
Ba là, phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân. Nói đến phong trào yêu nước Việt Nam, phải kể đến phong trào nông dân. Đầu thế kỉ XX, nông dân Việt Nam chiếm tới khoảng hơn 90 % dân số. Giai cấp nông dân là bạn đồng minh tự nhiên của giai cấp công nhân. Đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam, do điều kiện lịch sử chi phối, không có công nhân nhiều mà họ xuất thân trực tiếp người nông dân nghèo. Do đó, giữa phong trào công nhân và phong trào yêu nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân hợp thành quân chủ lực của cách mạng. 
Bốn là, phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.Phong trào yêu nước Việt Nam những thập niên đầu thế kỉ XX ghi dấu ấn đậm nét bởi vai trò của trí thức, tuy số lượng không nhiều nhưng lại là những "ngòi nổ" cho các phong trào yêu nước bùng lên chống thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai cũng như thúc đẩy sự canh tân và chấn hưng đất nước. Trong lịch sử Việt Nam, đầu thế kỉ XX, một trong những nét nổi bật nhất là sự bùng phát của các tổ chức yêu nước mà thành viên và những người lãnh đạo tuyệt đại đa số là trí thức. Vớimột bầu nhiệt huyết, yêu nước, thương nòi, căm giận bọn cướp nước và bọn bán nước, họ rất nhạy cảm với thời cuộc, do vậy, họ chủ động và có cơ hội đón nhận những "luồng gió mới" về tư tưởng của tất cả các trào lưu trên thế giới dội vào Việt Nam. 
Vấn đề thứ hai là: “ĐCSVN được lịch sử giao cho sứ mệnh nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với CM Việt Nam”
* Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của ĐCSVN
Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy khi được tập hợp, đoàn kết và được lãnh đạo bởi một tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh khẳng định: "Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất tolớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi", giai cấp mà không có Đảng lãnh đạo thì không làm cách mạng được. 
Trong cuốn sách Đường Cách mệnh xuất bản năm 1927, Hồ Chí Minh viết: "Cách mệnh trước hết phải có cái gì ? Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy". Hồ Chí Minh cho rằng: "Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng. 
Cách mạng là cuộc đấu tranh rất gian khổ. Lực lượng kẻ địch rất mạnh. Muốn thắng lợi thì quần chúng phải tổ chức rất chặt chẽ;chí khí phải kiên quyết. Vì vậy, phải có Đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh, để đánh đổ kẻ địch, tranh lấy chính quyền. Cách mạng thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng lãnhđạo". Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, vì Đảng không có mục đích tự thân, ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, lợi ích của toàn dân tộc Việt Nam, lợi ích của nhân dân tiến bộ trên thế giới, Đảng không có lợi ích nào khác. 
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tính quyết định hàng đầu từ sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam đã được thực tế lịch sử chứng minh, không có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế được. Mọi mưu toan nhằm hạ thấp hoặc nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đều xuyên tạc thực tế lịch sử cách mạng dân tộc ta, trái với mặt lý luận lẫn thực tiễn, đều đi ngược lại xu thế phát triển của xã hội Việt Nam. 
* Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam 
Hồ Chí Minh khẳng định rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân.
Những quan điểm trên đây của Hồ Chí Minh hoàn toàn tuân thủ những quan điểm của V.I. Lênin về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản. Nhưng, Hồ Chí Minh còn có một cách thể hiện khác về vấn đề "đảng của ai". Trong Báo cáo chính trị đọc tại Đại hội II của Đảng (2-1951), Hồ Chí Minh nêu rõ: Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam. Năm 1953, Hồ Chí Minh viết: "Đảng lao động là tổ chức cao nhất của giai cấp cần lao và đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc" và "Đảng là đảng của giai cấp lao động, mà cũng là đảng của toàn dân" (1) . Năm 1957, Hồ Chí Minh khẳng định lại: Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong của dân tộc. Trong thời kỳ miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, năm 1961, Hồ Chí Minh khẳng định lại: Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị. Năm 1965, Hồ Chí Minh cho rằng: Đảng ta xứng đáng là đội tiên phong, là bộ tham mưu của giai cấpvô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. 
Tuy có nhiều cách thể hiện khác nhau như vậy nhưng quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp của Đảng làĐảng ta mang bản chất giai cấp công nhân. Điều này cũng giống như Đảng ta nhiều lần mang tên Đảng Cộng sản mà mang tên là Đảng Lao động nhưng bản chất giai cấp của Đảng chỉ là bản chất giai cấp công nhân. TrongBáo cáo chính trịtại Đại hội II, khi nêu lên Đảng ta còn là Đảng của nhân dân lao động và của toàn dân tộc, Hồ Chí Minh cũng nêu lên toàn bộ cơ sở lý luận và các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng mà những nguyên tắc này tuân thủ một cách chặt chẽ học thuyết về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản của V.I. Lênin. 
Hồ Chí Minh khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta dựa trên cơ sở thấy rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, tuy số lượng ít so với dân số nhưng có đầy đủ phẩm chất và năng lực lãnhđạo đất nước thực hiện những mục tiêu của cách mạng. Còn các giai cấp, tầng lớp khác chịu sự lãnhđạo của giai cấp công nhân, trở thành đồng minh của giai cấp công nhân. Nhưng nội dung quy định bản chất giai cấp công nhân không phải chỉ là số lượng đảng viên xuất thân từ công nhân mà làở nền tảng lý luận và tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin; mục tiêu của Đảng cần đạttới là c ... g tất cả các thời kỳ của cách mạng. Hồ Chí Minh rèn luyện Đảng luôn luôn chú trọng tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc. Sức mạnh của Đảng không chỉ là bắt nguồn từ giai cấp công nhân mà còn bắt nguồn từ các tầng lớp nhân dân lao động khác. 
* Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền 
"Đảng cầm quyền" là khái niệm dùng trong khoa học chính trị,chỉ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều hành, quản lý đất nước nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp mình. Khái niệm "Đảng cầm quyền" đã từng được dùng phổ biến tại các nước tư bản chủ nghĩa. Ở các nước này, nếu một chính đảng có đại biểu giành được đa số phiếu tại các cuộc bầu cử trong quốc hội thì đảng đó trở thành đảng cầm quyền. 
Về mặt thuật ngữ, trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh có thể bắt gặp các khái niệm cùng chỉ một hiện tượng Đảng lãnh đạo xã hội sau khi đã giành được chính quyền nhà nước: "Đảng nắm quyền"; "Đảng lãnh đạo chính quyền"; "Đảng cầm quyền". Trong đó, thuật ngữ "Đảng cầm quyền" phản ánh rõ nhất, chính xác nhất vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình cải tạo xã hội cũ thuộc địa nửa phong kiến, xây dựng chế độ xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa. 
Cụm từ "Đảng cầm quyền" được Hồ Chí Minh ghi trong bản Di chúc của Người năm 1969. Theo Hồ Chí Minh, Đảng cầm quyền là Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong điều kiện Đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân giành được quyền lực nhà nước và Đảng trực tiếp lãnh đạo bộ máy Nhà nước đó để tiếp tục hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. 
Khi chưa có chính quyền, nhiệm vụ chính trong các cuộc đấu tranh của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng là lật đổ chính quyền bè lũ thực dân và phong kiến, thiết lập chính quyền nhân dân. Phương thức lãnh đạo, công tác chủ yếu của Đảng là giáo dục, thuyết phục, vận động tổ chức quần chúng, đưa quần chúng vào đấu tranh giành chính quyền. 
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản chất của Đảng không thay đổi. Mục đích lý tưởng của Đảng vẫn là giải phóng giai cấp, triệt để giải phóng con người, xây dựng cuộc sống ấm no cho nhân dân và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Khi có chính quyềntrong tay, một vấn đề mới cực kỳ to lớn cũng là thử thách hết sức nặng nề của Đảng là người đảng viên cộng sản không được lãng quên nhiệm vụ, mục đích củamình, phải toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân; trên thực tế, đã có một số cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất trở thành "quan cách mạng". Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" là bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đó là điểm xuất phát để xây dựng Đảng ta xứng đáng với danh hiệu "Đảng cầm quyền". 
Mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền Theo Hồ Chí Minh, Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Đó là mục đích, lý tưởng cao cả không bao giờ thay đổi trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người chỉ rõ: "Những người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới". Khi trở thành Đảng cầm quyền, mục đích, lý tưởng đó không những không thay đổi mà còn có thêm những điều kiện và sức mạnh nhằm hiện thực hóa mục đích, lý tưởng ấy. 
Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Quan điểm này của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền là sự vận dụng, phát triển hết sức sáng tạo lý luận Mác-Lênin về đảng vô sản kiểu mới. Nhận thức một cách sâu sắc lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về đảng, vận dụng vào đặc điểm và điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa mục đích, bản chất cách mạng của một đảng mácxít chân chính vào hoạt động thực tiễn của Đảng ta, nhằm làm cho mỗi cán bộ, đảng viên ý thức đầy đủ và đúng đắn chức năng, nhiệm vụ của mình trong hoạt động, chỉ đạo của Đảng, cũng như trong quá trình củng cố và xây dựng Đảng luôn thực sự là một Đảng cách mạng, chân chính. 
Đảng Cộng sản Việt Nam "là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Xác định "người lãnh đạo" là xác định quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng đối với toàn bộ xã hội và khi có chính quyền, Đảng lãnh đạo chính quyền nhà nước, quyền đó không thể chia sẽ bất kì ai. Đối tượng lãnh đạo của Đảng là toàn thể quần chúng nhân dân trong toàn dân tộc, nhằm đem lại độc lập cho dân tộc, tự do, ấm no và hạnh phúc cho nhân dân -mà trước hết là quần chúng nhân dân lao động. Nhưng muốn lãnh đạo được nhân dân lao động thì Đảng trước hết phải có tư cách, phẩm chất, năng lực cần thiết. Vì "quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức" và "chỉ trong đấu tranh công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnhđạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo" . "Là người lãnh đạo", theo Hồ Chí Minh, lãnh đạo phải bằng giáo dục, thuyết phục nghĩa là Đảng phải làm cho dân tin, dân phục để dân theo. Đảng lãnhđạo, nhưng quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, cho nên Đảng "phải đi đường lối quần chúng, không được quan liêu, mệnh lệnh và gò ép nhân dân", mà phải giáo dục tuyên truyền, giác ngộ dân chúng để thức tỉnh họ. Đồng thời, Đảng phải tổ chức, đoàn kết họ lại thành một khối thống nhất, bày cách cho dân và hướng dẫn cho họ hành động. Vì vậy, chức năng lãnhđạo và sự lãnhđạo của Đảng phải bảo đảm trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội, phải quan tâm chăm lo đến đời sống nhân dân từ việc nhỏ đến việc lớn: "Đảng vừa lo tính công việc lớn như đổi nền kinh tế và văn hóa lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế và văn hóa tiên tiến, đồng thời lại luôn luôn quan tâm đến những việc nhỏ như tương cà mắm muối cần thiết cho đời sống hằng ngày của nhân dân".
Đảng là người lãnh đạo, nhưng Hồ Chí Minh cũng chỉ rất rõ: Đảng phải sâu sát, gắn bó mật thiết với nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân, khiêm tốn học hỏi nhân dân và phải chịu sự kiểm soát của nhân dân, bởi "sự lãnhđạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng". Đảng phải thực hành triệt để dân chủ, mà trước hết dân chủ trong nội bộ Đảng, để phát huy được mọi khả năng trí tuệ sáng tạo của quần chúng; lãnhđạo nhưng phải chống bao biện, làm thay, phải thông qua chính quyền nhà nước "của dân, do dânvà vì dân"để Đảng thực hiện quyền lãnh đạo của mìnhđối với toàn xã hội. Do đó, Đảng phải lãnhđạo Nhà nước một cách toàn diện, mà trong đó và trước hết là lãnh đạo xây dựng luật pháp để quản lý, điều hành xã hội; đồng thời Đảng phải thường xuyên coi trọng công tác giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức hoạt động trong bộ máy nhà nước, luôn bảo đảm cho nhà nước thực sự vững mạnh, trong sạch, thực sự là Nhà nước "của dân, do dân và vì dân". 
Để thực hiện đầy đủ chức năng của Đảng với tư cách người lãnhđạo, Hồ Chí Minh cònđề cập một cách sâu sắc đến việc Đảng phải thực hiện chế độ kiểm tra và việc phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ đảng viên, cán bộ của Đảng. 
Với tư cách Đảng là người lãnh đạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng có nghĩa bao hàm cả trách nhiệm "là người đầy tớ" của dân. Song, "đầy tớ" ở đây không có nghĩa là "tôi tớ, tôi đòi hay theo đuôi quần chúng "mà là tận tâm, tận lực phụng sự nhân dân nhằm đem lại các quyền và lợi ích cho nhân dân. Người nhấn mạnh: "Đã phụng sự nhândân, thì phải phụng sự cho ra trò. Nghĩa là việc gì có lợi cho dân, thì phải làm cho kỳ được. Việc gì hại cho dân, thì phải hết sức tránh" (1) . Người sử dụng cụm từ "đầy tớ trung thành" là để nhắc nhở và chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viêntrong mọi hoạt động của mình đều phải quan tâm thực sự đến lợi ích của nhân dân: "khổ trước thiên hạ, vui sau thiên hạ", tận tụy với công việc, gương mẫu trước nhân dân, phải thường xuyên "tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt".Phải làm cho dân tin, dân phục để dân hết lòng ủng hộ, giúp đỡ. Mỗi cán bộ, đảng viên "đều là công bộc của dân nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật". 
Mặt khác, ý nghĩa cụm từ "đầy tớ trung thành của nhân dân", theo tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi ở mỗi cán bộ, đảng viên phải có tri thức khoa học, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi; thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng: "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Không chỉ nắmvững và thực hiện tốt quan điểm đường lối của Đảng, mà còn phải biết tuyên truyền, vận động lôi cuốn quần chúng đi theo Đảng đưa sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng. Như vậy, "là người lãnh đạo"; "là người đầy tớ" tuy là hai khái niệm nhưng đều được Hồ Chí Minh sử dụng và chỉ ra sự gắn bó thống nhất, quan hệ biện chứng giữa hai khái niệm đó với nhau. Dù là "người lãnh đạo" hay "người đầy tớ" theo quan điểm của Hồ Chí Minh đều cùng chung một mục đích là: vì dân. Làm tốt chức năng "lãnh đạo" và làm tròn nhiệm vụ "đầy tớ" cho nhân dân là cơ sở vững chắc nhất bảo đảm uy tín và năng lực lãnh đạo của Đảng không những được ăn sâu, bám chắc trong lòng giai cấp công nhân, mà còn trong cả các tầng lớp quần chúng nhân dân lao động và trong toàn thể dân tộc Việt Nam. Đảng cầm quyền, dân là chủ. 
Vấn đề cơ bản nhất của một cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền. Tuy nhiên, theo C. Mác, đó mới là cánh cửa vào xã hội mới chứ chưa phải là xã hội mới. Vì vậy, vấn đề quan trọng là chính quyền thuộc về ai. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu kinh nghiệm và lý luận của các cuộc cách mạng trên thế giới và kết luận: "Cách mạng rồi thì giao quyền cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một số ít người". Như vậy, theo Hồ Chí Minh, quyền lực phải thuộc về nhân dân. Người đãđề cập xâydựng một Nhà nước của dân, do dân và vì dân. 
Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng Đảng lãnh đạo cách mạng là để thiết lập và củng cố quyền làm chủ của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, quyền lực thuộc về nhân dân là bản chất, là nguyên tắc của chế độ mới, một khi xa rờinguyên tắc này, Đảng sẽ trở thành đối lập với nhân dân. Dân làm chủ, Đảng lãnh đạo, Đảng phải lấy “dân làm gốc". 
Mặt khác, dân muốn làm chủ thực sự thì phải theo Đảng. Mỗi người dân phải biết lợi ích và bổn phận của mình tham gia vào xây dựng chính quyền. Với tư tưởng nhân văn cao cả về mối quan hệ biện chứng giữa Đảng với dân, Người luôn suy tư, trăn trở để tìm giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện nguyên tắc dân làm chủ, dân làm gốc. Theo Người, cơ chế ấy chỉ có thể trở thành hiện thực, không bị vi phạm khi cán bộ, đảng viên còn là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Điều đó chứng tỏ rằng ĐCSVN là Đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo đối với cách mạng Việt Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docCACH MANG DTDCND.doc