I. Tri thức khái quát
“Mấy ý nghĩ về thơ” là bài viết về lĩnh vực lí luận phê bình của văn học. Nguyễn Đình Thi trình bày quan điểm của mình về thơ qua bài viết này.
Quan niệm về thơ của ông là quan niệm đúng đắn về thơ nói chung, về thơ ca kháng chiến nói riêng, qua đó đáp ứng được yêu cầu thơ ca phục vụ kháng chiến, vừa nhấn mạnh và làm nổi bật đặc trưng bản chất của thơ ca: là định hướng cho sáng tác thơ nói chung và thơ kháng chiến nói riêng trong phong trào sáng tác văn nghệ thời kì sau cách mạng tháng Tám.
Nguyễn Đình Thi đã nêu ra và phân tích những đặc trưng của thơ. Những quan niệm về thơ của ông cho tới ngày nay còn tươi rói bởi tính tiến bộ và đúng đắn của nó.
II. Hình thức nghệ thuật:
“Mấy ý nghĩ về thơ” là một nội dung văn nghị luận thể hiện rõ nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận. Viết về một vấn đề lí luận phức tạp, nhưng tác giả không lên giọng cao đạo mà dùng lối viết thân tình, chia sẻ, trao đổi với đồng nghiệp bằng giọng tâm huyết của người trong cuộc -đội ngũ những nhà thơ kháng chiến. Bài tiểu luận được viết theo phong cách chính luận - trữ tình, nghị luận kết hợp với các yếu tố tùy bút, lí luận gắn với thực tế (thực tế cuộc sống, thực tế kháng chiến, thực tế tâm trạng của nhà thơ) nên đạt được sự rõ ràng mạch lạc, có sức thuyết phục, có sức lay động thấm thía.
Nguyễn Đình Thi đã phân tích kĩ đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người và phân tích những yếu tố đặc trưng khác của thơ như hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cái thực. Đồng thời ông cũng nêu quan niệm của mình về ngôn ngữ thơ, thơ tự do, thơ không vần.
Bằng cái nhìn của người làm thơ, lí luận về thơ ca, Nguyễn Đình Thi đã đưa ra những lí lẽ sắc sảo, chặt chẽ, dẫn chứng giàu hình ảnh.
mấy ý nghĩ về thơ Nguyễn Đình Thi I. Tri thức khái quát “Mấy ý nghĩ về thơ” là bài viết về lĩnh vực lí luận phê bình của văn học. Nguyễn Đình Thi trình bày quan điểm của mình về thơ qua bài viết này. Quan niệm về thơ của ông là quan niệm đúng đắn về thơ nói chung, về thơ ca kháng chiến nói riêng, qua đó đáp ứng được yêu cầu thơ ca phục vụ kháng chiến, vừa nhấn mạnh và làm nổi bật đặc trưng bản chất của thơ ca: là định hướng cho sáng tác thơ nói chung và thơ kháng chiến nói riêng trong phong trào sáng tác văn nghệ thời kì sau cách mạng tháng Tám. Nguyễn Đình Thi đã nêu ra và phân tích những đặc trưng của thơ. Những quan niệm về thơ của ông cho tới ngày nay còn tươi rói bởi tính tiến bộ và đúng đắn của nó. II. Hình thức nghệ thuật: “Mấy ý nghĩ về thơ” là một nội dung văn nghị luận thể hiện rõ nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận. Viết về một vấn đề lí luận phức tạp, nhưng tác giả không lên giọng cao đạo mà dùng lối viết thân tình, chia sẻ, trao đổi với đồng nghiệp bằng giọng tâm huyết của người trong cuộc -đội ngũ những nhà thơ kháng chiến. Bài tiểu luận được viết theo phong cách chính luận - trữ tình, nghị luận kết hợp với các yếu tố tùy bút, lí luận gắn với thực tế (thực tế cuộc sống, thực tế kháng chiến, thực tế tâm trạng của nhà thơ) nên đạt được sự rõ ràng mạch lạc, có sức thuyết phục, có sức lay động thấm thía. Nguyễn Đình Thi đã phân tích kĩ đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người và phân tích những yếu tố đặc trưng khác của thơ như hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cái thực... Đồng thời ông cũng nêu quan niệm của mình về ngôn ngữ thơ, thơ tự do, thơ không vần. Bằng cái nhìn của người làm thơ, lí luận về thơ ca, Nguyễn Đình Thi đã đưa ra những lí lẽ sắc sảo, chặt chẽ, dẫn chứng giàu hình ảnh. III. Luyện tập Câu 1: Phân tích nghệ thuật lập luận của Nguyễn Đình Thi trong bài viết “Mấy ý nghĩ về thơ”. Gợi ý: 1. Bài viết về một vấn đề thuộc lĩnh vực lí luận nhưng không hề bị rơi vào khô khan, trừu tượng với những khái niệm cứng nhắc. Vấn đề đặt ra trong bài viết thể hiện mang tính chất định hướng cho lí luận sáng tác thơ, khẳng định giá trị sức mạnh của thơ ca đối với đời sống. 2. Những luận điểm cơ bản của bài viết: Bài viết được triển khai thành các luận điểm, sắp xếp theo mô hình tam giác cạnh đáy nằm trên, nghĩa là các luận điểm được sắp xếp theo tiêu chí quan trọng hàng đầu thì đặt lên trên, rồi lần lượt tới các tiêu chí khác cho tới khi giải quyết trọn vẹn vấn đề. 2.1. Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người: Luận điểm này được viết theo lối nêu và giải quyết vấn đề. Mở đầu là một câu hỏi mang tính đặt vấn đề đồng thời cũng là khẳng định vị trí của luận điểm, mấu chốt của vấn đề đặc trưng thơ ca. Từ đó, Nguyễn Đình Thi lí giải quá trình từ hình ảnh hiện thực đến sự xúc động, rung cảm của thi sĩ rồi dùng câu chữ để thể hiện rung cảm. Để lí giải đặc trưng này, tác giả đã đi phân tích hai hình ảnh cụ thể của hiện thực để bạn đọc thấy được mối liên quan giữa hình ảnh của hiện thực khách quan với sự rung động tâm hồn trong mỗi con người và trong con người thi sĩ. Trong thơ có hình ảnh, có rung động của điệu tâm hồn. Nhưng hình ảnh chỉ là cái cớ để nổi lên, để làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc. Cách nói của Nguyễn Đình Thi rất giàu hình ảnh, chặt chẽ, ngắn gọn, khúc chiết. 2.2. Những yếu tố đặc trưng khác của thơ. Tác giả lần lượt phân tích các yếu tố khác làm nên đặc trưng của thơ: Tư tưởng, cảm xúc, hình ảnh, cái thực. Mỗi một đặc trưng đều được tác giả, lí giải . Để diễn đạt ý tưởng lí luận của mình Nguyễn Đình Thi đã sử dụng những hình ảnh ví von so sánh rất đắt để diễn tả cái trừu tượng bằng cái cụ thể. “Cảm xúc là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn”. Đụng chạm với hành động hằng ngày, tâm hồn nảy lên bao nhiêu hình ảnh như những tia lửa toé lên khi búa đập vào sắt trên đe, người làm thơ lượm những tia lửa ấy, kết nên một bó sáng, nó là hình ảnh thơ. Ngôn từ của Nguyễn Đình Thi sống động sâu sắc, chân thực, mang tính hình tượng: “Hình ảnh của thơ trái lại, là hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống , hoặc trạng thái nào đấy!. Hình ảnh thơ là tư tưởng, tình tự, quấn quýt với hồn với xác để tạo ra cái biết toàn thể, biết bằng tất cả tâm hồn, không phải chỉ biết bằng ý niệm, bằng ý thức”. 2.3. Quan niệm về hình thức đặc trưng của thơ: chữ nghĩa, nhịp điệu. - Về chữ nghĩa: tác giả chỉ ra chữ, tiếng trong thơ phải có hai giá trị, giá trị phản ánh, miêu tả với nghĩa tường minh “ nghĩa thế nào là thế ấy” và nghĩa hàm ẩn “bỗng gợi đến chung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, toả ra chung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy”. - Về nhịp điệu: Nguyễn Đình Thi cũng chỉ ra hai hình thức tồn tại của nhịp điệu trong thơ. Đó là nhịp điệu bề nổi, nghe được bằng tai và thứ nhịp điệu bên trong “nhịp điệu của hình ảnh, kết hợp ý, nói chung là của tâm hồn ”. Nhịp điệu có thể cảm nhận được. 2.4. Quan niệm về thơ tự do, thơ không vần. Tác giả nhấn mạnh vần là quan trọng nhưng nhất thiết không phải có vần mới là thơ. Cách lập luận của tác giả sắc sảo qua một loạt những câu hỏi và trả lời như tự tranh luận. * Sau khi lí giải, phân tích, Nguyễn Đình Thi đi đến kết luận về đặc trưng về nội dung, nghệ thuật của thơ: “Dùng bất cứ hình thức nào, miễn là thơ diễn tả được đúng tâm hồn con người mới ngày nay”. Tác giả cũng chỉ ra cái không giới hạn của thơ và của sự phát triển thơ ca mới. Bài viết chặt chẽ, lập luận sắc sảo, đầy tính thuyết phục, thể hiện tâm hồn, trí tuệ của tác giả.
Tài liệu đính kèm: