Bón phân hợp lý bảo vệ môi trường

Bón phân hợp lý bảo vệ môi trường

Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây trồng sử dụng để tăng năng suất, sinh trưởng, phát triển tốt và người trồng trọt đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại hậu quả tiêu cực cho môi trường sinh thái và cây trồng.

Để bón phân hợp lý cần thực hiện ‘5 đúng’ và ‘1 cân đối’ khi bón phân.

5 ĐÚNG :

1. Bón đúng loại phân : Phân bón có nhiều loại, mỗi loại có một tác dụng riêng, cây cần loại nào bón loại đó, bón không đúng loại phân cây yêu cầu, có thể gây ra nhiều hậu quả xấu.

2. Bón đúng lúc : Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng, có giai đoạn cây cần đạm nhiều hơn kali, có giai đoạn yêu cầu kali nhiều hơn đạm.

Bón đúng thời điểm cây cần thì phân mới phát huy được tác dụng.

Cây trồng dường như lúc nào cũng có nhu cầu dưỡng chất trong suốt cả cuộc đời, vì vậy để cây sử dụng tốt các loại phân bón, nên chia phân ra để bón cho cây nhiều đợt, lúc cây đang có hoạt động sinh trưởng mạnh, nếu bón tập trung một lúc với liều lượng và nồng độ phân bón cao, cây không thể sử dụng hết phân bón được, lượng phân bón bị hao hụt nhiều, tạo lãng phí và thậm chí có lúc gây ra những tác động xấu.

 

doc 2 trang Người đăng vanady Lượt xem 3642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bón phân hợp lý bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÓN PHÂN HỢP LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây trồng sử dụng để tăng năng suất, sinh trưởng, phát triển tốt và người trồng trọt đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại hậu quả tiêu cực cho môi trường sinh thái và cây trồng.
Để bón phân hợp lý cần thực hiện ‘5 đúng’ và ‘1 cân đối’ khi bón phân.
5 ĐÚNG :
Bón đúng loại phân : Phân bón có nhiều loại, mỗi loại có một tác dụng riêng, cây cần loại nào bón loại đó, bón không đúng loại phân cây yêu cầu, có thể gây ra nhiều hậu quả xấu.
Bón đúng lúc : Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng, có giai đoạn cây cần đạm nhiều hơn kali, có giai đoạn yêu cầu kali nhiều hơn đạm. 
Bón đúng thời điểm cây cần thì phân mới phát huy được tác dụng.
Cây trồng dường như lúc nào cũng có nhu cầu dưỡng chất trong suốt cả cuộc đời, vì vậy để cây sử dụng tốt các loại phân bón, nên chia phân ra để bón cho cây nhiều đợt, lúc cây đang có hoạt động sinh trưởng mạnh, nếu bón tập trung một lúc với liều lượng và nồng độ phân bón cao, cây không thể sử dụng hết phân bón được, lượng phân bón bị hao hụt nhiều, tạo lãng phí và thậm chí có lúc gây ra những tác động xấu.	
Bón đúng đối tượng : đối tượng của việc bón phân chính là cây trồng.
Thực tế cho thấy, cây trồng được các tập đoàn vi sinh vật trong đất cung cấp một số lớn các dưỡng chất, nhất là các chất vi lượng thông qua việc phân hủy các chất hữu cơ trong đất hay cố định chất từ trong không khí. Bón phân để kích hoạt các tập đoàn vi sinh vật này sẽ giúp cho cây trồng có một nguồn dưỡng chất dồi dào về số lượng và tương đối cân bằng về các dưỡng chất. Trong trường hợp này, mục đích bón phân không nhằm trực tiếp vào đối tượng cây trồng mà nhằm vào tập đoàn vi sinh vật trong đất.
Một số trường hợp, bón phân giúp cho cây trồng sinh trưởng tốt và tạo nên nguồn thức ăn dồi dào cho sâu bệnh gây hại, càng bón nhiều phân, sâu bệnh gây hại cho cây trồng trầm trọng hơn, và mục tiêu bón phân lúc này là ngăn cản sự tích lũy và gây hại của sâu bệnh trên cơ sở tạo sức đề kháng cho cây trồng. Đặc biệt phân K phát huy tác dụng này rất rõ.
Trong hệ sinh thái, việc tồn tại và hoạt động dựa trên 3 mối quan hệ chính, đó là : thông tin, năng lượng và vật chất. Quan hệ vật chất liên quan đến sự vận động chuyển hóa một khối lượng chỉ là những động tác nhẹ với lượng vật chất không lớn để tạo ra những phản ứng và hiệu quả lớn.
Bón phân tức là đưa vào hệ sinh thái nông nghiệp những yếu tố mới và có tác động lên các mối liên hệ. Cho đến nay, người ta chỉ chú ý đến các mối liên hệ vật chất, trao đổi chất trong việc bón phân. Thực tế, phân bón còn có những tác động sâu sắc đến mối quan hệ thông tin và năng lượng. Phát hiện được điều này sẽ giúp chúng ta có thể bón phân cho cây trồng không nhiều, nhưng sẽ tạo ra các hiệu quả đáng kể, góp phần tích cực vào việc tăng năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Bón đúng thời vụ : Thời tiết có ảnh hưởng đế tác động và hiệu quả của phân bón, mưa làm rửa trôi phân bón, nắng gắt làm thiệt hại cho cây trồng qua hoạt động của phân bón, cụ thể như làm cháy lá, hư hại hoa, quả.
Thường thời vụ bón phân tốt nhất cho cây trồng là sắp vào đầu mùa mưa và áp cuối mùa mưa, lúc này trời dịu mát, đất tương đối đủ ẩm và cây trồng đang vào những giai đoạn sinh trưởng cần hỗ trợ của dưỡng chất cung ứng từ phân bón.
Bón đúng cách : Có nhiều cách bón phân khác nhau như : bón vào hố, bón vào rãnh, bón rãi trên mặt đất, hòa phân vô nước, phun lên lá, bón phân kết hợp tưới .. và cũng có nhiều dạng phân bón như dạng phân bột, dạng phân viên, dạng phân lỏng ..
Ngoài ra còn có nhiều thời kỳ bón phân được thực hiện như ; bón lót, bón thúc lúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúac kết hạt ..
Chọn một cách hợp lý trên cơ sở dạng phân, thời kỳ bón phân thích hợp cho cây trồng sẽ phát huy được hiệu quả của phân bón với cây trồng thông qua việc tăng năng suất cho cây trồng, thúc đẩy sinh trưởng cây trồng và khống chế được các bệnh hại cho cây trồng để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
1 CÂN ĐỐI :
Cây trồng thường có yêu cầu về dưỡng chất ở một liều lượng nhất định nào đó và với những tỷ lệ cân đối giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng theo yêu cầu, cây trồng sẽ sinh truởng và phát triển kém, ngay cả khi được cung cấp một chất dinh dưỡng khác ở mức thừa thải.
Các dưỡng chất không khí tác động trực tiếp lên cây mà còn có ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng với nhau.
Tỷ lệ cân đối về dưỡng chất theo yêu cầu của từng cây trồng có khác nhau và thay đổi theo lượng phân bón sử dụng, tỷ lệ này cũng khác nhau so với loại đất trồng. Đây là điều cần lưu ý để bón phân có hiệu quả vì không thể áp dụng một công thức phân bón cho một cây trồng trên 2 loại đất khác nhau.
Bón phân không cân cân đối sẽ đến việc lãng phí không phát huy được tác dụng của phân, ngoài ra còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng và môi trường sinh thái.
Bón phân cân đối sẽ có tác dụng tốt như :
Ổn định và cải thiện độ phì đất, bảo vệ đất chống xói mòn, rửa trôi.
Tăng năng suất cây trồng
Nâng cao chất lượng sản phẩm cây trồng.
Bảo vệ được nguồn nước, hạn chế chất thải gây độc hại cho môi trường.
Góp phần đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.

Tài liệu đính kèm:

  • docBonphanhoply.doc