Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kỳ II (Có đáp án)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kỳ II (Có đáp án)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng với chức năng của di truyền y học tư vấn? (chương V/ bài 30/ mức độ 1)

A. Chẩn đoán. C. Cho lời khuyên quan đến các bệnh và tật di truyền.

B. Cung cấp thông tin. D. Điều trị các tật, bệnh di truyền.

Đáp án: D

Câu 2: Những người có quan hệ huyết thống trong vòng mấy đời thì không được kết hôn với nhau? (chương V/ bài 30/ mức độ 1)

A. 3 đời . C. 5 đời.

B. 4 đời . D. 6 đời.

Đáp án: A

Câu 3: Ở lứa tuổi nào sau đây phụ nữ không nên sinh con? (chương V/ bài 30/ mức độ 1)

A. 24. B. 28. C. 34. D. Trên 35.

Đáp án: D

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường, làm tăng số người mắc bệnh, tật di truyền là do: (chương V/ bài 30/ mức độ 3)

A. Khói thải ra từ các khu công nghiệp.

B. Sự tàn phá các khu rừng phòng hộ do con người gây ra.

C. Các chất phóng xạ và hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.

D. Nguồn lây lan các dịch bệnh.

Đáp án: C

Câu 5: Bệnh bạch tạng do một gen lặn quy định. Một cặp vợ chồng có màu da bình thường và đều có kiểu gen dị hợp thì tỉ lệ phần trăm con của họ mắc bệnh bạch tạng là: (chương V/ bài 30/ mức độ 3)

A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 100%.

Đáp án: A

Câu 6: Ngành di truyền y học có chức năng chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền được gọi là gì? (chương V/ bài 30/ mức độ 1)

A. Di truyền học sức khỏe.

B. Di truyền học hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình .

C. Di truyền y học tư vấn.

D. Di truyền học tương lai nhân loại.

Đáp án: C

Câu 7: Những trường hợp nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ra các bệnh, tật di truyền ở người?

(chương V/ bài 30/ mức độ 1)

A. Do kết hôn gần trong phạm vi 3 đời

B. Người phụ nữ trên 35 tuổi còn sinh đẻ

C. Do ăn uống thiếu chất

D. Sống ở môi trường bị ô nhiễm nặng do phóng xạ, hóa chất

Đáp án: C

Câu 8: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? (chương V/ bài 30/ mức độ 2)

A. Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ mắc bệnh, tật di truyền

B. Khi con lớn bố mẹ đã già không đủ sức lực đầu tư cho con phát triển tốt

C. Chăm sóc con nhỏ ở người đứng tuổi không phù hợp về thể lực và sức chịu đựng

D. Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì 100% con sinh ra mắc bệnh , tật di truyền

Đáp án: A

 

doc 38 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kỳ II (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Sinh học – Lớp 9
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng với chức năng của di truyền y học tư vấn? (chương V/ bài 30/ mức độ 1)
Chẩn đoán.	C. Cho lời khuyên quan đến các bệnh và tật di truyền.
Cung cấp thông tin.	D. Điều trị các tật, bệnh di truyền.
Đáp án: D
Câu 2: Những người có quan hệ huyết thống trong vòng mấy đời thì không được kết hôn với nhau? (chương V/ bài 30/ mức độ 1)
3 đời .	C. 5 đời.
4 đời .	D. 6 đời.
Đáp án: A
Câu 3: Ở lứa tuổi nào sau đây phụ nữ không nên sinh con? (chương V/ bài 30/ mức độ 1)
24.	B. 28.	C. 34.	D. Trên 35.
Đáp án: D
Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường, làm tăng số người mắc bệnh, tật di truyền là do: (chương V/ bài 30/ mức độ 3)
Khói thải ra từ các khu công nghiệp.
Sự tàn phá các khu rừng phòng hộ do con người gây ra.
Các chất phóng xạ và hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.
Nguồn lây lan các dịch bệnh.
Đáp án: C
Câu 5: Bệnh bạch tạng do một gen lặn quy định. Một cặp vợ chồng có màu da bình thường và đều có kiểu gen dị hợp thì tỉ lệ phần trăm con của họ mắc bệnh bạch tạng là: (chương V/ bài 30/ mức độ 3)
A. 25%.	B. 50%.	C. 75%.	D. 100%.
Đáp án: A 
Câu 6: Ngành di truyền y học có chức năng chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền được gọi là gì? (chương V/ bài 30/ mức độ 1)
Di truyền học sức khỏe.
Di truyền học hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình..
Di truyền y học tư vấn.
Di truyền học tương lai nhân loại.
Đáp án: C 
Câu 7: Những trường hợp nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ra các bệnh, tật di truyền ở người?
(chương V/ bài 30/ mức độ 1)
Do kết hôn gần trong phạm vi 3 đời
Người phụ nữ trên 35 tuổi còn sinh đẻ
Do ăn uống thiếu chất
Sống ở môi trường bị ô nhiễm nặng do phóng xạ, hóa chất
Đáp án: C
Câu 8: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? (chương V/ bài 30/ mức độ 2)
Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ mắc bệnh, tật di truyền 
Khi con lớn bố mẹ đã già không đủ sức lực đầu tư cho con phát triển tốt
Chăm sóc con nhỏ ở người đứng tuổi không phù hợp về thể lực và sức chịu đựng
Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì 100% con sinh ra mắc bệnh , tật di truyền 
Đáp án: A
Câu 9: Hãy chọn câu sai trong các câu sau: Tại sao không nên kết hôn gần? (chương V/ bài 30/ mức độ 1)
Vì làm suy thoái nòi giống
Vì làm các đột biến lặn có hại dễ biểu hiện ra kiểu hình .
Vì vi phạm Luật Hôn nhân gia đình
Vì dễ gây ra chứng vô sinh ở nữ
Đáp án: D
Câu 10: Điều nào sau đây là không đúng cho cơ sở di truyền của luật hôn nhân gia đình? (chương V/ bài 30/ mức độ 2)
Nên sinh con ở độ tuổi 20 à 24 để đảm bảo học tập và công tác tốt và giảm thiểu tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao
Nếu người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời lấy nhau thì khả năng dị tật ở con cái học tăng lên rõ rệt và dẫn đến suy thoái nòi giống
Do tỉ lệ nam / nữ ở tuổi 18 – 35 là 1 : 1 nên mỗi người chỉ được lấy một vợ (hay một chồng)
Nếu một nam lấy nhiều vợ hay một nữ lấy nhiều chồng sẽ dẫn đến mất cân bằng trong xã hội
Đáp án: A
Câu 11: Di truyền y học tư vấn có chức năng gì? (chương V/ bài 30/ mức độ 1)
Giúp y học chẩn đoán, phát hiện bệnh di truyền, tìm ra nguyên nhân, từ đó đề ra cách phòng và chữa bệnh.
Giúp y học khắc phục những hậu quả của các bệnh, tật di truyền
Chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến bệnh và tật di truyền
Mở phòng tư vấn về Luật Hôn nhân và gia đình
Đáp án: C
Câu 12: Chọn từ phù hợp trong số những từ cho sẵn để điền vào chỗ trống trong câu: “Di truyền học đã chỉ rõ hậu quả của việc kết hôn gần làm cho các đột biến  có hại được biểu hiện trên cơ thể đồng hợp”. (chương V/ bài 30/ mức độ 2)
Lặn	B. Trội	C. Chậm	D. Nhanh	
Đáp án: A 
Câu 13: Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về: (chương VI / bài 31/ mức độ 2)
Quy trình ứng dụng di truyền học vào trong tế bào.
Quy trình sản xuất để tạo ra cơ quan hoàn chỉnh.
Quy trình nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
Duy trì sản xuất cây trồng hoàn chỉnh.
Đáp án: C
Câu 14: Trong công đoạn của công nghệ tế bào, người ta tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để tạo: (chương VI / bài 31/ mức độ 1)
Cơ thể hoàn chỉnh.	C. Cơ quan hoàn chỉnh.
Mô sẹo.	D. Mô hoàn chỉnh.
Đáp án: B
Câu 15: Để có đủ cây trồng trong một thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta tách bộ phận nào của cây để nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặt trong ống nghiệm? (chương VI/ bài 31/mức độ1)
Mô.	C. Mô phân sinh.
Tế bào rễ.	D. Mô sẹo và tế bào rễ.
Đáp án: C
Câu 16: Trong công nghệ tế bào, người ta dùng tác nhân nào để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chính? (chương VI / bài 31/ mức độ 1)
Tia tử ngoại.	C. Xung điện.
Tia X.	D. Hoocmôn sinh trưởng.
Đáp án: D
Câu 17: Hãy chọn câu sai trong các câu: Ý nghĩa của việc ứng dụng nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng là gì? (chương VI / bài 31/ mức độ 2)
Giúp nhân nhanh giống cây trồng đáp ứng yêu cầu của sản xuất
Giúp tạo ra giống có nhiều ưu điểm như sạch nấm bệnh, đồng đều về đặc tính của giống gốc 
Giúp tạo ra nhiều biến dị tốt
Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
Đáp án: C
Câu 18: Nhân bản vô tính ở động vật đã có những triển vọng như thế nào? (chương VI /bài 31/ mức độ 3)
Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng và nhân nhanh giống vật nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất
Tạo ra giống vật nuôi mới có nhiều đặc tính quý
Tạo ra cơ quan nội tạng từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người
Tạo ra giống có năng suất cao, miễn dịch tốt
Đáp án: A 
Câu 19: Để tăng nhanh số lượng cá thể đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta áp dụng phương pháp nào? (chương VI / bài 31/ mức độ 2)
Vi nhân giống 	C. Gây đột biến dòng tế bào xôma
Sinh sản hữu tính	D. Gây đột biến gen
Đáp án: A
Câu 20: Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp: (chương VI / bài 31/ mức độ 3)
Gây đột biến gen	C. Nhân bản vô tính	
Gây đột biến dòng tế bào xôma	D. Sinh sản hữu tính
Đáp án: C
Câu 21: Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện : (chương VI / bài 31/ mức độ 1)
Công nghệ tế bào	C. Công nghệ sinh học
Công nghệ gen	D. Kĩ thuật gen
Đáp án: A
Câu 22: Người ta tách mô phân sinh (từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ tế bào lá non) nuôi cấy trong môi trường nào để tạo ra mô sẹo? (chương VI / bài 31/ mức độ 1)
Môi trường tự nhiên
Môi trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm
Kết hợp môi trường nhân tạo và tự nhiên
Môi trường dinh dưỡng trong vườn ươm
Đáp án: B
Câu 23: Hãy chọn phương án sai: Phương pháp vi nhân giống ở cây trồng và nhân bản vô tính ở động vật có nhiều ưu việt hơn so với nhân giống vô tính bằng cách: giâm, chiết, ghép. (chương VI / bài 31/ mức độ 2)
Ít tốn giống	C. Tạo ra nhiều biến dị tốt
Sạch mầm bệnh	D. Nhân nhanh nguồn gen quý hiếm
Đáp án: C
Câu 24: Trong 8 tháng từ một củ khoai tây đã thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng cho 40 ha. Đây là kết quả ứng dụng của lĩnh vực công nghệ nào? .(chương VI / bài 31/ mức độ 3)
Công nghệ chuyển gen
Công nghệ tế bào
Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi
Công nghệ sinh học xử lí môi trường
Đáp án: B
Câu 25: Trong kĩ thuật cấy gen, ADN tái tổ hợp được hình thành bởi: (chươngVI / bài 32/ mức độ2)
Phân tử ADN của tế bào nhận là plasmit
Một đoạn ADN của tế bào cho với một đoạn ADN của tế bào nhận là plasmit
Một đoạn mang gen của tế bào cho với ADN của thể truyền
Một đoạn ADN mang gen của tế bào cho với ADN tái tổ hợp 
Đáp án: C
Câu 26: Kĩ thuật gen là gì? (chươngVI / bài 32/ mức độ1)
Kĩ thuật gen là kĩ thuật tạo ra một gen mới.
Kĩ thuật gen là các thao tác sửa chữa một gen hư hỏng.
Kĩ thuật gen là các thao tác chuyển một gen từ tế bào nhận sang tế bào khác.
Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên ADN, để chuyển một đoạn ADN mang một gen hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền
Đáp án: D
Câu 27: Công nghệ gen là gì? (chươngVI / bài 32/ mức độ1)
Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen
Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình tạo các ADN tái tổ hợp
Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình tạo ra các sinh vật biến đổi gen
Công nghệ gen là ngành khoa học nghiên cứu về cấu trúc về hoạt động của các gen
Đáp án: A
Câu 28: Những thành tựu nào dưới đây không phải là kết quả ứng dụng của công nghệ gen? (chươngVI / bài 32/ mức độ 2 )
Tạo chủng vi sinh vật mới
 Tạo cây trồng biến đổi gen 
Tạo cơ quan nội tạng của người từ các tế bào động vật 
Tạo ra các cơ thể động vật biến đổi gen.
Đáp án: C
Câu 29: Ngành công nghệ sử dụng các tế bào sống và quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người là ngành :(chươngVI / bài 32/ mức độ2)
Công nghệ enzim / prôtêin	C. Công nghệ tế bào thực vật và động vật
Công nghệ gen	D. Công nghệ sinh học
Đáp án: D
Câu 30: Ngành công nghệ nào là công nghệ cao và mang tính quyết định sự thành công của cuộc cách mạng sinh học? (chươngVI / bài 32/ mức độ 2)
Công nghệ gen	C. Công nghệ chuyển nhân và phôi
Công nghệ enzim / prôtêin	D. Công nghệ sinh học xử lí môi trường
Đáp án: A
Câu 31: Ngành công nghệ nào sản xuất ra các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và bảo quản thực phẩm? (chươngVI / bài 32/ mức độ 3)
A. Công nghệ enzim / prôtêin	C. Công nghệ tế bào thực vật và động vật 
B. Công nghệ gen	D. Công nghệ lên men
Đáp án: D
Câu 32: Ngành công nghệ nào sản xuất ra các loại axít amin, các chất cảm ứng sinh học và thuốc phát hiện chất độc? (chươngVI / bài 32/ mức độ 3)
Công nghệ enzim / prôtêin	C. Công nghệ sinh học y – dược
Công nghệ sinh học xử lí môi trường	D. Công nghệ tế bào thực vật và động vật
Đáp án: A
Câu 33: Trong các khâu sau: Trình tự nào là đúng với kĩ thuật cấy gen? (chươngVI / bài 32/ mức độ 2) 
Tạo ADN tái tổ hợp
Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen ghép biểu hiện
Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút
I, II, III	B. III, II, I	C. III, I, II	D. II, III, I
Đáp án: C
Câu 34: Hoocmôn nào sau đây được dùng để trị bệnh đái tháo đường ở người? (chươngVI / bài 32/ mức độ 1)
Glucagôn	B. Ađrênalin	C. Tirôxin	D. Insulin
Đáp án: D
Câu 35: Trong các lĩnh vực sau đây:
Tạo các chủng vi sinh vật mới
Tạo giống cây trồng biến đổi gen
Tạo động vật biến đổi gen
Trong sản xuất và đời sống, công nghệ gen được ứng dụng ở các lĩnh vực nào? (chươngVI / bài 32/ mức độ 1)
I	B. II, II ... ng lượng mặt trời
Cây rừng và thú rừng
Đáp án: C
Câu 274: Nguồn năng lượng dưới đây nếu được khai thác sử dụng sẽ không gây ô nhiễm môi trường là: (Chương IV /Bài 58/ Mức 1)
Khí đốt thiên nhiên
Than đá
Dầu mỏ
Bức xạ mặt trời
Đáp án: D
Câu 275 : Tài nguyên nào sau đây được xem là nguồn năng lượng sạch? (Chương IV /Bài 58/ Mức 1)
Bức xạ mặt trời, gió, nhiệt trong lòng đất
Dầu mỏ, khí đốt
Than đá và nguồn khoáng sản kim loại
Dầu mỏ, thủy triều, khí đốt
Đáp án: A
Câu 276: Nguồn năng lượng vĩnh cửu là: (Chương IV /Bài 58/ Mức 1)
Năng lượng khí đốt
Năng lượng từ dầu mỏ
Năng lượng nhiệt từ mặt trời
Năng lượng từ than củi
Đáp án: C
Câu 277 : Dựa vào yếu tố nào sau đây để xếp đất vào nguồn tài nguyên tái sinh: (Chương IV /Bài 58/ Mức 2)
Trong đất chứa nhiều khoáng sản kim loại
Đất thường xuyên được bồi đắp bởi phù sa, được tăng độ mùn từ xác động thực vật
Trong đất có nhiều than đá
Nhiều quặng dầu mỏ, khí đốt trong lòng đất
Đáp án: B
Câu 278: Hãy cho biết nhóm tài nguyên nào sau đây là cùng một dạng (tài nguyên tái sinh, không tái sinh hoặc năng lượng vĩnh cửu) : (Chương IV /Bài 58/ Mức 3 )
Rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước
Dầu mỏ, khí đốt, tài nguyên sinh vật
Bức xạ mặt trời, rừng, nước
Đất, tài nguyên sinh vật, khí đốt
Đáp án: A
Câu 279 : Những biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất là: (Chương IV /Bài 58/ Mức 2)
Trồng cây gây rừng để chống xói mòn
Tăng cao độ phì cho đất
Bảo vệ động vật hoang dã
Chống xói mòn, chống nhiễm mặn, nâng cao độ phì cho đất
Đáp án: D
Câu 280: Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là: (Chương IV /Bài 58/ Mức 3)
A. Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa
Tăng cường khai thác nhiều hơn nguồn thú rừng
Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia
Chặt phá các khu rừng già để trồng lại rừng mới
Đáp án: C
Câu 281: Ngoài việc cung cấp gỗ quý, rừng còn có tác dụng gì cho môi trường sống của con người? (Chương IV /Bài 58/ Mức 3)
Cung cấp động vật quý hiếm
Thải khí CO2, giúp cây trồng khác quang hợp
Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ngăn chặn lũ lụt
Là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật
Đáp án: C
Câu 282: Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là : (Chương IV /Bài 59/ Mức 1)
Bảo vệ các loài sinh vật
Bảo vệ rừng đầu nguồn
Bảo vệ môi trường sống của sinh vật
Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng
Đáp án: D
Câu 283:Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã, cần ngăn chặn hoạt động nào dưới đây? (Chương IV /Bài 59/ Mức 1)
Trồng cây gây rừng để tạo môi trường sống cho động vật hoang dã.
Săn bắn thú hoang dã, quý hiếm
Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia
Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn
Đáp án: B
Câu 284: Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất là:
(Chương IV /Bài 59/ Mức 1)
Trồng cây gây rừng
Tiến hành chăn thả gia súc
Cày xới để làm nương, rẫy để sản xuất lương thực
Làm nhà ở
Đáp án: A
Câu 285: Những hành động nào sau đây làm suy thoái môi trường: (Chương IV /Bài 59/ Mức 1)
Trồng cây trên đồi trọc
Săn bắt động vật quý hiếm
Không chặt phá rừng bừa bãi
Săn bắt động vật quý hiếm – phun thuốc trừ sâu
Đáp án: D
Câu 286:Vai trò của việc trồng cây gây rừng trên vùng đất trọc, đất trống là: (Chương IV /Bài 59/ Mức 2)
Hạn chế xói mòn, lũ lụt, cải tạo khí hậu
Cho ta nhiều gỗ
Phủ xanh vùng đất trống
Bảo vệ các loài động vật
Đáp án: A
Câu 287: Để làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất – tăng năng suất cây trồng, ta cần phải: (Chương IV /Bài 59/ Mức 2)
Trồng một loại cây nhất định trên vùng đất đó
Thay đổi các loại cây trồng hợp lí (trồng luân canh, trồng xen kẽ)
Trồng cây kết hợp bón phân
Trồng các loại giống mới
Đáp án: B
Câu 288:Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia nhằm mục đích gì? (Chương IV /Bài 59/ Mức 2)
Bảo vệ nguồn gen sinh vật
Tạo khu du lịch
Bảo vệ hệ sinh thái và bảo vệ nguồn gen sinh vật
Hạn chế diện tích rừng bị khai phá
Đáp án: C
Câu 289 : Những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã là : (Chương IV /Bài 59/ Mức 3)
A Bảo vệ tài nguyên sinh vật - bảo vệ các khu rừng già.
B. Trồng thêm cây và gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều sinh vật.
C. Bảo vệ tài nguyên sinh vật và cải tạo các hệ sinh thái đã bị thoái hóa
D. Bảo vệ các động vật quý hiếm, xây dựng các vườn quốc gia
Đáp án: C
Câu 290: Công nghệ sinh học đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc bảo vệ tài nguyên sinh vật: (Chương IV /Bài 59/ Mức 3)
Bảo tồn nguồn gen quý hiếm
Tạo ra nhiều giống mới
Lưu giữ và nhân nhanh nhiều giống quý hiếm.
Đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người
Đáp án: C
Câu 291: Em hãy cho biết công việc của chúng ta đã làm để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật: (Chương IV /Bài 59/ Mức 3)
Xây dựng các khu rừng quốc gia ,bảo vệ sinh vật có tên trong sách đỏ 
Chặt phá rừng làm củi, lấy gỗ
Sử dụng đúng mức thuốc trừ sâu và hóa chất
Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đáp án: A
Câu 292:Các hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất: (Chương IV /Bài 60/ Mức 2)
Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái vùng ven bờ
Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái vùng biển khơi
Hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái ao hồ
Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái nước ngọt
Đáp án: D
Câu 293: Hệ sinh thái dưới đây không phải là hệ sinh thái trên cạn? (Chương IV /Bài 60/ Mức 1)
Rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới
Rừng ngập mặn
Vùng thảo nguyên hoang mạc
Rừng mưa nhiệt đới
Đáp án: B
Câu 294: Hệ sinh thái lớn nhất trên quả đất là: (Chương IV /Bài 60/ Mức 2)
Rừng mưa nhiệt đới
Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
Các hệ sinh thái hoang mạc
Biển
Đáp án: D
Câu 295 : Mục tiêu của bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp là : (Chương IV /Bài 60/ Mức 1)
Tăng năng suất và hiệu quả các hệ sinh thái để phát triển kinh tế trong thời gian hiện tại. 
Phát triển ổn định kinh tế - môi trường, duy trì và cải tạo các hệ sinh thái chủ yếu để đạt năng suất và hiệu quả cao.
Thay đổi tập quán canh tác lạc hậu thiếu hiệu quả và năng suất thấp 
Bảo đảm cung cấp đủ lương thực, thực phẩm trong chăn nuôi.
Đáp án: B
Câu 296: Để vừa khai thác nguồn tài nguyên biển, vừa bảo vệ môi trường biển và phục hồi tài nguyên biển, cần phải: (Chương IV /Bài 60/ Mức 2)
Khai thác hợp lí kết hợp cải tạo, phục hồi và nuôi bổ sung .
Đánh bắt hải sản bằng chất nổ
Tăng cường đánh bắt ở ven bờ
Dùng hóa chất hoặc xung điện để đánh bắt hải sản
Đáp án: A
Câu 297: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái có ý nghĩa gì? (Chương IV /Bài 60/ Mức 3)
Bảo vệ được nguồn khoáng sản
Bảo vệ được các loài động vật hoang dã
Bảo vệ vốn gen, giữ vững cân bằng sinh thái trên toàn cầu. 
Bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
Đáp án: C
Câu 298: Hiện trạng rừng ở nước ta như thế nào? (Chương IV /Bài 60/ Mức 3)
A.Tỉ lệ đất được che phủ của rừng trên 50%
B. Rừng đang dần bị thu hẹp, đặc biệt rừng nguyên sinh đang bị phá hoại
C. Rừng đầu nguồn tự nhiên đang phát triển tốt, góp phần làm giảm lũ lụt.
D. Rừng được bảo vệ tốt, các loài chim di cư đang xuất hiện trở lại.
Đáp án: B
Câu 299:Vai trò của hệ sinh thái biển đối với đời sống con người? (Chương IV /Bài 60/ Mức 3)
Các loài động - thực vật biển là nguồn thức ăn của con người
Biển giúp con người vận chuyển hàng hóa
Biển cho con người muối ăn
Biển cung cấp thức ăn , phát triển kinh tế , giao lưu vận chuyển, điều hòa nhiệt độ trên trái đất
Đáp án: D
Câu 300: Có cần phải bảo vệ hệ sinh thái biển không? Tại sao? (Chương IV /Bài 60/ Mức 3)
Hiện nay chưa cần quan tâm đến sự ô nhiễm của biển vì biển vô cùng rộng lớn, hoạt động con người không ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển
Cần vì : biển đang bị ô nhiễm do các hoạt động giao thông trên biển
Cần vì : nhiều vùng biển bị ô nhiễm do hoạt động của con người . 
Không cần vì : hàng năm trên thế giới đã có ngày “làm sạch bãi biển”
Đáp án: C
Câu 301:Hệ sinh thái vùng rừng ngập mặn ven biển nước ta có ý nghĩa gì? (Chương IV /Bài 60/ Mức 1)
Góp phần điều hòa không khí, chắn sóng
Cho một khối lượng gỗ đáng kể
Là bãi đẻ và nơi sinh sống nhiều loài hải sản
Là nơi cư trú của nhiều loài động vật, thực vật góp phần điều hòa khí hậu, chắn sóng, nơi tổ chức du lịch sinh thái, nuôi các loài hải sản quý, cho ta một lượng gỗ lớn.
Đáp án: D
Câu 302: Các loài rùa biển đang bị săn lùng lấy mai làm đồ mĩ nghệ, số lượng rùa còn lại rất ít, chúng ta cần bảo vệ loài rùa biển như thế nào? (Chương IV /Bài 60/ Mức 1)
A. Bảo vệ các bãi cát là bãi đẻ của rùa biển và vận động người dân không đánh bắt rùa biển
B. Tổ chức cho nhân dân nuôi rùa
C. Không lấy trứng rùa
D. Chỉ khai thác rùa ngoài thời gian sinh sản
Đáp án: A
Câu 303: Luật Bảo vệ môi trường quy định việc bảo vệ môi trường nhằm (Chương IV /Bài 61/ Mức 1)
Bảo vệ sự đa dạng các hệ sinh thái
Bảo vệ sức khỏe của nhân dân, phục vụ sự phát triển lâu bền của đất nước và góp phần bảo vệ môi trường trong khu vực toàn cầu
Bảo vệ môi trường không khí
Bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên
Đáp án: B
Câu 304: Cho biết nội dung chương II của Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam? (Chương IV /Bài 61/ Mức 2)
Phòng chống suy thoái môi trường
Cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam
Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp
Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường
Đáp án: D
Câu 305: Đối với việc sử dụng đất sản xuất, Luật Bảo vệ môi trường quy định cho người được sử dụng là: (Chương IV /Bài 61/ Mức 1)
Được tự do thay đổi thực trạng của đất
Được tự do thay đổi mục đích sử dụng
Có quy hoạch sử dụng đất hợp lí và có kế hoạch cải tạo đất
Tự do sang nhượng đất
Đáp án: C
Câu 306:Trách nhiệm của cá nhân khi gây ra sự cố môi trường là :(Chương IV /Bài 61/ Mức 2)
Phải nộp phạt cho chính quyền sở tại hoặc tổ chức quản lí môi trường của địa phương.
Phải thay đổi công nghệ sản xuất không gây ô nhiễm môi trường
Phải có trách nhiệm bồi thường, khắc phục hậu quả về mặt môi trường 
Phải di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nơi có dân cư
Đáp án: C
Câu 307: Đối với chất thải công nghiệp và sinh hoạt, Luật Bảo vệ môi trường quy định: (Chương IV /Bài 61/ Mức 2)
Có thể đưa trực tiếp ra môi trường
Có thể tự do chuyên chở chất thải từ nơi này đến nơi khác
Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.
Chôn vào đất
Đáp án: C
Câu 308:Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện Luật Bảo vệ môi trường: (Chương IV /Bài 61/ Mức 2)
Thành lập đội cảnh sát môi trường
Mỗi người dân phải tìm hiểu luật và tự giác thực hiện
Xây dựng môi trường “Xanh, sạch, đẹp”
Quy hoạch và sử dụng kế hoạch có hiệu quả đất đai
Đáp án: B

Tài liệu đính kèm:

  • docBo cau hoi trac nghiem Sinh 9 HK 2.doc