Biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn Huyện Krông Buk

Biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn Huyện Krông Buk

PHẦN MỞ ĐẦU

I.Lý do chọn đề tài

 Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới sự nghiệp chăm sóc và phát huy yếu tố con người .Điều đó xuất phát từ nhận thức sâu sắc nhứng giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của yếu con người ,chủ thể của mọi sáng tạo ,mọi nguồn cuả cải vật chất và văn hóa ,mọi nền văn minh của mọi quốc gia. Xây dựng và phát triển con người có giá trị cao, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức là động lực, đồng thời là mục tiêu của xã hội. Để đạt được điều đó, Giáo dục và Đào tạo có vai trò quyết định.

 Để phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Giáo dục và Đào tạo có một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Bởi lẽ con người là chủ thể của mọi sáng tạo, là nhân tố quyết định trong phát triển kinh tế xã hội. Đảng ta đã khẳng định “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, trong đó giáo dục và đào tạo giữ vai trò quan trọng, là chủ thể quyết định sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển .”

 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định con người đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và nêu lên phương hướng ,mục tiêu đến năm 2020 .Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII khẳng định : “Muốn tiến hành công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước thắng lợi phải phát triển mạnh giaó dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”.

 

doc 28 trang Người đăng thu10 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn Huyện Krông Buk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Mục
Nội dung
Trang
Phần I
PHẦN MỞ ĐẦU
I
Lý do chọn đề tài
2
II
Mục đích nghiên cứu
3
III
Đối tượng nghiên cứu
3
IV
Nhiệm vụ của đề tài
3
V
Phương pháp nghiên cứu
1.
Phương pháp nghiên cứu lý luận
4
2.
Phương pháp nghiên cứu thực tiển
4
3.
Các phương pháp
4
VI
Phạm vi đề tài
4
Phần II
NỘI DUNG
C.I
Cơ sở lý luận và pháp lý của công tác XHHGD
1.
Bản chất của mối quan hệ giữa giáo dục với cộng đồng xã hội 
5
1.2
Với gốc độ lịch sử của vấn đề XHH giáo dục ở nước ta
5
1.3
Xã hội hóa giáo dục đã được Đảng và nhà nước ta khẳng định
6
1.4
Huy động cộng đồng tham gia vào công tác giáo dục là một kinh nghiệm mang tính chất phổ biến 
8
1.5
Khái niệm về xã hội hóa giáo dục
9
1.6
Huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục 
10
1.7
Những biện pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục
11
1.7.1
Những lý luận rút ra từ nghiên cứu lý luận
11
1.7.2
Những biện pháp được rút ra từ thực tiễn XHHGD ở địa phương 
11
C.II
Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục của Huyện Krông BuK Tỉnh Đăk Lăk
2.1
Vài nét về tình hình kinh tế -xã hội của Huyện Krông Buk
12
2.2
Tình hình giáo dục trên địa bàn Huyện Krông Buk
13
2.3
Xã hội hóa giáo dục trong những năm qua và kết quả đạt được
14
2.4
Những thành tựu đã đạt được về XHHGD
17
2.5
Những tồn tại và hạn chế
18
C.III
Một số biện pháp chỉ đạo nhằm đẩy mạnh công tác XHH sự nghiệp giáo dục ở huyện Krông Buk
20
Phần III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
26
1
Kết luận
26
2
Kiến nghị
27
Tài liệu tham khảo 
28
PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài 
 Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới sự nghiệp chăm sóc và phát huy yếu tố con người .Điều đó xuất phát từ nhận thức sâu sắc nhứng giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của yếu con người ,chủ thể của mọi sáng tạo ,mọi nguồn cuả cải vật chất và văn hóa ,mọi nền văn minh của mọi quốc gia. Xây dựng và phát triển con người có giá trị cao, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức là động lực, đồng thời là mục tiêu của xã hội. Để đạt được điều đó, Giáo dục và Đào tạo có vai trò quyết định.
	Để phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Giáo dục và Đào tạo có một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Bởi lẽ con người là chủ thể của mọi sáng tạo, là nhân tố quyết định trong phát triển kinh tế xã hội. Đảng ta đã khẳng định “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, trong đó giáo dục và đào tạo giữ vai trò quan trọng, là chủ thể quyết định sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển .”
	Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định con người đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và nêu lên phương hướng ,mục tiêu đến năm 2020 .Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII khẳng định : “Muốn tiến hành công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước thắng lợi phải phát triển mạnh giaó dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”.
	Để góp phần tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển, năm 1980 Bộ giáo dục và đào tạo đã vận động “Toàn dân tham gia giáo dục” Năm 1987 mở cuộc vận động “Dân chủ hóa nhà trường” .Năm 1990 Bộ giáo dục và Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức chỉ đạo “Đại hội giáo dục cấp cơ sở” Nhằm xã hội hóa sự nghiệp giáo dục, huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển, huy động toàn dân vào sự nghiệp giáo dục .
	Đại hội Đảng bộ Huyện Krông Buk đã khẳng định: Phấn đấu thực hiện kiên cố trường lớp học trên toàn huyện, hạn chế tới mức thấp nhất phòng học tạm. Đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia, phấn đấu xây dựng cơ sở vật chất cho các ngành học từ Mầm non đến THCS theo hướng chuẩn quốc gia .
	Huyện Krông Buk đã có chủ trương đa dạng hóa loại hình trường lớp học trong toàn Huyện, xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng ở 7 xã. Để đạt được chủ trương đó thì phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Chính vì vậy Huyện ủy, UBND Huyện Krông Buk đã cụ thể hóa chủ trương xã hội hóa giáo dục thành Nghị quyết chỉ đạo cấp ủy và chính quyền các cấp thực hiện .
	Từ những lý do trên tôi chọn đề tài: “Biện pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk”
II. Mục đích nghiên cứu
	Nghiên cứu và đề xuất biện pháp chỉ đạo đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở huyện Krông Buk tỉnh Đăk Lăk, nhằm góp phần phát triển công tác giáo dục đào tạo của huyện nhà .
III Đối tượng nghiên cứu 
	Biện pháp chỉ đạo nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn huyện Krông Buk
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
	-Xác định cơ sở khoa học của đề tài 
	-Thực trạng về công tác xã hội hóa giáo dục của huyện Krông Buk trong những năm vừa qua .
	Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục của huyện
V. Phương pháp nghiên cứu 
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận các văn kiện của Đảng, Luật giáo dục, các chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ. 
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
	-Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở huyện Krông Buk tỉnh ĐăK Lăk 
	-Báo cáo tổng kết công tác khuyến học ,công tác xã hội hóa giáo dục .
3. Các phương pháp 
Thống kê,thu thập tài liệu
VI. Phạm vi đề tài 
	Chỉ nghiên cứu vấn đề xã hội hóa giáo dục trên địa bàn Huyện Krông Buk,tỉnh Đăk Lăk 
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC 
1.1. Bản chất của mối quan hệ giáo dục với cộng đồng xã hội 
	Giáo dục xuất hiện cùng với đời sống xã hội của loài người. Sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của trình độ phát triển kinh tế -xã hội. Đó chính là tính chất xã hội cuả giáo dục.
	Xã hội loài người coi giáo dục là công cụ, phương tiện để cải tiến xã hội ‘Giáo dục được coi là động lực, vừa là mục tiêu cho sự phát triển tiếp thu của xã hội. Khi xã hội phát triển lên một mức mới, thì chính xã hội lại tạo điều kiện mới cho giáo dục phát triển và đặt hàng mới cho giáo dục nói chung, buộc giáo dục phải nâng chất lượng lên để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của xã hội. Mặt khác giáo dục phải tận dụng tốt mọi điều kiện mà xã hội tạo cho. Cứ như thế mối quan hệ giữa giáo dục và cộng đồng xã hội thường xuyên được diễn ra trong sự cân bằng động và phát triển đi lên theo đường xoáy trôn ốc cùng với quá trình phát triển của xã hội loài người. Đó chính là mối quan hệ giữa giáo dục và kinh tế -xã hội tạo ra mối quan hệ cân bằng động.
	Để tăng cường mối quan hệ giưã giáo dục và cộng đồng xã hội chúng ta cần đi sâu vào đặc điểm của mối quan hệ cụ thể, nghiên cứu đặc điểm cuả từng ngành học, bậc học, hoàn cảnh của từng cộng đồng, từng vùng, từng miền, từng địa phương để có biện pháp triển khai mối quan hệ này cho phù hợp và có hiệu quả.
1.2. Với góc độ lịch sử của vấn đề xã hội hóa giáo dục của nước ta :
 Xã hội hóa giáo dục là một khái niệm đã được phát triển lên một trình độ mới, với những điều kiện mới mà thực ra nó đã có nguồn gốc từ một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đó là truyền thống hiếu học và truyền thống tôn sư trọng đạo.
 Dân tộc ta vốn rất coi trọng sự học, các bậc cha mẹ đều muốn con cái được học hành. Vì thế việc học của con em được nhân dân chăm lo.
 Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, đó là một tư tưởng lớn chỉ đạo các đường lối, chính sách của Đảng ta từ những năm khởi đầu đấu tranh cách mạng, của những năm cách mạng tháng tám thành công, đi vào xây dựng xã hội mới. bước vào thời kì đổi mới,các mặt xã hội cũng như giáo dục đã thực hiện “Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục” và dần dần đi tới phong trào “Xã hội hóa giáo dục”.
1.3. Xã hội hóa giáo dục đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định:
 Trong Nghị quyết TW4 khóa VII đã nêu rõ: “ Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước”. Đến Đại hội Đảng khóa VIII thì xã hội hóa trở thành một quan điểm để hoạch định một chính sách xã hội: “ Các vấn đề chính sách xã hội đều được giải quyết các tinh thần xã hội hóa. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài tham gia giải quyết các vấn đề xã hội” 
 Trong lĩnh vực giáo dục, Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW khóa VIII đã cụ thể hóa “ Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của nhà nước và của cộng đồng, từng gia đình và mỗi công dân. Kết hợp tốt giáo dục học đường với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, người lớn làm gương cho trẻ em noi theo. Phát động phong trào rộng khắp để toàn dân học tập, người người đi học,học ở trường lớp và học suốt đời, người biết dạy người chưa biết, người biết nhiều dạy người biết ít, mỗi người phải không ngừng tự nâng cao học vấn, chuyên môn nghiệp vụ. Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức giáo dục, loại hình trường lớp phù hợp với đòi hỏi của tình hình mới, với nhu cầu học tập của tuổi trẻ và toàn xã hội”.
 Thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, năm 1997 Chính phủ đã ra Nghị định 90/CP về phương hướng và chủ trương xã hội hóa của giáo dục, y tế, văn hóa. Năm 2005 Chính phủ có Nghị quyết 05 về “ Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.” với sự tăng cường của quản lý nhà nước, sức khuyến khích huy động và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
 Như vậy Luật giáo dục năm 2005 đã xác định nội hàm khái niệm hóa giáo dục và vai trò chủ đạo của nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục.
 Nghị quyết 04/NQ-HNTW ngày 14/01/1993 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, bản chất của xã hội hóa giáo dục được xác định rõ: “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước”.
Theo Nghị định của Chính phủ số 90/CP ngày 31/8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa: “ Xã hội hóa là mở rộng nguồn đầu tư, khai thác mọi tiềm năng về nhân lực, trí lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa phát triến nhanh, có chất lượng hơn, cao hơn.Là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước”. Từ đó chúng ta có thể hiểu xã hội hóa sự nghiệp giáo dục là:
Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh.
Đa dạng hóa các loại hình hoạt động giáo dục và đào tạo, mở rộng cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng cho các hoạt động đó.
Mở rộng các ngu ...  tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục “Tuyên truyền tốt các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân hiểu, thực hiện tốt nhiệm vụ này là trách nhiệm của toàn ngành giáo dục” .
3.2. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với xã hội hóa giáo dục :
	Từ nhận thức đúng đắn về xã hội hóa giáo dục, phòng Giáo dục và Đào tạo phải tham mưu đúng, tham mưu kịp thời và khoa học công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về chương trình đề án, kế hoạch phát triển giáo dục Huyện; Kế hoạch xã hội hóa có tính cụ thể và có thời gian thích hợp trong 5 năm đến 10 năm và tầm nhìn chiến lược xa hơn 
	Chương trình phát triển giáo dục nói chung và công tác xã hội hóa nói riêng phải được Huyện ủy, Hội đồng nhân dân ,Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo thường xuyên cho cơ sở thực hiện, phải tăng cường kiểm tra, đánh giá tìm được nhân tố mới để động viên phong trào. Trong những năm qua phòng Giáo dục và Đào tạo đã làm tốt công tác tham mưu cho Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện nhiều chương trình và có Nghị quyết: Đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia, đề án kiên cố hóa trường học, chương trình phổ cập tiểu học, chương trình hoạt động trung tâm giáo dục cộng đồng, triển khai chương trình xã hội hóa giáo dục. 
3.3. Huy động các tổ chức chính trị, xã hội, các lực lượng xã hội tham gia phát triển giáo dục và xây dựng xã hội học tập :
	Dưới sự lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương phối kết hợp với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương cùng tham gia công tác phát triển giáo dục ở địa phương mình. Duy trì sĩ số học sinh, huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp, xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường, nề nếp học tập và các hoạt động khác
	-Mặt trận tổ quốc với phong trào: Lá lành đùm lá rách, không để trẻ em nghèo thất học.
	-Hội phụ nữ với phong trào: Nuôi con khỏe dạy con ngoan, giỏi việc nước đảm việc nhà.
	-Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với phong trào: Hướng tới một ngày mai tươi sáng hãy toàn tâm học hành, học để ngày mai lập nghiệp .
	-Hội khuyến học với phong trào: Gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, phong trào toàn dân học tập. 
	-Hội cha mẹ học sinh với phong trào: Xây dựng môi trường học tập, trường Xanh -Sạch –Đẹp, tất cả vì con em chúng ta.
	Để phong trào đi vào chiều sâu và hoạt động có hiệu quả, các nhà trường phải tham mưu cho các lãnh đạo Đảng, chính quyền, hội đồng giáo dục và các đoàn thể địa phương phải có kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng cho các thành viên. Phải củng cố phát triển diễn đàn giáo dục cơ sở, đây là diễn đàn quan trọng để mọi lực lượng xã hội đóng góp trí tuệ và thể hiện trách nhiệm của mình với giáo dục. Đại hội phải thông qua được chương trình hành động và cam kết trách nhiệm của mình đối với giáo dục. Phải xây dựng kế hoạch định kỳ kiểm tra, đánh giá công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương. Phong trào phải được tuyên truyền với toàn thể nhân dân để cùng hưởng ứng, tham gia. Đối với các nhà trường phải tăng cường công tác giáo dục truyền thống, nêu gương người tốt, việc tốt, truyền thống nhà trường đó là những đóng góp của thế hệ trước đối với quê hương, đất nước cần phải trân trọng.
	Qua thực tế xây dựng hội khuyến học cho thấy nhiều địa phương đã làm tốt công tác này như xã Pơng Drang, Ea Ngai, Cư Kpô, các địa phương trên đã xây dựng tốt quỹ khuyến học thưởng cho các học sinh giỏi các cấp, học sinh nghèo vượt khó, học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học và dặc biệt mua sắm quần áo, sách vở, đồ dùng sinh hoạt khác tặng cho các em vùng sâu như Ea Sin, Cư Pơng. Phong trào này từ các địa phương trên đã lan rộng ra các địa phương khác trong huyện.
 3.4. Cần quy hoạch hệ thống giáo dục, đa dạng hóa các loại hình nhà trường :
	Phòng Giáo dục và Đào tạo đã làm tốt công tác tham mưu cho UBND huyện quy hoạch mạng lưới trường học các cấp trong toàn huyện. Căn cứ vào điều tra phát triển giáo dục trên địa bàn và quy hoạch dân cư, dự báo phát triển dân số. Phòng Giáo dục và Đào tạo trình với UBND huyện về hệ thống phát triển trường lớp của toàn huyện. Căn cứ hướng dẫn về yêu cầu tiêu chuẩn quỹ đất trong tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia. Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND huyện quy hoạch mạng lưới trường lớp đảm bảo theo nhu cầu học tập của con em các dân tộc, đồng thời quy hoạch các thủ tục về quyền sử dụng đất cho cho các nhà trường .
	Đối với các trường Mầm non ở khu trung tâm quỹ đất tối thiểu 2000m2 trung bình mỗi trẻ phải đạt 15m2 đất. Các điểm trường tối thiểu phải đạt 10m2/trẻ. Đối với các trường Tiểu học và Trung học cơ sở phải đạt trung bình 20m2/ học sinh, các trường trong diện quy hoạch trường chuẩn quốc gia phải có biển trường đúng quy cách, phải có sân chơi, bãi tập, các phòng chức năng. Tất cả các nhà trường phải xây dựng cơ sở vật chất theo hướng trường chuẩn quốc gia. Việc đầu tư không nên dàn trải cho tất cả các trường mà phải ưu tiên cho những trường trong diện quy hoạch trường đạt chuẩn quốc gia.
	Trong những năm vừa qua, UBND huyện đã quy hoạch tất cả quỹ đất cho tất cả các trường trong huyện, đầu tư cho các trường chất lượng cao.
	Để quy hoạch hệ thống trường lớp, phòng Giáo dục và Đào tạo phải xây dựng kế hoạch điều tra và quy hoạch giáo dục trên cơ sở dự báo tốt đồng thời gắn với chương trình phát triển kinh tế-Xã hội ở địa phương.
3.5. Tích cực vận động nhân dân đống góp cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học:
	Trên cơ sở xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và quy mô phát triển giáo dục, phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trên địa bàn và tham mưu cho Đảng, chính quyền huy động mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các địa phương có khả năng huy động nguồn lực cao cho xây dựng cơ sở vật chất trường học bằng cách có cơ chế ưu tiên cụ thể, hỗ trợ thêm nguồn kinh phí để xây dựng
	Bằng các hình thức đa dạng hóa trường lớp học, phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND huyện động viên, khuyến khích các doanh nghiệp có khả năng đầu tư vốn để xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà trường. Phát triển nhà trẻ tư thục, khuyến khích xây dựng trường mầm non tư thục.
3.6. Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ trong công tác xã hội hóa ở địa phương 
	Thực hiện xã hội hóa giáo dục trên cơ sở phải đảm bảo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Thực hiện quy chế dân chủ cơ quan, đồng thời triển khai quyền tự chủ. Triển khai công khai hóa, minh bạch hóa các nguồn thu, chi từ xã hội hóa. Các hạng mục công trình, các cơ sở vật chất xây dựng mua sắm phải đảm bảo chất lượng, phòng Giáo dục và Đào taọ phối kết hợp chặt chẽ với các phòng chức năng như phòng Tài chính –Kế hoạch, phòng hạ tầng kinh tế, thanh tra nhà nước tăng cường công tác kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng. Ban giám hiệu các nhà trường chịu trách nhiệm trước cấp trên về thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Hằng năm các nhà trường phải thống kê kết quả xã hội hóa để báo cáo trước Hội đồng nhân dân xã. Đồng thời phát huy quy chế dân chủ trong xã hội hóa, cần tập trung vào quản lý chất lượng hiệu quả các trang thiết bị được trang bị. Duy trì tốt phong trào xã hội hóa, không nên hiểu xã hội hóa chỉ là huy động vật chất mà còn được thể hiện ở các phong trào hoạt động của địa phương nhằm cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương phát triển 
3.7. Phòng Giáo dục và Đào tạo với công tác kiểm tra, đánh giá công tác xã hội hóa trên địa bàn huyện:
	Công tác xã hội hóa giáo dục muốn được đẩy mạnh và đem lại hiệu quả thì việc kiểm tra, đánh giá công tác này của phòng Giáo dục và Đào tạo đối với các cơ sở là hết sức quan trọng. Bởi lẽ, qua kiểm tra sẽ đánh giá được những mặt ưu điểm, những biện pháp hay để động viên cơ sở phát huy đồng thời qua kiểm tra cũng chấn chỉnh những đơn vị chưa làm tốt, không đúng phương hướng hoặc yếu kém. Sau kiểm tra, đánh giá sẽ tìm được cá nhân, tập thể làm tốt công tác này để nhân điển hình, phổ biến rộng rãi giúp phong trào giáo dục của huyện phát triển. Cũng trong công tác kiểm tra sẽ là động lực cho công tác xã hội hóa giáo dục phát triển đúng hướng và đem lại lại hiệu quả thiết thực hơn. Đồng thời cũng làm tốt cho công tác chỉ đạo của phòng tốt hơn.
PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
	Tiểu luận đã được thực hiện trên cơ sở lý luận đã được nghiên cứu và học tập tại Học viện Quản lý giáo dục và qua thực tiễn chỉ đạo về công tác xã hội hóa giáo dục ở cơ sở. Trong công tác này tôi đã rút ra: Muốn có phong trào giáo dục phát triển và đem lại hiệu quả cao thì công tác xã hội hóa giáo dục phải được coi trọng và phải có giải pháp thiết thực. Cùng với lý luận được trang bị và thực tiễn hoạt động thì tiểu luận về công tác xã hóa giáo dục đã cơ bản đạt được mục đích đề ra. Tuy nhiên sự hiểu biết còn hạn hẹp tiểu luận của tôi chắc không tránh khỏi thiếu sót, mong sự góp ý chân thành của quý thầy cô và các đồng nghiệp.
II. Kiến nghị :
	Giáo dục và Đào tạo phải đi trước một bước phải tạo ra nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Để làm tốt điều đó, tôi xin kiến nghị một số nội dung sau :
	1. Nhà nước cần phải tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục, đặc biệt là coi trọng giáo dục phổ thông.	
	2. Cần phải có chính sách đãi ngộ, ưu tiên mọi mặt cho đội ngủ cán bộ quản lý và giáo viên ngành giáo dục, có chính sách thỏa đáng để thu hút những nhân tài vào ngành giáo dục.
	3. Nhà nước và các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào dịch vụ chất lượng cao và có sự quản lý chặt chẽ vào chuyên môn.
	4. Cần quan tâm tới giáo dục học sinh dân tộc, đặc biệt là học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
	5. Cần chỉ đạo các địa phương tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi để công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng phát triển phong phú hơn .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII, IX
	2. Nghị quyết BCH trung ương khóa IIX,IV(Nhà xuất bản chính trị quốc gia -1996)
	3. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992(Nhà xuất bản khoa học-Xã hội )
	4. Luật giáo dục (Nhà xuất bản chính trị quốc gia -2005)
	5. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành giáo dục và đào tạo.
	6. Đề án phát triển Giáo dục và Đào tạo Krông Buk giai đoạn 2001-2010
	7. Báo cáo tổng kết năm học của ngành giáo dục năm học 2008-2009 
	8. Báo cáo công tác xã hội hóa giáo dục năm 2009 của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Buk.

Tài liệu đính kèm:

  • docco Wie-phong GD.doc