I) MỤC TIÊU : Qua bài này học sinh cần :
1. Về kiến thức: HS hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố .
2. Về kĩ năng: Biết cách phân tích và phân tích được một số thừa số nguyên tố trong các trường hợp đơn giảnvà biết dùng luỹ thừa để viết gọn kết quả phân tích .
- HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích được một số tự nhiên lớn hơn 1 ra TSNT một cách linh hoạt
II. CHUẨN BỊ:
Tiết 27 Đ 15 . phân tích một số ra thừa số nguyên tố I) Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần : 1. Về kiến thức: HS hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố . 2. Về kĩ năng: Biết cách phân tích và phân tích được một số thừa số nguyên tố trong các trường hợp đơn giảnvà biết dùng luỹ thừa để viết gọn kết quả phân tích . HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích được một số tự nhiên lớn hơn 1 ra TSNT một cách linh hoạt II. Chuẩn bị: GV : Thước thẳng, phấn mầu, bảng phụ . HS : Thước thẳng, máy tính. III. tiến trình dạy học trên lớp: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai ? a.Một số tự nhiên không phải là hợp số thì sẽ là số nguyên tố .(Sai : 0, 1) b.Mọi số nguyên tố lớn hơn 2 đều lẻ . (Đúng) c.Các số tự nhiên tận cùng bằng chữ số 7 đều là các số nguyên tố . (Sai : 27) d.Tổng của hai hợp số là một hợp số . (Sai : 9 + 20 = 29) e.Tổng hai số nguyên tố là một số nguyên tố .(Sai :3 + 5 = 8) 3. Bài mới Hđ của thầy và trò Nội dung GV: Làm thế nào để viết một số dưới dạng tích các thừa số nguyên tố? *Viết số 300 dưới dạng một tích của hai thừa số lớn hơn 1? 300 = 6.50 hoặc 300 = 3.100 hoặc 300 = 2.150 Hãy viết mỗi thừa số trên dưới dạng tích 2 thừa số lớn hơn 1? 300 = 3.100 = 3.10.10 = 3.2.3.2.5 300 = 2.150 = 2.2.75 = 2.2.3.25 = 2.2.3.5.5 Cứ như vậy cho đến khi mỗi thừa số không thể viết được dưới dạng 1 tích hai thừa số lớn hơn 1 thì dừng lại. (GV viết dưới dạng sơ đồ hình cây) * Theo phân tích thì 300 bằng các tích nào? * Có nhận xét gì về kết quả sau khi phân tích? Các thừa số ở kết quả là như nhau và là các số 2; 3; 5 là các số nguyên tố GV: Ta nói 300 đã được phân tích ra thừa số nguyên tố. *Vậy phân tích ra thừa số nguyên tố là làm gì? * Tại sao lại không phân tích tiếp 2; 3; 5. Vì đó là số NT * Tại sao 6; 50; 100; 150; 75; 25; 10 lại phân tích được tiếp? - Vì đó là hợp số. Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố Trong thực tế ta thường phân tích số 300 ra thừa số nguyên tố theo cột dọc + Nên lần lượt xét tính chia hết cho các số nguyên tố từ nhỏ đến lớn: 2; 3; 5; 7; 11. + Trong quá trình xét tính chia hết nên vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5 đã học. + Các số nguyên tố được viết bên phải cột, các thương được viết bên trái cột. *Viết gọn kết quả bằng luỹ thừa và viết các ước nguyên tố của 300 theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. *Có nhận xét gì về kết quả khi phân tích bằng các cách khác nhau? * Phân tích 420 ra thừa số nguyên tố.? 420 = 22.3.5.7 Củng cố luyện tập: Phân tích một số lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là làm gì ? Nhớ: dù phân tích bằng cách nào thì mỗi bài toán chỉ có một KQ duy nhất Bài tập 125 phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố. a.60 b.285 c. 1000000 * Mỗi số trên chia hết cho các số nguyên tố nào? * Số 60 chia hết cho những hợp số nào? * Số 285 chia hết cho những số nào? Bài tập 127 . 1.Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì? Ví dụ: 300 = 6.50 = 2.3.2.25 = 2.3.2.5.5 300 = 3.100 = 3.10.10 = 3.2.3.2.5 300 = 2.150 = 2.2.75 = 2.2.3.25 = 2.2.3.5.5 150 2 75 2 25 3 5 5 300 = 2 . 2 . 3 . 5 . 5 300 Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố Chú ý *Dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của mỗi số nguyên tố là chính số đó. *Mọi hợp số đều phân tích được ra TSNT 2. Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố . 300 2 150 2 75 3 25 5 5 5 1 300 = 22.3.52 Củng cố luyện tập: Bài tập 125 phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố. 60 = 22.3.5 b.285 = 3.5.19 c.1000000 = 26.56 Bài 127 SGK 225 = 33 .52 1800 = 23 .32 .52 Hướng dẫn học và làm bài tập về nhà Xem lại cách phân tích một số ra TSNT đã học. Biết vận dụng linh hoạt các dấu hiệu chia hết để phân tích một số ra thừa số nguyên tố Chuẩn bị bài mới : Luyện tập các bài tập 129 đến 133 . Đọc trước mục : Có thể em chưa biết " Cách xác định số lượng ước số của một số ". Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Bài soạn hình học dạy lại tiết 8 – Tuần 8 chưa dạy vì GV toàn huyện đi tập huấn chuyên đề 300 50 6 300 100 3 300 150 2 25 2 3 2 5 5 10 10 5 2 5 2 75 2 25 3 5 5 300 = 2 . 3 . 2 . 5 . 5 300 = 3 . 2 . 5 . 2 . 5 300 = 2 . 2 . 3 . 5 . 5 Ngày soạn : 14/10/2009 Tiết 28 Đ 15 . phân tích một số ra thừa số nguyên tố I) Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần : Rèn kỹ năng phân tích một số ra thừa số nguyên tố và kỹ năng tìm ước số , xác định số lượng ước số của một số qua kết quả phân tích một số ra thừa số nguyên tố . Rèn tính chính xác và linh hoạt trong quá trình phân tích, chọn ước số II) Chuẩn bị: GV : Thước thẳng, phấn mầu, bảng . HS : Thước thẳng, máy tính. III) các hoạt động dạy học trên lớp : Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ HS1: (?) Thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố? Phân tích số 42 ra thừa số nguyên tố HS2: Chữa bài 128(SGK) hoạt động giáo viên hoạt động học sinh Hoạt động 2 : : Phân tích một số ra thừa số nguyên tố và tìm ước số Bài tập 129 : (?) Số a có thể chia hết cho những số nào ? Ư(a) gồm những số nào ? H ướng dãn HS tìm ước của một số theo các bước : ước là 1 và chính nó, ước nguyên tố, ước hợp số . Bài tập 131 : (?) Hai số cần tìm có quan hệ như thế nào với 42? Bài toán có thể phát biểu lại như thế nào? (?) Muốn tìm em làm như thế nào? b) Làm tương tự như câu a Với điều kiện a < b. Bài tập 129 : Ư(a) = {1 ; 5.13 ; 5 ; 13 } Ư(b) = {1 ; 25 ; 2 ; 24 ; 22 ; 23 } = {1 ; 32 ; 2 ; 16 ; 4 ; 8 } Ư(c) = {1 ; 32.7 ; 3 ; 7 ; 32 ; 3.7 } = {1 ; 63 ; 3 ; 7 ; 9 ; 21} Bài tập 131 : Hai số cần tìm là ước của 42 . Ư(42)={1; 42 ; 2 ; 3 ; 7 ; 21 ; 14 ; 6} Nên 42 = 1.42 = 2. 21 = 3.14 = 6. 7 b) Hai số a và b là ước của 30 . Ư(30)={1 ; 30 ; 2 ; 15 ; 3 ; 10 ; 5 ; 6} Vì a < b nên a bằng 1 ; 2 ; 3 ; 5 và b tương ứng bằng 30 ; 15 ; 10 ; 6 . Hoạt động 3 : Tìm số ước số của một số sau khi phân tích ra thừa số nguyên tố (?) Đọc phần " Cách xác định số lượng ước số của một số "ở mục Có thể em chưa biết để biết khỏi tìm thiếu ước . Nêu cách xác định (?) Tìm số lượng các ước ở bài 129? Bài tập 130 - Phân tích các số ra thừa số nguyên tố ? - Tính số lượng các ước số của mỗi số ? - Viết tập hợp các ước số của mỗi số ? Nếu a = xm.yn.zp trong đó x,y,z là các số nguyên tố thì số lương các ước số của a la (m+1).(n+1).(p+1) Bài 129. a) b = 25 có 5 + 1 = 6 (ước) b) c = 32.7 có (2+1)(1+1) = 6 (ước) Bài tập 130 : 51 = = 3.17 => có 2 + 2 = 4 ước Ư(51) = {1;51;3; 17} 75 = 3.52 => Có 2 + 4 = 6 ước Ư(75)={1;75;3;25;5;15} Bài tập 132 (?) Số túi có quan hệ như thế nào với tổng số bi ? Vì sao ? (?) Có mấy cách xếp số bi vào túi ? Số bi của môĩ túi trong từng trường hợp là mấy viên ? Bài tập 132 (?) Y/C học sinh làm việc theo nhóm ? - Đại diện các nhóm lên trình bày ? Bài tập 131 : Số túi là ước của 28 . Ư(28) = {1; 28 ; 2 ; 14 ; 4 ; 7} Nên số túi là 1 ; 2 ; 4 ; 7 ; 14 ; 28 Bài tập 133 : a) 111 = 3.37 = {1; 3; 37; 111} b) là ước của 111 và có 2 chữ số nên = 37. Vậy 37.3 = 111 Hoạt động 4 : Hướng dẫn về nhà - Học bài; xem lại các bài đã chữa. - Làm BT 161; 162; 168 SBT. Chuẩn bị bài mới : Ước chung và bội chung .
Tài liệu đính kèm: