Bài soạn Ngữ văn 7 học kì I

Bài soạn Ngữ văn 7 học kì I

Tiết 1 Văn bản:

CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

 - Theo Lí Lan -

I. Mục tiêu bài học:

 Giúp HS:

 - Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái; thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

 - Nắm được một dấu hiệu của văn bản biểu cảm, đó là hình thức trực tiếp giãi bày cảm nghĩ của con người.

II. Tiến trình hoạt động :

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Dạy bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu cấu trúc văn bản

GV: Nêu cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn.

HS: 3 - 4 HS đọc bài.

GV: Nhận xét cách đọc.

HS: Nêu 1 số từ khó cần giải thích.

? Em hãy cho biết, bài văn này kể chuyện nhà trường, chuyện đứa con đến trường, hay biểu hiện tâm tư người mẹ?

- Biểu hiện tâm tư người mẹ.

? Nhân vật chính trong văn bản là ai?

 - Người mẹ.

? " Cổng trường mở ra" thuộc kiểu văn bản

 nào? Ngôi kể thứ mấy?

? Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? I. Tìm hiểu chung:

1, Đọc:

2, Bố cục và thể loại:

a, Thể loại:

 - Văn bản biểu cảm.

 - Ngôi kể thứ nhất.

b, Bố cục:

 ? Hãy nhớ lại buổi tối và đêm trước ngày khai giảng năm em vào lớp 1 tâm trạng của em và mẹ (bố) em như thế nào?

 

doc 150 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 7 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:07/9/2007.
Giảng:08/9/2007.
	Tiết 1 Văn bản:
Cổng trường mở ra
 - Theo Lí Lan -
I. Mục tiêu bài học:
 Giúp HS:
 - Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái; thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
 - Nắm được một dấu hiệu của văn bản biểu cảm, đó là hình thức trực tiếp giãi bày cảm nghĩ của con người.
II. Tiến trình hoạt động :
ổn định tổ chức: 
Kiểm tra bài cũ:
Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Đọc hiểu cấu trúc văn bản
GV: Nêu cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn.
HS: 3 - 4 HS đọc bài.
GV: Nhận xét cách đọc.
HS: Nêu 1 số từ khó cần giải thích.
? Em hãy cho biết, bài văn này kể chuyện nhà trường, chuyện đứa con đến trường, hay biểu hiện tâm tư người mẹ?
- Biểu hiện tâm tư người mẹ.
? Nhân vật chính trong văn bản là ai?
 - Người mẹ.
? " Cổng trường mở ra" thuộc kiểu văn bản
 nào? Ngôi kể thứ mấy?
? Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
I. Tìm hiểu chung:
1, Đọc:
2, Bố cục và thể loại: 
a, Thể loại:
 - Văn bản biểu cảm.
 - Ngôi kể thứ nhất.
b, Bố cục:
 ? Hãy nhớ lại buổi tối và đêm trước ngày khai giảng năm em vào lớp 1 tâm trạng của em và mẹ (bố) em như thế nào?
 Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
? Theo dõi phần đầu văn bản và cho biết, người mẹ
 nghĩ đến con trong thời điểm nào?
- Đêm trước ngày con vào lớp 1.
? Thời điểm đó gợi cảm xúc gì trong tình cảm hai mẹ con?
- Hồi hộp lo lắng, vui sướng, hi vọng.
? Những chi tiết nào diễn tả cảm xúc vui sướng của con? Nỗi mừng vui, hi vọng của mẹ?
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập
 ghi sẵn câu hỏi.
HS: thảo luận.
Nhóm 1: Theo em vì sao người mẹ trằn trọc không
 ngủ được?
 Vì:
- Mẹ vô cùng thương yêu con, thấy lo lắng, hồi hộp, xúc động, nên mẹ không ngủ được.
- Mẹ nhớ lại những ấn tượng tuổi thiếu thời đi học của mẹ.
Nhóm 2: Trong đêm không ngủ, mẹ đã làm gì cho
 con? Em cảm nhận được tình cảm nào của mẹ qua
 các cử chỉ đó?
- Mẹ giúp con chuẩn bị đồ dùng học tập, quần áo, giày mũ,... cho ngày mai; mẹ dọn dẹp nhà cửa, mẹ làm một vài việc lặt vặt cho riêng mẹ.
- Mẹ tự nhủ mình cần đi ngủ sớm.
- Thật ra, tất cả những việc làm đó chẳng có khó khăn, phức tạp gì, chủ yếu là để thể hiện nỗi lòng của người mẹ giàu tình cảm. 
Nhóm 3: Trong đêm không ngủ, tâm trí mẹ đã sống
 lại kỉ niệm qúa khứ nào?
- Mẹ nhớ dến bà ngoại cũng như mấy chục năm sau con sẽ nhớ đến mẹ như đêm nay, như buổi sớm ngày mai.
- Mẹ nghĩ và liên tưởng đến ngày khai tường (ở Nhật Bản) - ngày lễ trọng đại của toàn xã hội... và mong sao ở nước mình rồi cũng được như vậy. 
Nhóm 4:Khi nhớ những kỉ niệm về bà ngoại, hồi
hộp trứơc cổng trường, lòng mẹ rạo rực những bâng
 khuâng xao xuyến. Em hãy nhận xét cách dùng từ 
trong lời văn trên? Nêu tác dụng của cách dùng từ đó?
? Từ cảm xúc ấy, em hiểu tình cảm sâu nặng nào đang diễn ra trong lòng mẹ?
? Tất cả đã cho em hình dung về một người mẹ như
 thế nào? 
HS: Theo dõi phần văn bản còn lại.
? Nêu đại ý của phần này?
? Theo em, ngày khai trường có diễn ra như là ngày lễ của toàn xã hội không?
- Ngày khai trường ở nước ta là ngày lễ của toàn xã hội.
? Hãy miêu tả miệng quang cảnh ngày hội khai trường của tttrường em?
? Câu nói của người mẹ: "Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra" có ý nghĩa gì?
II. Tìm hiểu chi tiết:
 1, Nỗi lòng người mẹ:
- Một lòng vì con. 
- Nhớ thương bà ngoại; nhớ thương mái trường xưa.
- Hi vọng những điều tốt
đẹp sẽ đến với con. 
- Tin tưởng ở tương lai
 của con.
2, Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà
trường:
- Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con ngưòi.
- Tin tưởng vào sự nghiệp giáo dục.
- Khích lệ con đến
trường.
Hoạt động 4 Hướng dẫn tổng kết luyện tập:
? Trong văn bản , bà mẹ nói với ai? Có phải nói trực tiếp với con không? Cách viết này có tác dụng gì?
- Bà mẹ nói 1 mình. Không trực tiếp nói với con mà chỉ đang thầm thì tâm sự với chính mình.
? Tìm đoạn văn thâu tóm nội dung văn bản ?
- "Đêm nay mẹ sẽ mở ra"
? Trao đổi câu hỏi 1 sgk - 9.
III. Tổng kết:
(*) Ghi nhớ sgk - 9.
IV. Luyện tập:
 4. Củng cố - dặn dò:
 - Đọc thêm đoạn văn: Trường học sgk - 9.
 - Làm bài tập 2 phần luyện tập.
 - Soạn bài: Mẹ tôi.
 Soạn:07/9/2007
 Giảng:08/9/2007.
 Tiết 2 Văn bản:
Mẹ tôi
 ( Et-môn-đô-đơ A-mi-xi
 trích " Những tấm lòng cao cả).
 Mục tiêu bài học:
 Giúp HS:
 - Cảm nhận được tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. Không được chà đạp lên tình cảm đó.
 - Văn biểu cảm có thể dùng hình thức viết thư.
Tiến trình hoạt động:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra:
 ? Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người con, người mẹ như thế nào?
 Vì sao có sự khác nhau ấy?
 Người mẹ: Hồi hộp, bồn chồn, suốt đêm trằn trọc không ngủ được vì mẹ rất yêu thương con, thấy lo lắng xúc động... Mẹ đã giúp con chuẩn bị đồ dùng học tập, quần áo, giày mũ...
 Người con: Háo hức, nhưng vô tư và "trong lòng không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ"; "giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo".
 3. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả?
HS: Dựa vào chú thích (*) nêu vắn tắt.
GV: Nêu cách đọc, giọng đọc, đọc mẫu 1 đoạn.
HS: Đọc truyện.
GV: Nhận xét.
? Nhân vật chính trong văn bản này là ai? Vì sao
 có thể xác định như thế?
- Người cha, vì hầu hết lời nói trong văn bản là lời tâm tình của người cha.
? Theo em văn bản này được viết theo thể loại nào?
 Nhưng xem xét trên văn bản cụ thể, ta thấy kiểu viết thư - nghị luận đóng vai trò chủ yếu.
? Nêu bố cục của văn bản?
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết.
? Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô hiện lên qua các chi 
tiết nào trong văn bản?
? Từ những chi tiết đó, em cảm nhận phẩm chất cao quí nào của người mẹ?
- Quên mình vì con.
? Phẩm chất đó được biểu hiện như thế nào ở mẹ em?
HS: Đọc 2 câu : " Sự hỗn láo của con..... bố vậy" và " trong đời........ con mất mẹ".
? Tâm trạng của người cha trước lỗi lầm của người con như thế nào?
? Theo em, vì sao người cha cảm thấy " sự hỗn láo... bố vậy"?
? Vì cha vô cùng yêu quí mẹ và con; cha thất vọng vô cùng vì con hư, phản lại tình yêu thương của cha mẹ.
? Nhát dao ấy có làm đau trái tim người mẹ không?
- Có, vì trái tim mẹ chỉ có chỗ cho tình thương yêu con.
? Tìm những câu ca dao, câu thơ nói về đề tài cha mẹ?
- Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
 Cho tròn chữ hiếu míư là đạo con.
 - Công cha như núi ngất trời
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
 E. A-mi-xi ( 1846 - 1908), nhà văn ý là tác giả của rất nhiều tác phẩm nổi tiếng cho thiếu nhi. 
2. Tác phẩm:
a, Thể loại:
- Nhật kí - tự sự - viết thư - nghị luận.
b, Bố cục:
- Mở đoạn: Nêu hoàn cảnh người bố viết thư cho con.
- Thân đoạn: Tâm trạng của người bố trước lỗi lầm của người con.
- Kết đoạn: Bố muốn con xin lỗi mẹ; thể hiện tình yêu của mình với con.
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Hình ảnh người mẹ:
- Thức suốt đêm, sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để cứu sống con.
- Dành hết tình thương cho con.
 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
? Nếu là bạn của En-ri-cô em sẽ nói gì với bạn về việc này?
? Cho biết đâu là lời khuyên của cha đối với con?
 - "Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó".
? Vì sao hình ảnh "dịu dàng và hiền hậu.....khổ hình " mà không phải là ấm áp hạnh phúc?
- Vì những đứa con hư không thể xứng đáng với hình ảnh dịu dàng hiền hậu của mẹ. Cha muốn cảnh tỉnh những người con bội bạc.
? Lời nhắn nhủ của cha: " Con hãy nhớ.... hơn cả " có ý nghĩa gì?
- Hết lòng yêu thương vợ con.
- Nghiêm khắc, cong bằng, độ lượng và tế nhị trong việc giáo dục con.
? Em hiểu gì về người cha từ những lời khuyên này?
- Là người vô cùng yêu quí tình cảm gia đình.
- Là người có được những tình cảm thiêng liêng, không bao giờ làm điều xấu để phải xấu hổ, nhục nhã.
HS: Theo dõi đoạn văn cuối bài.
? Tìm những từ ngữ nói lên thái độ của người cha? Đó là thái độ như thế nào?
- Phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, thành khẩn, con hãy cầu xin mẹ...
? Em hiểu như thế nào về lời khuyên của cha: "Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố mà do sự thành khẩn trong lòng" ?
- Người cha muốn con thành thật xin lỗi mẹ vì sự hối
 hận trong lòng, vì thương mẹ chứ không phải vì nỗi 
khiếp sợ.
? Tình cảm của cha đối với con ra sao?
? Em có đồng tình với một người cha như thế không? Vì sao?
? Theo em, vì sao En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố?
2. Những lời nhắn nhủ của cha:
-Trong nhiều tình cảm cao quí, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là thiêng liêng hơn cả.
3. Thái độ của người cha trước lỗi lầm của con:
- Vừa dứt khoát như ra lệnh vừa mềm mại khuyên nhủ. 
- Hết lòng yêu thương con và có tình cảm yêu ghét rõ ràng.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết - luyện tập
? Cách thể hịện văn bản này có gì độc đáo? Tác dụng?
- Hình thức viết thư; bày tỏ trực tiếp cảm xúc và thái độ một cách chân thành.
? Từ văn bản " Mẹ tôi " em cảm nhận những điều sâu sắc nào của tình cảm con người? Được thể hiện ở câu nào?
? Em hãy chọn đặt nhan đề khác cho văn bản?
- Bài học đầu tiên nhớ đời của tôi.
- Lòng cha, lòng mẹ.
III. Tổng kết:
(*) Ghi nhớ: sgk - 12.
IV. Luyện tập:
 4. Củng cố - dặn dò: 
 Hãy hát một bài hát về mẹ mà em thích nhất? Nêu cảm nghĩ của em về bài hát đó?
 - Làm bài tập 1 sgk - 12.
 - Soạn : Cuộc chia tay của những con búp bê.
 Soạn:09/9/2007.
 Giảng:10/9/2008.
 Tiết 3 Tiếng việt:
Từ ghép
 Mục tiêu bài học:
 Giúp HS:
 - Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: đẳng lập và chính phụ: cơ chế tạo nghĩa của từ ghép Tiếng Việt.
 - Giải thích được cấu tạo và ý nghĩa của từ ghép.
 - Vận dụng được từ ghép trong nói, viết.
Tiến trình hoạt động:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra:
? Hãy nhắc lại định nghĩa từ đơn, từ ghép, từ láy đã học ở lớp 6? Với mỗi loại cho một ví dụ minh hoạ?
Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của từ ghép:
HS: Đọc ví dụ sgk - 13.
? Xác định tiếng chính và tiếng phụ trong 2 từ "bà ngoại" và "thơm phức"?
? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy? Vai trò của các tiếng như thế nào?
- Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Tiếng phụ bổ xung ý nghĩa cho tiếng chính.
? So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 nhóm từ: bà ngoại, thơm phức với quần áo, trầm bổng?
- Giống: Đều là từ ghép gồm 2 tiếng.
- Khác :
 + Nhóm 1 có tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. ... 
GV: H. dẫn:
- Tập hợp & hệ thống các từ miêu tả tiếng khóc.
- Lựa chọn những từ ngữ thích hợp với đối tượng cần miêu tả, 
hoặc bài văn vần.
- Sửa chữa, hoàn chỉnh.
4. Củng cố - dặn dò:
- Hoàn thành các bt ở nhà, tự sửa lỗi theo các chuẩn mực đã học.
- Ôn tập tiếng việt.
Soạn: 20/12/06.
Giảng: 22/12/06.
 Tiết 66 Tập làm văn:
Trả bài tập làm văn số 3
I. Mục tiêu bài học:
 Giúp Hs:
- Tự đánh giá được sự tiến bộ của bản thân ở bài viết thứ 2 về văn biểu cảm, tự sửa được lỗi.
- Củng cố kiến thức về văn biểu cảm, khả năng liên kết văn bản.
II. Tiến trình hoạt động:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Dạy bài mới:
Hoạt động 1. Đọc kiểm tra:
GV: chọn 1 bài viết, đọc chậm, rõ & cho HS n. xét:
	- Bài viết về thầy giáo hay cô giáo?
	- Bài viết có làm đúng kiểu loại văn biểu cảm không? Vì sao?
Hoạt động 2. H. dẫn sửa lỗi về thể loại (kiểu bài):
HS: N. xét, thảo luận về:
- Có phải là bài văn miêu tả không? Vì sao?
- Có phải là bài văn kể chuyện không? Vì sao?
- Đúng là văn biểu cảm không? Vì sao?
Hoạt động 3. Đọc so sánh:
GV: Chỉ định HS đọc bài khá nhất về các mặt:
- Đúng kiểu loại văn bản biểu cảm.
- Mắc ít các loại lỗi nhất.
HS: Đọc bài có nhiều sai nhất: + Chưa đúng thể loại (kiểu bài);
	 + Sai nhiều lỗi: chính tả, lỗi câu, liên kết  
Hoạt động 4. Trả bài & đọc trao đổi, sửa lỗi:
GV: Trả bài & h. dẫn HS trao đổi bài, cùng đọc, sửa lỗi.
4. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà tự sửa hết lỗi trong bài làm của mình.
- Chọn 1 đề viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Soạn: 21/12/06.
Giảng: 23/12/06.
 Tiết 67 Văn bản:
Ôn tập
tác phẩm trữ tình
I. Mục tiêu bài học:
 Giúp Hs:
- Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình & 1 số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của ca dao, thơ trữ tình.
- Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hóa, phương pháp tiếp cận & p. tích 1 t. phẩm trữ tình.
II. Tiến trình hoạt động:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Dạy bài mới:
GV: Nêu y/ cầu tiết học. Cho HS ôn tập bằng cách trả lời các câu hỏi sgk - 180.
GV: H. dẫn HS ôn tập bằng cách kẻ bảng thống kê sau:
Stt
Tên tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Nội dung, tư tưởng, tình cảm 
được biểu hiện
1
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Lí Bạch
Ngũ ngôn 
Cảnh đêm trăng thanh tĩnh gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người xa nhà.
2
Phò giá về kinh
Trần Quang Khải
Ngũ ngôn
hào khí chiến thắng & khát vọng thái bình của dân tộc ta.
3
Tiếng gà trưa
Xuân Quỳnh
Ngũ ngôn
Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
4
Cảnh khuya
Hồ Chí Minh
thất ngôn tứ tuyệt
Nhân cách thanh cao & sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên.
5
Hồi hương ngẫu thư 
Hạ Tri Chương
thất ngôn tứ tuyệt
Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
6
Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến
thất ngôn bát cú
giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiết.
7
Thiên trường vãn vọng
Trần Nhân Tông
thất ngôn tứ tuyệt
con người hòa hợp với cảnh vật thiên nhiên, tâm hồn gắn bó với quê hương.
8
Rằm tháng giêng
Hồ Chí Minh
thất ngôn tứ tuyệt
tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng & phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ.
9
Qua đèo Ngang
Bà HTQuan
thất ngôn bát cú
Nỗi buồn nhớ nhà, thương nước.
10
Sông núi nước Nam
Lí Thường Kiệt
thất ngôn tứ tuyệt
khẳng định chủ quyền lãnh thổ củađất nước, nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó.
11
Bài ca Côn Sơn
Nguyễn Trãi
Lục bát 
sự giao hòa giữa con người & thiên nhiên bát nguồn từ nhân cách cao quý của tâm hồn thi sĩ Nguyễn Trãi.
12
Sau phút chia li
Đặng Trần Côn
Song thất lục bát
nỗi sầu chia li của người chinh phụ, khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
13
Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
thất ngôn tứ tuyệt
trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ VN xưa, cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
14
Vọng Lư sơn bộc bố
Lí Bạch
thất ngôn tứ tuyệt
tình yêu thiên nhiên đằm thắm & phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của t.giả.
15
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Đỗ Phủ
Cổ thể
 thể hiện nỗi khổ của t.giả vì nhà tranh bị gió thu phá; tinh thần nhân đạo cao cả của t.giả qua ước vọng của mình.
? Như vậy, về nội dung tư tưởng, những t. phẩm nào thấm đượm tình cảm với thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước?
- Rằm thàng giêng, Tĩnh dạ tứ, Cảnh khuya, Thiên trường vãn vọng.
? Có thể nói, 1 trong những t. cảm quan trọng, cơ bản nhất được thể hiện trong t. phẩm trữ tình từ trung đại đến hiện đại là t. cảm gì?
- Tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau.
? Bút pháp tả cản, tả tình không tách rời mà quyến quyện, thống nhất trong thơ cổ gọi là bút pháp gì? Cho VD?
- Tả cảnh ngụ tình. VD: Trích đoạn Sau phút chia li: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
? So sánh những điểm giống & khác nhau giữa:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt & thể thơ thất ngôn bát cú? 
- Thể thơ song thất lục bát & thể thơ lục bát?
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt & ngũ ngôn tứ tuyệt?
	Câu 4: Đánh dấu a, e, i, k.
? Ca dao & thơ trữ tình khácnhau ở những điểm cơ bản nào?
- Ca dao là loại thơ biểu hiện những t. cảm, nguyên vọng tha thiết & chính đáng, vốn được lưu hành trong dân gian. Thơ của thi nhân biểu hiện t. cảm cá nhân song ở 1 số bài có t. chất đại diện cho những t. cảm tiến bộ, mang màu sắc nhân bản đậm nét.
	Câu 5: 
a, Khác với  bài thơ, câu thơ có t. chất tập thể & truyền miệng. 
b, Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát. 
c, Một số thủ pháp nghệ thuật  : so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, tiểu đối, chơi chữ, .
? Mỗi thủ pháp hãy cho 1, 2 VD?
(*) Ghi nhớ sgk - 182.
Tiết 2:
Câu 1:
- Hình thức thể hiện: thơ lục bát, tả cảnh ngụ tình.
- Nội dung trữ tình: tình yêu nước, lo cho nước, thương yêu dân như nước triều dâng.
Câu 2: 
- Trong bài Tĩnh dạ tứ Lí Bạch nhìn trăng rọi đầu giường mà nhớ đến ánh trăng quê hương, gợi lại những kỉ niệm nơi quê nhà, gợi nỗi nhớ quê khi lúc này t. giả đang ở xa quê.
- Còn Hạ Tri Chương sau bao năm làm quan xa quê nay trở về bỗng trở thành người xa lạ trên chính quê hương mình nên tức cảnh sinh tình mà viết thành thơ.
à Dù cách thể hiện khác nhau, nhưng ở cả 2 nhà thơ ta đều thấy được tình cảm thường trực là nỗi nhớ, là tình yêu quê hương thắm thiết.
Câu 3:
Bài Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều:
	Bến Phong Kiều mờ mờ, ảo ảo dưới ánh trăng tà, trong màn sương giăng, thấp thoáng đâu đó ánh đèn của dân chài càng làm cho cảnh vật thêm hư ảo. Tiếng chuông chùa văng vẳng đâu đây, quện vào tiếng quạ kêu như nhân lên nỗi buồn xa quê, nhớ quê của người lữ khách.
	Bài Rằm tháng giêng: trăng rằm tháng giêng thật lung linh, vằng vặc soi bóng xuống dòng sông, soi sáng cho nhà thơ - chủ thể trữ tình đang bàn bạc việc quân dừng lại để ngắm trăng với phong thái ung dung lạc quan. Qua đó thấy được tình yêu thiên nhiên, gắn bó hòa hợp với thiên nhiên của Bác Hồ.
Câu 4: Chọn các ý đúng: b, c, e.
4. Củng cố - dặn dò:
- Sưu tầm 1 bài thơ, 1 bài hát phổ thơ, 1 bài dân ca mà em cho là hay nhất, thích nhất.
? Viết 1 bài biểu cảm ngắn về tác phẩm trữ tình đó?
- Chuẩn bị ôn tập phần Tiếng Việt & bài k. tra tổng hợp cuối học kì I.
Soạn: 
Giảng: 
 Tiết 69 Tiếng Việt:
Ôn tập Tiếng Việt
I. Mục tiêu bài học:
 Giúp Hs:
- Hệ thống hóa những kiến thức TV đã học ở học kì I về từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
- Ôn lại & củng cố những chuẩn mực về sử dụng từ.
- Mở rộng vốn từ Hán Việt.
- Rèn kĩ năng về: giải nghĩa từ, sử dụng từ để nói, viết, sửa lỗi dùng từ; cảm thụ giá trị tu từ về từ.
II. Tiến trình hoạt động:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
	? Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Dạy bài mới:
	Câu1. 
	1. Ôn tập từ phức:
GV: Yêu cầu HS nhớ lại những kiến thức đã học vẽ lại sơ đồ vào vở, bổ sung VD?
HS: Vẽ sơ đồ. 
GV: n.xét, đ.giá:
Trong từ phức, các tiếng quan hệ về ý nghĩa thì gọi là từ ghép, có quan hệ lặp (láy) âm thì gọi là từ láy. Giữa từ ghép & từ láy thường có số từ trung gian.
	2. Ôn tập đại từ:
GV: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà.
	Ngoài chức năng dùng để chỉ người & để hỏi, đại từ còn có thể đóng các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ 
	Câu 2:
Bảng so sánh:
Từ loại
ý nghĩa
Chức năng
Quan hệ từ
biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
xác lập các quan hệ sở hữu, so sánh, nhân quả  
Danh từ
chỉ người, sự vật, hiện tượng.
thường làm chủ ngữ trong câu
Động từ
chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
thường làm vị ngữ trong câu
Tính từ
chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật.
thường làm vị ngữ hay bổ ngữ trong câu.
	Câu 3:
GV: Do hoàn cảnh lịch sử & quá trình giao lưu văn hóa lâu dài giữa 2 dân tộc Việt, Hán, cho nên trong vốn từ vựng TV có 1 số lượng lớn các từ HV. Điều đó góp phần làm TV thêm phong phú, nhưng cũng gây không ít khó khăn cho chúng ta khi phải: Giải nghĩa các từ HV; Phân biệt các yếu tố thuần Việt với các yếu tố HV.
GV: Chia lớp thành nhóm giải nghĩa các yếu tố HV sgk - 184.
HS: Giải nghĩa các yếu tố HV theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV, trình bày, bổ sung.
GV: n.xét, đ.giá.
*) Câu 1 đến câu 5 sgk - 193 GV gợi ý cho HS trình bày miệng, bổ sung, kết luận.
	Câu 6 sgk - 193: Thành ngữ thuần Việt tương ứng:
- Trăm trận trăm thắng.	- Lá ngọc cành vàng. 
- Nửa tin nửa ngờ.	- Miệng Phật lòng rắn.
? Dùng thành ngữ HV hay hơn hay dùng thành ngữ thuần Việt hay hơn? Tại sao?
	Câu 7: Các thành ngữ thay thế:
- Đồng không mông quạnh.	- Con dại cái mang.
- Còn nước còn tát.	- Nứt đố đổ vách.
Câu 8, 9: GV gợi ý HS trình bày miệng.
4. Củng cố - dặn dò:
- Tiếp tục ôn tập ở nhà các nội dung chuẩn bị thi HKI.
- Xem trước: Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt).
Soạn 
Giảng: 
 Tiết 70 Tiếng Việt:
Chương trình địa phương 
phần Tiếng Việt
I. Mục tiêu bài học:
 Giúp Hs:
- Tiếp tục làm các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của phát âm địa phương như ở lớp 6.
II. Tiến trình hoạt động:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Dạy bài mới:
	GV: Nêu y/ cầu tiết học.
GV: Y/ cầu HS làm các bài tập sgk - 195, 196 (có gợi ý).
HS: làm bài tập cá nhân, trình bày, lớp n.xét, bổ sung.
GV: n.xét, đ.giá.
	Chọn 1 đoạn văn xuôi có nhiều từ hay mắc lỗi, đọc để HS chép. 
HS: Kiểm tra chéo lẫn nhau. Sửa các lỗi đã được phát hiện.
GV: Kiểm tra vở HS, sửa các lỗi còn lại, n. xét.
4. Củng cố - dặn dò:
- Tiếp tục sửa lỗi ở nhà.
- Ôn tập toàn bộ nội dung chương trình học kì I chuẩn bị thi.
Ngày 05/ 01/07.
	Tiết 71 - 72: 
Kiểm tra học kì I
Thời gian 90' (không kể thời gian giao đề).
	Đề của phòng giáo dục.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan Ngu Van 7 HKI.doc