Bài giảng Môn Lịch sử 8 - Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng 1917-1921

Bài giảng Môn Lịch sử 8 - Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng 1917-1921

Kiến thức:

- Những nét chính của tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX. Vì sao ở Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?

- Những nét diễn biến chính của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

- Cuộc đấu tranh để bảo vệ thành quả đã diễn ra như thế nào?

- Ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng Mười Nga?

 

doc 132 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 9629Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Môn Lịch sử 8 - Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng 1917-1921", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 - Tiết 23 Ngày soạn: 08-11-2009
 Ngày dạy: 10 -11-2009
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (TỪ NĂM 1917-1945)
CHƯƠNG I:
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CNXH Ở LIÊN XÔ (1921-1941)
Bài 15:
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG 1917-1921
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Những nét chính của tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX. Vì sao ở Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?
- Những nét diễn biến chính của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
- Cuộc đấu tranh để bảo vệ thành quả đã diễn ra như thế nào?
- Ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng Mười Nga?
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí nước Nga (trước cách mạng) và cuộc đấu tranh bảo vệ nước Nga (sau cách mạng)
-Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh, tư liệu để đưa ra nhận xét.
3. Tư tưởng:
- Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc cách mạng XHCN đầu tiên trên thế Giới.
II. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ nước Nga trước chiến tranh TG
- Tranh ảønh nước Nga trước và trong cách mạng tháng Mười
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
H. Nêu 5 sự kiện tiêu biểu nhất của kịch sử thế giới cận đại.
3. Bài mới: (1’)
 * Sự phát triển không đều giữa các nước đế quốc cuối TK XIX- đầu thế kỉ XX đã dẫn đến chiến tranh TG lần thứ nhất. Trong quá trình chiến tranh, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa và phụ thụôc không ngừng phát triển. Nổi bật là thắng lợi của cách mạng tháng Mười ở nước Nga. Cách mạng tháng 10 Nga đã mở ra thời kì mới trong lịch sử nhân loại - lịch sử thế giới hiện đại.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
I. Hai cuộc cách mạng ở Nga năm 1917:
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng: (10’)
GV sử dụng bản đồ đế quốc Nga năm 1914
H. Cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga làm được những gì?
H. Những nét chính về tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX? (KT, ctrị XH)?
HS đọc phần chữ in nhỏ sgk/76 và quan sát H52 -> Tất yếu phải bùng nổ CM.
H. Nhận xét về tình hình nước Nga qua hình vẽ?
GVKL: Do tình hình KT, ctrị XH như vậy => CM bùng nổ là điều không thể tránh khỏi ở nướn Nga.
2. Cách mạng tháng 2-1917: (10’)
GV tường thuật diễn biến cách mạng tháng hai, minh hoạ bằng H53
H. Sau cách mạng tháng 2, tình hình nước Nga có điểm gì nổi bật?
H. Vì sao ở nước Nga có hai chính quyền song song tồn taị?
GV. Chính phủ lâm thời TS tiếp tục tham gia ctranh, đàn áp quần chúng, nd phản đối mmẽ.
H. CM dân chủ TS tháng 2 đã làm được những gì?
3. Cách mạng tháng mười Nga 1917: (12’)
H. Tình hình nước Nga sau CM tháng Hai?
H. Hai chính quyền song song tồn tại có thể kéo dài hay không? Vì sao?
H. Trước tình hình đó Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích có chủ trương như thế nào?
H. Trình bày diễn biến chính của cuộc cách mạng?
(H. 54)
H. Kết quả và tính chất của cuộc cách mạng là gì?
H. Vì sao CM thắng lợi nhanh chóng?
HS. - Giáng 1 đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và TB.
- Làm suy yếu chế độ Nga Hoàng.
- Aûnh hưởng đến ptrào giải phóng dtộc ở các nước tđịa và phụ thuộc.
HS. * Chính trị: - Nước Nga vẫn là nước Đế quốc quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga Hoàng.
- Nga Hoàng tham gia CTTG thứ I.
* KT: suy sụp, đời sống nhân dân cực khổ. Nga Hoàng đã đẩy cả dtộc Nga vào cuộc ctranh đq, gây nên những hậu qủa nghiêm trọng.
* XH: Mâu thuẫn sâu sắc => ptrào đtranh lên cao.
HS. Phương tiện canh tác lạc hậu, phụ nữ làm việc ngoài đồng vì đàn ông tham gia ctranh...
HS. - Hai chính quyền song song tồn tại.
+ Xô Viết: Đại biểu Cnhân, ndân, binh lính.
+ Chính phủ lâm thời: Đại biểu TS, đại địa chủ TS hóa.
HS. Giải thích (Tư liệu sgk)
HS. Lật đổ chế độ Nga Hoàng, quyền lực chuyển sang chính phủ lâm thời của GCTS Nga và các Xô viết của công, nông, binh; đã thực hiện thành công 1 phần của nhiệm vụ CMTS.
HS. Hai chính quyền song song tồn tại.
HS. Không thể kéo dài tình trạng này vì GCTS chống lại GCVS
HS. Tiếp tục làm cuộc CM.
HS. Sgk.
HS. - Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản
HS. Sự sáng suốt của LêNin và Đảng Bôn-sê-vích.
I. Hai cuộc cách mạng ở Nga năm 1917:
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng: (10’)
- Chính trị:
+ Đế quốc quân chủ chuyên chế.
+ Nga hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Kinh tế: suy sụp, đời sống nhân dân cực khổ.
- XH: Mâu thuẫn sâu sắc..
2. Cách mạng tháng 2-1917: (10’)
* Diễn biến:
+ Ngày 23-2 biểu tình của 9 vạn công nhân Pê-tơ-rô-grát.
+ Ngày 27-2 dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích công nhân chuyển từ bãi công chính trị thành khởi nghĩa trang.
* Kết quả:
+ Lật đổ chế độ Nga Hoàng.
+ Chính quyền sau CM: Xô viết và chính phủ lâm thời.
=> Hai chính quyền song song tồn tại.
3. Cách mạng tháng mười Nga 1917: (12’)
- Đảng Bôn-sê-vích: tiếp tục làm cách mạng.
- Chính phủ lâm thời tư sản: tham gia chiến tranh đế quốc. Đàn áp nhân dân.
a. Diễn biến:
- 24-10 tại điện Xmô-nưi Lê-nin trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở pê-tơ-rô-grat.
- 25-10-1917 cung điện mùa đông bị chiếm.
- (Đầu 1918 cách mạng thắng lợi)
b. Kết quả:
- Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản.
- Đầu 1918 cách mạng thắng lợi trong cả nước.
4. Củng cố: (5’)
H. Tình hình nước Nga trước cách mạng?
H. Vì sao nước Nga năm 1917 có 2 cuộc cách mạng?
HS. - Cuộc CM thứ nhất bùng nổ vào tháng 2 năm 1917 đã lật đỗ chế dộ Nga Hoàng, song đã dẫn đến cục diện ctrị đặc biệt là 2 chính quyền ssong tồn tại. Đây là cuộc CM dân chủ TS.
- Cuộc CM thứ 2 do LêNin và Đảng BSVích vạch kế hoạch và lãnh đạo thực hiện thắng lợi, lật đỗ cphủ lâm thời TS, thiết lập cquyền thống nhất toàn quốc của Xô Viết. Đây là cuộc CMVS thắng lợi đầu tiên trên thế giới.
H. Trình bày sự kiện chính của cách mạng tháng mười 1917?
5. Dặn dò: (1’)
+ Học bài theo câu hỏi củng cố.
+ Soạn phần II bài 15: 
II. CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
6. Rút kinh nghiệm:
*******************
 Tuần:12 - Tiết:24 Ngày soạn: 08-11- 09
 Ngày dạy: 11 -11- 09
Bài 15(tt)
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG 1917-1921
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:(như tiết 22)
2. Kĩ năng:
3. Tư tưởng:
II. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ nước Nga Xô Viết chống thù trong, giặc ngoài(1918-1920)
- Tranh ảnh liên quan
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
H. Vì sao nước Nga năm 1917 có 2 cuộc cách mạng?
H. Trình bày diễn biến cách mạng tháng 10 -1917? Kết quả?
3. Bài mới: (1’)
* Cách mạng tháng 10-1917 do đảng Bôn-Sê-vích và Lê-nin lãnh đạo đã lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất trên toàn quốc Liên Xô viết. Nhưng giành được chính quyền đã khó, giữ được chính quyền lại càng khó hơn. Vì sao lại như vậy? Chúng ta học tiếp phần II.
II. CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1. Xây dựng chính quyền Xô-Viết: (10’)
GV ngay trong đêm 25-10 (7-11)Đại hội Xô viết toàn Nga tuyên bố thành lập chính quyền Xô viết thông qua “Sắc lệnh hoà bình” và “Sắc lệng ruộng đất”.
H. Các sắc lệnh trên đem lại quyền lợi gì cho quần chúng nhân dân?
H. Ngoài ra chính quyền Xô viết còn làm gì? Nhận xét?
GV. Để rút nước Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc tháng 3-1918 chính quyền Xô viết đã kí hoà ước Bơ- rét Li-tốp. 
H. Việc kí hoà ước có tác dụng gì?
2. Chống thù trong, giặc ngoài: (14’)
GV dùng lược dồ để minh hoạ việc năm 1918 nước Nga bị bao vây bốn phía.
H. Vì sao các nước đế quốc và bọn phản cách mạng lại bao vây nước Nga?
H. Tình hình nước Nga lúc đó như thế nào?
HS đọc nội dung chính sách “cộng sản thời chiến” tác dụng?
H. Vì sao nhân dân Xô-viết bảo vệ được những thành quả tháng mười ?
3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 10: (10’)
H. Ý nghĩa của cách mạng tháng 10 Nga là gì?
* Liên hệ bài học kinh nghiệm qúy báu mà CMT10 Nga đã để lại cho dtộc VN/ SGV.
* LHTT giáo dục:
H. Đến nay CMT10 Nga đã trải qua bao nhiêu năm?
H. VN đã làm gì để tưởng nhớ cuộc CM vĩ đại này?
H. Việc làm đó có ý nghĩa gì?
HS đọc nội dung 2 sắc lệnh.
HS. “Sắc lệnh hòa bình” đáp ứng mong muốn hoà bình, chấm dứt ctranh của đa số quần chúng nhân dân.
“Sắc lệnh ruộng đất” đem lại hơn 2triệu hecta đất cho nông dân, đáp ứng qlợi thiết thực của họ.
HS. Xóa bỏ các đẳng cấp XH, đặc quyền của Giáo hội.. (SGK/80).. Thực hiện tính ưu việt của cquyền Xô Viết.
HS. Rút nước Nga ra khỏi ctranh đquốc, có thời gian để củng cố chính quyền, xd lực lượng,
HS. Aâm mưu của các nước đquốc muốn tiêu diệt CM Nga khi còn “trứng nước”
HS. Khó khăn do chế độ cũ để lại, hậu qủa ctranh, chính quyền còn non trẻ
HS. TD: Động viên sức người, sức của vào cuộc CM chống thù trong, giặc ngoài. Đã bảo vệ thành công Nhà nước Xô Viết.
HS. - Sức mạnh to lớn của nd -> Vì họ có lòng yêu nước nồng nàn.
- Sự lđạo, chỉ huy tài tình sáng suốt của LêNin và bộ chỉ huy. Thực hiện chính sách cộng sản thời chiến.
- Hồng quân Lxô chiến đấu dũng cảm.
HS. 
- Đối với nước Nga:
- Đối với thế giới :
HS. 92 năm.
HS. Tổ chức đêm giao lưu âm nhạc.
HS. Tưởng nhớ lại cuộc CM vĩ đại trên tgiới đã mở đường cho CMVN noi theo
1. Xây dựng chính quyền Xô-Viết: (10’)
- Ngày 25-10 thành lập chính quyền Xô-viết, thông qua”Sắc lệnh hoà bình”  ... XH- và tư tưởng?
H. Biểu hiện cụ thể về chủ trương, biện pháp, thành phần của phong trào yêu nước đầu TK XX là gì?
HS.
HS.
HS. => Nước ta rơi vào tay Pháp
HS. - Tác dụng của chính sách khai thác thuộc địa của TDP ở VN.
- Tác dụng của những luồng tư tưởng tiến bộ ở trên thế giới truyền vào VN và tấm gương tự cường của Nbản.
=> Làm bùng nổ một phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ TS.
HS.* Chủ trương: Giành lại độc lập dân tộc, xd XH tiến bộ ( quân chủ lập hiến) dân chủ cộng hòa theo mô hình Nbản.
- Biện pháp đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang, duy tân cải cách.
- Thành phần: Nhiều giai cấp, tầng lớp ở nông thôn và thành thị tham gia.
II. Những nội dung chủ yếu: (8’)
* Nguyên nhân Pháp xâm lược nước ta:
- CNTB phát triển chúng cần nguyên liệu và thị trường.
- VN là nơi giàu TNTN.
- Chế độ phong kiến suy yếu.
* Thái độ và trách nhiệm của triều Nguyễn:
- Không kiên quyết chống Pháp; ảo tưởng dựa vào Pháp.
- Xa rời nhân dân.
=> Nước ta rơi vào tay Pháp.
III. Thực hành: (5’)
b
4. Củng cố: (3’)
H. Khái quát lại nội dung cơ bản của LSVN 1858-1918?
H. Vì sao Ng Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
GV cho HS làm BTTN.
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học bài và ôn tập lại kiến thức để tiết sau kiểm tra HK II. 
***********************
Tuần 36 - Tiết 52 - Ngày soạn : 10-5-2009
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nắm được những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc từ giữa TK XIX đến đầu TK XX.
- Tiến hành xâm lược của TDP, cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ khi TDP bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta.
2. Tư tưởng:
Củng cố lòng yêu nước,ý chí căm thù.
3. Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ phân tích,đánh giá,tổng hợp.
II. Chuẩn bị:
- Đề và đáp án.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
3. Quan sát.
2. Kiểm tra (phát đề)
4. Thu bài.
5. Dặn dị:
- Về soạn bài 29.
*******************************
MA TRẬN
Nội dung chủ đề
Các cấp độ tư duy
Tổng số điểm
N. Biết 
Vận Dụng
Thơng Hiểu
Khởi nghĩa Yên Thế... cuối TK XIX
1.5đ
0.5đ
1đ
3đ
Trào lưu cải cách Duy Tân ở VN nửa cuối TK XIX.
0.5đ
 1.5đ
1đ
3đ
Chính sách khai thác... KT, XH ở VN.
0.5đ
0.5đ
1đ
2đ
Phong trào yêu nước chống Pháp... 1918
1đ
0.5đ
0.5đ
2đ
Tổng cộng
3.5đ
3đ
3.5đ
10
TRƯỜNG THCS TT TRÀ XUÂN
Họ Và Tên............................. Lớp8....
THI HỌC KÌ II (Năm học 2008-2009)
Mơn: Lịch sử : Thời gian 45 phút
Điểm:
Lời phê của GV:
Câu 1. (3đ). Trình bày nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)?
Cââu 2. (3đ). Nêu nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết qủa và ý nghĩa của các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX?
Câu 3. (2đ). Hãy nêu chính sách kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam đầu thế kỉ XX? Các chính sách đó của Pháp nhằm mục đích gì?
Câu 4. (2đ). Từ năm 1858, triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp những bản hiệp ước nào? Nội dung cơ bản của hiệp ước QMùi. Nhận xét của em về triều đình Huế?
Bài làm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN LỊCH SỬ 8:
Câu 1. (3đ)* Nguyên nhân: - Do TDP mở rộng vùng chiếm đóng, cướp đất của họ lần thứ hai à họ rất căm thù TDP và đã nổi dậy khởi nghĩa. (1đ)
* Diễn biến: Chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn1: (1884-1892): - Do Đề Nắm lãnh đạo, nghĩa quân hoạt động riêng rẽ không có sự thống nhất. (0,25đ)
+ Giai đoạn 2:(1893-1908): 
- Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở. (0,5đ)
- Khi lực lượng còn yếu, ông tìm cách giảng hoà với Pháp váo 10 -1894. (0,25đ)
- Sau đó địch ráo riết tấn công trở lại à lực lượng bị tổn thất suy yếu à Đề Thám xin giảng hoà lần 2 (12-1897). (0,25đ)
+ Giai đoạn 3 (1909-1913): 
- Pháp tập trung lực lượng liên tiếp càn quét và tấn công à lực lượng nghĩa quân bị hao mòn. (0,25đ)
- 10-2-1913 Đề Thám hi sinh, phong trào tan rã. (0,25đ)
* Ý nghĩa: - Nêu cao tinh thần yêu nước của nd, gây cho P nhiều khó khăn. (0,25đ)
Câu 2. (3đ) * Tích cực: Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình. (1đ)
* Hạn chế: Các đề nghị cải cách mang tính rời rạc, chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của XH VN lúc đó. (0,5đ)
* Kết qủa: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận các đề nghị cải cách. (0,5đ)
* Ý nghĩa: Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ, cản trở bước tiến hóa của dân tộc; phản ánh trình độ nhận thức mới của những người VN hiểu biết. (1đ)
Câââu 3. (2đ) * Các chính sách kinh tế của TDP ở VN...
- NN: Cướp đoạt ruộng đất và bóc lột nhân dân theo kiểu phát canh thu tô. (0.25)
- Công nghiệp: Khai thác than và kim loại, sxuất xi măng, điện... (0.25)
- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường mua bán hàng hoá, nguyên liệu, thu thuế nặng ở mặt hàng rượu và muối. (0.5)
- GTVT: Xd hệ thống gt đg bộ, thuỷ, sắt để phục vụ cho việc bóc lột và đàn áp. (0.5)
* Mục đích: Vơ vét sức người, sức của nhân dân ta làm giàu cho Pháp. (0.5)
Câu 4. (2đ). Từ năm 1858 đền năm 1885, triều đình Huế ký với Pháp: 
- Hiệp ước Nhâm Tuất (05.6.1862) (0.25) - Hiệp ước Giáp Tuất (15.3.1874) (0.25) 
- Hiệp ước Quý Mùi (25.8.1883) (0.25) - Hiệp ước Patơnốt (06.6.1884) (0.25) 
* Nội dung cơ bản:- Hiệp ước Quý Mùi (25.8.1883): triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ ở Bắc Kỳ và Trung kỳ, Nam Kỳ thuộc Pháp, triều đình chỉ cai quản Trung Kỳ nhưng thơng qua khâm sứ Pháp, cơng sứ Pháp ở Bắc Kỳ thường xuyên kiểm sốt cơng việc của quan lại, nắm quyền trị an và nội vụ. Pháp nắm ngoại giao, triều đình rút quân đội ở Bắc Kỳ về Trung Kỳ. (0.5)
* Nhận xét: nhu nhược, hèn nhát, bảo thủ (0.5)
******************
CÂU HỎI ƠN TẬP
Câu 1. Trình bày nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)?
Cââu 2. Nêu nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết qủa và ý nghĩa của các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX?
Cââu 3. Vào đầu TK XX, ở VN đã xuất hiện các giai cấp, tầng lớp nào mới? Trong đó giai cấp nào có tinh thần CM triệt để nhất? Vì sao?
Câu 4. Hình thức đấu tranh của phong trào Đ Du với cuộc vận động Dtân có gì khác nhau?
Câu 5. Hãy nêu chính sách kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam đầu thế kỉ XX? Các chính sách đó của Pháp nhằm mục đích gì?
Câu 6. Từ năm 1858, triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp những bản hiệp ước nào? Nội dung cơ bản của hiệp ước QMùi. Nhận xét của em về triều đình Huế?
HS.6 * từ năm 1858 đền năm 1885, triều đình Huế ký với Pháp : (1đ) 
- Hiệp ước Nhâm Tuất (05.6.1862)
- Hiệp ước Giáp Tuất (15.3.1874)
- Hiệp ước Quý Mùi (25.8.1883)
- Hiệp ước Patơnốt (06.6.1884)
* Nội dung cơ bản (3,5đ):
- Hiệp ước Quý Mùi (25.8.1883): triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ ở Bắc Kỳ và Trung kỳ, Nam Kỳ thuộc Pháp, triều đình chỉ cai quản Trung Kỳ nhưng thơng qua khâm sứ Pháp, cơng sứ Pháp ở Bắc Kỳ thường xuyên kiểm sốt cơng việc của quan lại, nắm quyền trị an và nội vụ. Pháp nắm ngoại giao, triều đình rút quân đội ở Bắc Kỳ về Trung Kỳ.
- Hiệp ước Patơnốt (06.6.1884): Về cơ bản giống hiệp ước Quý Mùi.
* Nhận xét: nhu nhược , hèn nhát, bảo thủ (1đ)
HS5. - Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất và bóc lột nhân dân theo kiểu phát canh thu tô.
- Công nghiệp: Khai thác than và kim loại, sxuất xi măng, điện...
- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường mua bán hàng hoá, nguyên liệu, thu thuế nặng ở mặt hàng rượu và muối.
- GTVT: Xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, thuỷ, sắt để phục vụ cho việc bóc lột và đàn áp.
MĐích: Vơ vét sức người, sức của nhân dân ta làm giàu cho Pháp.
********************

Tài liệu đính kèm:

  • docSU8 TUAN 12-37.doc