Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tuần 24 - Tiết 23: Làm các bài tập lịch sử

Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tuần 24 - Tiết 23: Làm các bài tập lịch sử

1. VÒ kiến thức: Nắm được:

- Ôn tập, hệ thống hóa các kiến thức lịch sử Việt Nam đã học ở chương II và chương III.

- Các nhân vật, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước từ trong buổi đầu dưng nước đến thế kỉ VI.

2.VÒ tư tưởng:

- Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc, truyền thống lịch sử của dân tộc.

 

doc 3 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 3245Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tuần 24 - Tiết 23: Làm các bài tập lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 15 /02 / 2011 
Tuần 24
Tiết 23: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
A.Mục tiêu bài học: Gióp häc sinh:
1. VÒ kiến thức: Nắm được:
- Ôn tập, hệ thống hóa các kiến thức lịch sử Việt Nam đã học ở chương II và chương III.
- Các nhân vật, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước từ trong buổi đầu dưng nước đến thế kỉ VI.
2.VÒ tư tưởng: 
- Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc, truyền thống lịch sử của dân tộc.
3. VÒ kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức; kĩ năng đọc, chỉ bản đồ; kĩ năng phân tích bài học lịch sử.
B. Chuẩn bị của GV và HS. 
- Lược đồ nước Văn Lang, Âu Lạc, lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng, lược đồ nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI.
 - Bảng phụ vẽ sơ đồ hệ thống hóa kiến thức lịch sử.
C. Tiến trình lên lớp 
1. Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
2. Bài cũ:
- Trình bày những nét chính về tình hình xã hội và văn hóa nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI.
- Trình bày nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248?
3. Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu mục tiêu tiết học.
4. Bài mới :
Hoạt động của GV vµ häc sinh
Kiến thức cần đạt
 Hoạt động 1: Làm bài tập củng cố kiến thức lịch sử nước ta thời Văn lang, Âu Lạc.
GV: Nhà nước đầu tiên ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV treo bảng sơ đồ hệ thống kiến thức lịch sử thời Văn Lang, Âu Lạc, yêu cầu HS lên điền vào bảng.
1 Sự ra đời nhà nước Văn lang, Âu Lạc
a) Điều kiện để hình thành nhà nước đầu tiên trong lịch sử:
- Do nhu cầu trị thủy
- Do sự xung đột giữa các bộ lạc
- Do yêu cầu việc chống giặc ngoại xâm
=> Đòi hỏi phải có tổ chức tập hợp quản lí, lãnh đạo các bộ lạc nên nhà nước đã ra đời.
Văn Lang
Âu Lạc
Thời gian thành lập
Từ thế kỉ VIII đên thế kỉ VII Tr CN
Năm 207 Tr CN
Kinh đô
Bạc Hạc (Phú Thọ)
Phong Khê ( Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội)
Tên vua
Hùng Vương
An Dương Vương
- GV treo lược đồ bộ máy nhà nước Văn Lang.
Em hãy thuyết minh về bộ máy nhà nước Văn Lang?.
Gọi HS trình bày.GV nhận xét.
GV: Nội dung cơ bản đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?.
HĐ nhóm
GV: So sánh nhà nước Âu Lạc với nhà nước Văn Lang để tìm ra sự giống nhau về tổ chức, khác nhau về tính chất nhà nước?
- Đại diện nhóm trình bày – nhận xét
GV: Trình bày nguyên nhân sụp đổ của nhà nước Âu Lạc? Từ đó chúng ta rút ra được bài học gì?
GV: Thời Văn Lang, Âu Lạc đã để lại cho chúng ta những thành tựu văn hóa tiêu biểu nào? 
Hoạt động 2: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
 GV: Dựa vào lược đồ, hãy trình bày lại nguyên nhân, diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Hoạt động 3: Tìm hiểu chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với đất nước ta:
GV: Từ khi nước ta rơi vào tay của các triều đại PKPB, chúng đã thực hiện chính sách cai trị như thế nào? Em có nhận xét gì về chính sách đó?
GV: Nhân dân ta đã làm gì để chống lại các chính sách đó
Hoạt động 4: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu
GV: Dựa vào lược đồ, hãy trình bày lại nguyên nhân, diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?
Hoạt động 5: Hệ thống các mốc lịch sử
GV treo bảng sơ đồ hệ thống các mốc lịch sử quan trọng, yêu cầu HS lên điền vào bảng
- Bộ máy nhà nước Văn lang:
- Đời sống cư dân Văn Lang: 
Ý thức cộng đồng của cư dân Văn Lang được hình thành bởi các lí do sau:
+ Các bộ lạc, làng, chiềng chạcùng nhau làm thuỷ lợi, chế ngự thiên nhiên để bảo vệ mùa màng.
+ Thông qua các tổ chức lễ hội, họ gần giũ thân thiết hiểu biết nhau hơn.
+ Các bộ lạc chiềng chạ, cùng nhau chung sức, chung lòng, chống trả các cuộc xâm lược của kẻ thù.
-Nguyên nhân sụp đổ của nhà nước Âu Lạc:
+ Chủ quan, mất cảnh giác
+ Mất đoàn kết nội bộ
+ Âm mưu thâm độc của kẻ thù.
- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu:
+ Trống đồng
+ Thành Cổ Loa
+ Phong tục tập quán
+ Thuật luyện kim
2. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Nguyên nhân
- Diễn biến
- Kết quả
- Ý nghĩa
3.Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với đất nước ta:
- Sát nhập địa giới hành chính
- Đưa người Hán sang ở lẫn người Việt
- Bắt dân ta học chữ Hán và sống theo phong tục người Hán
- Thực hiện chính sách cống nộp, lao dịch
=> Chúng muốn đồng hóa dân tộc ta, biến nước ta thành một quân huyện của Trung Quốc.
4. Khởi nghĩa Bà Triệu
- Nguyên nhân
- Diễn biến
- Kết quả
- Ý nghĩa
TT
Thời gian
Sự kiện
1
Thế kỉ VII, Tr CN
2
Năm 207 TrCN
3
Năm 179 TrCN
4
Tháng 3 năm 40
5
Tháng 3 năm 43
6
Tháng 3 năm 43
7
Năm 248
5.Hướng dẫn về nhà: + Ôn tập kĩ kiến thức các bài học 17, 18, 19, 20.
 + Chuẩn bị Kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 23 Lam bai tap lich su.doc