1. Kiến thức:
- Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta bị phong kiến phương bắc thống trị ( Thời kỳ Bắc thuộc). Sự thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn dân ủng hộ, thắng lợi nhanh chóng, đất nước giành được độc lập.
2. Kĩ năng:
- Biết tìm nguyên nhân và ý nghĩa của sự kiện lịch sử.
Tuần: 20 Tiết: 19 NS: 05/12/2010 ND: CHƯƠNG III: THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP Bài 17: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG ( NĂM 40 ) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta bị phong kiến phương bắc thống trị ( Thời kỳ Bắc thuộc). Sự thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn dân ủng hộ, thắng lợi nhanh chóng, đất nước giành được độc lập. 2. Kĩ năng: - Biết tìm nguyên nhân và ý nghĩa của sự kiện lịch sử. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức căm thù quân xâm lược, có ý thức tự hào, tự tôn dân tộc. Lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào truyền thống phụ nữ Việt Nam. - Biết sử dụng lược đồ. II. Thiết bị, đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. - Lược đồ Cuộc KN Hai Bà Trưng. III. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Sách, vở bài tập HS ở học kì 2 3. Bài mới: Giới thiệu: Sau khi nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Hán, nhà Hán đẩy nhân dân ta đến trước những thử thách nghiêm trọng: đất nước bị mất tên, dân tộc có nguy cơ bị đồng hoá. Nhưng nhân dân ta quyết không chịu sống trong cảnh nô lệ đã liên tục nổi dậy đấu tranh, mở đầu cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40). Để biết được điều đó hôm nay chúng ta tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Cá nhân (20’) - Giáo viên gọi HS đọc SGK. - Tình hình nước ta sau thất bại của ADV 179 TCNT? - Sau khi nhà Hán đánh bại nhà Triệu chúng đã thực hiện chính sách gì ở nước ta? - Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận TQ nhằm mục đích gì? - Chính sách cai trị của nhà Hán như thế nào? GV: Sử dụng bảng phụ giới thiệu với HS. - Em có nhận xét gì về cách đặt các chức quan người Hán? - Nhân dân Châu Giao bị nhà Hán bóc lột như thế nào? -GV: Kể sự vất vả, khổ cực khi tìm kiếm sản vật quý. - Em hiểu gì về thái thú Tô Định (người Hán ở nước ta)? - Nhà Hán đưa người Hán sang Châu Giao nhằm mục đích gì? Hoạt động 2: Cá nhân (19’) - Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ? GV: Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến. - Kể những thắng lợi của nghĩa quân. - Kết quả của cuộc khởi nghĩa? - HS đọc SGK. - HS: Trả lời . - HS: Trả lời theo SGK - Chiếm đóng lâu dài, xoá tên nước ta. - Đứng đầu Châu Giao là Thứ sử coi việc chính trị, Đô úy coi việc quân sự (là người Hán). - HS Quan sát và ghi nhớ. Đặt cai trị ® cấp quận. + Nộp các loại thuế: muối, sắt. + Cống nạp sản vật quý: Sừng tê, ngà voi, ngọc trai. - HS dựa vào SGK trả lời. - Biến nước ta thành quận huyện TQ, đồng hoá nhân dân ta. - HS: Trả lời theo SGK - HS theo dõi trên lược đồ. - HS: Đọc thân thế Hai Bà Trưng. - HS đọc 4 câu thơ SGK. - HS : đọc 4 câu thơ SGK. - HS: Đọc phần đóng khung trong SGK 1. Nước Âu Lạc từ TK II TCN đến TK I có gì thay đổi? - 179 Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt. Chia Âu Lạc thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân. - 111 TCN nhà Hán chiếm Âu Lạc chia làm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam gộp với 6 quận Trung Quốc thành Châu Giao. - Đứng đầu Châu Giao là Thứ sử coi việc chính trị, Đô úy coi việc quân sự (là người Hán). Các quận, huyện vẫn để các Lạc tướng trị dân như cũ. - Nhân dân Châu Giao bị bóc lột: + Nộp các loại thuế: muối, sắt. + Cống nạp sản vật quý: Sừng tê, ngà voi, ngọc trai. - Năm 34 Tô Định được sử làm Thái Thú Châu Giao. Hắn gian ác, tham lam, nhân dân ta vô cùng khổ cực. 2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ. * Nguyên nhân - Chính sách áp bức bóc lột của nhà Hán. - Thi Sách - chồng Trưng Trắc bị giết - Trả nợ nước, báo thù nhà * Diến biến: - Mùa xuân 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây). - Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, nhanh chóng kéo về Cổ Loa, Luy Lâu. * Kết quả: -Tô Định hốt hoảng bỏ thành trốn về nước. - Cuộc KN thắng lợi hoàn toàn. 4. Sơ kết bài học: (5’) - GV khái quát trọng tâm. - GV gọi HS trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa trên lược đồ. - HD học sinh làm bài tập 5. Dặn dò: (1’) - Học bài + làm bài tập. - Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tài liệu đính kèm: