- Nhận biết và ghi nhớ điều kiện ra đời nước Văn Lang.
- Biết và ghi nhớ thời gian, địa bàn địa bàn thành lập Nhà nước Văn Lang; những nét chính về tổ chức nhà nước.
2. Kĩ năng:
- Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét đánh giá sự kiện lịch sử, vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước.
3. Thái độ:
Tuần: 13 Tiết: 13 NS: 10/10/2010 ND: 01/11,02/11,06/11 Bài 12: NƯỚC VĂN LANG I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS: - Nhận biết và ghi nhớ điều kiện ra đời nước Văn Lang. - Biết và ghi nhớ thời gian, địa bàn địa bàn thành lập Nhà nước Văn Lang; những nét chính về tổ chức nhà nước. 2. Kĩ năng: - Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét đánh giá sự kiện lịch sử, vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng HS lòng tự hào dân tộc, giáo dục tình cảm cộng đồng. II. Thiết bị đồ dùng dạy học: 1. Thầy: Ảnh lăng vua Hùng. 2. Trò: Các câu chuyện kể. III. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1. Ổn định: (1’) 2. kiểm tra bài cũ: (4’) - Nêu những đổi mới của xã hội thời nguyên thủy. *Đáp án: - Sản xuất phát triển cư dân đông hơn. - Sư hình thành các chiềng chạ. - Nhiều chiềng chạ hợp với nhau thành Bộ lạc. - Chế độ mẫu hệ chuyển sang chế độ phụ hệ. - Đứng đầu thị tộc là tộc trưởng ( già làng), đứng đầu bộ lạc là tù trưởng. - Xã hội đã có sự phân biệt giàu nghèo. 3. Bài mới: Giới thiệu: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 -3 Câu ca dao trên nói lên điều gì? Nhớ ơn tổ tiên cội nguồn dân tộc. Giỗ tồ ở trên là giỗ của ai? Hùng Vương là người có công dựng nước văn lang và nhà nước Văn Lang được xây dựng như thế nào chúng ta tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động1: Cá nhân+ Nhóm (10’) GV: Gọi HS đọc mục 1 SGK - Cuối TK VIII -VII TCN ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có thay đổi gì lớn? - Nguyên nhân nảy sinh >< giữa người giàu và người nghèo. - Nghề chính của người Việt cổ là gì? - Nghề trồng lúa nước sẽ gặp khó khăn gì? - Theo em truyền thuyết Sơn Tinh -Thuỷ Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta hồi đó? - Vậy để chống lại thiên nhiên khắc nghiệt người Việt cổ đã làm gì? GV sử dụng lược đồ miêu tả đ/k tự nhiên của vùng này (Thuận lợi, khó khăn) - Em có suy nghĩ gì về các vũ khí thời đó? GV: Cho HS liên hệ với truyền thuyết Thánh Gióng (Vũ khí) GV: Trong hoàn cảnh đó các bộ lạc có nhu cầu thống nhất nhau lại. Muốn vậy cần có người chỉ huy có uy tín tài năng ->Nhà nước ra đời Hoạt động 2: Cá nhân (10’) GV gọi HS đọc mục 2. - Địa bàn cư trú của bộ lạc Văn Lang ở đâu? - Văn Lang là bộ lạc như thế nào? - Dựa vào thế mạnh của mình thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã làm gì? - Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? Ai là người đứng đầu? Đóng đô ở đâu? GV: Hùng là mạnh.Vương là vua=>Vua mạnh - Tại sao Vua Hùng lại chọn Bạch Hạc là nơi để đóng đô? Hoạt động 3: Cá nhân+ Nhóm (15’) - Sau khi nhà nước Văn Lang ra đời Vua Hùng đã tổ chức nhà nước như thế nào? - Ai là người đứng đầu nhà nước? GV: Quan văn gọi là lạc hầu. quan võ gọi là lạc tướng. Con trai gọi là quan lang. Con gái là mị nương ->Các bộ lạc đều chịu sự cai quản của vua. Đời đời cha truyền con nối. - 1 HS đọc mục 1 SGK. - HS cả lớp theo dõi trả lời: - Sản xuất phát triển. - Trồng lúa. - Lũ lụt. - Sự cố gắng nỗ lực chống lại thiên nhiên bảo vệ mùa màng. - Cần có người đứng ra chỉ huy tập hợp nhân dân các làng bản để bảo vệ mùa màng. - HS quan sát H 31 SGK. - 1-2 HS trả lời. - HS nghe GV giải thích. - HS theo dõi SGK. - Từ Ba Vì Việt Trì. - Mạnh nhất. - Thống nhất các bộ lạc. - TK VII TCN. - Bạch Hạc-Phú.Thọ. - HS nghe giải thích. - HS theo dõi SGK trả lời. - Chia nước ra làm 15 bộ. - Đứng đầu là Vua. - 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ. 1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? - Cuối TKVIII-VIITCN ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hình thành các bộ lạc lớn. - Sản xuất phát triểnNảy sinh mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo. - Lũ lụt thường xuyênCần có người đứng ra chỉ huy tập hợp nhân dân các làng bản để bảo vệ mùa màng. -Xung đột thường xuyên xảy raCần phải giải quyết các xung đột đó. =>Nhà nước Văn lang ra đời 2. Nước Văn Lang thành lập - Khoảng TK VII TCN thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã thống nhất các bộ lạc ở Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thành nước Văn Lang. -Thủ lĩnh xưng là Hùng Vương đứng đầu nhà nước đóng đô ở Văn Lang (Bạch Hạc-Phú.Thọ) 3. Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? - Chia nước ra làm 15 bộ. + Đứng đầu là Vua. + Dưới là các bộ do Lạc Tướng đứng đầu. + Dưới cùng là các chiềng chạ do Bồ chính đứng đầu. Hùng Vương Lạc hầu – Lạc tướng ( trung ương ) Lạc tướng ( bộ ) Lạc tướng ( bộ ) Bồ chính (chiềng,chạ ) Bồ chính (chiềng,chạ ) Bồ chính (chiềng,chạ ) Bồ chính (chiềng,chạ ) SƠ ĐỒ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VĂN LANG - Nhìn vào sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang (37) SGK em có nhận xét gì về cách tổ chức của nhà nước đầu tiên này. GV hướng dẫn HS quan sát H35 mô tả di tích Đền Hùng. - HS thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm trình bày: nhà nước thô sơ. - HS quan sát ảnh Lăng Vua Hùng. Nhà nước Văn lang tuy chưa có luật pháp, quân đội, nhưng đã là một tổ chức chính quyền cai quản cả nước. 4. Sơ kết bài học: (4’) - Đọc câu danh ngôn của HCM và giải thích. - HS làm bài tập 1 tr 30: Đánh dấu X vào câu 1,2 5. Dặn Dò: (1’) - Về nhà học bài. - Hoàn thành bài tập. - Đọc trước bài 13.
Tài liệu đính kèm: