Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Mở đầu sơ lược về môn lịch sử

Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Mở đầu sơ lược về môn lịch sử

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Hs cần hiểu rõ việc học lịch sử là học những sự kiện cụ thể, sát thực, có căn cứ khoa hoc

- Học lịch sử là hiểu rõ quá khứ, rút kinh nghiệm của quá khứ để sống với hiện tại và hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.

- Để hiểu rõ những sự kiện lịch sử, Hs cần có phương pháp học tập khoa học thích hợp.

2. Tư tưởng:

- Trên cơ sở những kiến khoa học, bồi dưỡng những quan điểm đúng đắn về bộ môn lịch sử và phương pháp học tập, khắc

 

doc 95 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1298Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Mở đầu sơ lược về môn lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
Ngày soạn : 
 MỞ ĐẦU
 Bài 1 SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hs cần hiểu rõ việc học lịch sử là học những sự kiện cụ thể, sát thực, có căn cứ khoa hoc
- Học lịch sử là hiểu rõ quá khứ, rút kinh nghiệm của quá khứ để sống với hiện tại và hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.
- Để hiểu rõ những sự kiện lịch sử, Hs cần có phương pháp học tập khoa học thích hợp.
2. Tư tưởng:
- Trên cơ sở những kiến khoa học, bồi dưỡng những quan điểm đúng đắn về bộ môn lịch sử và phương pháp học tập, khắc
phục quan niệm sai lầm, lệch lạc trước đây là: học lịch sử chỉ là học thuộc lòng.
-Bằng nội dung cụ thể, gây hứng thú cho Hs trong học tập, để Hs yêu thích môn lịch sử.
3. Kĩ năng:
Giúp Hs có khả năng trình bày và lý giải các sự kiện lịch sử khoa học, rõ ràng, chuẩn xác và xác định phương pháp học tập tốt, có thể trả lời những câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất của bài.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh về thời nguyên thuỷ và hiện nay.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Ôn lại kiến thức đã học ở cấp I.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: : Để học tốt và chủ động trong các bài học lịch sử cụ thể các em phải hiểu lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì? Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em sơ lược về môn lịch sử.
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Kiến thức
Hoạt động 1:Tìm hiểu lịch sử là gì?
H. Con người, cỏ cây, loài vậtcó phải ngay từ khi xuất hiện có hình dạng như ngày nay?
Phân nhóm thảo luận.
H. Vậy theo em lịch sử là gì?
H. Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người?
H. Lịch sử mà chúng ta sẽ học là gì?
H. Vì sao lịch sử còn có nghĩa là khoa học?
Hoạt động 2: Lợi ích của việc học lịch sử.
H. Nhìn lớp học ở hình 1 em thấy khác với lớp học ở trường em như thế nào?
H. Em có hiểu vì sao có sự khác nhau đó?
H. Theo em cuộc sống mà chúng ta có được như ngày hôm nay có liên quan đến ai và những sự việc gì?
GV: Vì vậy mọi người chúng ta cần phải biết mình thuộc dây tộc nào, tổ tiên, ông cha mình là ai, con người đã làm gì để có được như ngày nay.
H. Vậy theo em chúng ta cần phải biết lịch sử để làm gì?
Hoạt động 3: Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
H. Về cuộc sống ông bà cha mẹ ta tại sao em biết?
H. Thử kể những loại tư liệu truyền mệng mà em biết?
Quan sát hình 1 và 2 SGK theo em đó là loại tư liệu nào?
H. Đây là loại bia gì?
H. Tại sao em biết đó là bia tiến sĩ?
Những băng ghi, sách vở tên khắc trên biagọi là tư liệu gì?
H. Nguồn tư liệu gốc để giúp ta hiểu biết điều gì?
Sự vật, con người, làng xóm .mà chúng ta thấy hiện nay đều trải qua quá trình hình thành và phát triển, biến đổi, nghĩa là đều có 1 quá khứ đó chính là lịch sử.
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Một con người thì chỉ hoạt động riêng của người đó, còn xã hội loài người có liên quan đến tất cả nhiều người, nhiều nước, nhiều lúc khác nhau.
- Lịch sử xã hội loài người.
- Tìm hiểu và dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
- Lớp học, thầy trò, bàn ghế.xưa và nay khác nhau hoàn toàn.
- Vì tất cả không phải tự nhiên mà thay đổi theo thời gian mà chủ yếu là do con người tạo nên.
- Cuộc sống mà chúng ta có được như ngay hôm nay không phải do lao động của riêng mỗi người, chúng ta hay gia đình chúng ta mà còn do những việc làm của tổ tiên ông cha chúng ta tạo nên, cũng như do những sự việc mà cả loài người làm nên.
- Qúi trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống ngày nay và chúng ta phải làm tốt nhiệm vụ của mình để đưa nước nhà tiến lên.
- Nghe cha mẹ em kể lại hoặc được đọc những ghi chép, giấy tờ của cha mẹ ông bà.
- Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, Thạch Sanh (Chưa có chữ viết).
- Tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết.
- Bia tiến sĩ.
- Chữ khắc trên bia.
- Tư liệu chữ viết.
- Để viết và dựng lại lịch sử, đó là tư liệu như ông cha ta thường nói “Nói có sách, mách có chứng” Tức là phải có tư liệu cụ thể mới có đảm bảo được độ tin cậy lịch sử.
1- Lịch sử là gi?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
2- Học lịch sử để làm gì?
- Để hiểu cội nguồn của tổ tiên ông cha làng, xóm.
- Biết họ sống và lao động như thế nào để tạo nên đất nước ngày nay.
- Từ đó biết ơn, quí trọng biết mình phải làm gì để đưa đất nước tiến lên.
3- Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
- Tư liệu truyền miệng.
- Tư liệu hiện vật.
- Tư liệu chữ viết.
4. Củng cố : Hs làm các bài tập 1, 2, 3 sách Thực hành lịch sử. 
5. Hướng dẫn về nhà: 
a. Bài vừa học:Trình bày ngắn gọn: 
Lịch sử là gì ?
Lịch sử giúp em hiểu những gì ?
Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử ?
b. Bài sắp học: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ.
Tại sao phải xác định thời gian?
Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không. Vì sao?
IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM : 
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Tuần 2
Tiết 2
Ngày soạn : 
 Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1- Kiến thức:
- Tầm quan trọng tính thời gian trong lịch sử.
- Thế nào là âm lịch, dương lịch, công lịch.
- Biết cách đọc, ghi, tính năm, tháng theo công lịch.
2- Tư tưởng:
- Giúp học sinh hiểu biết về thời gian và bồi dưỡng ý thức về tính chính xác khoa học.
3- Kỷ năng:
- Bồi dưỡng cách ghi, tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ với hiện tại.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị tranh ảnh trong SGK, lịch, quả địa cầu.
- Học sinh nghiên cứu và soạn cách tính thời gian.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 a) Lịch sử là gì?
 b) Tại sao chúng ta phải học lịch sử?
 c) Làm bài tập 1, 2, 3, 4 trong sách bài tập.
3- Bài mới: Như các học bài mở đầu, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ theo trình tự thời gian có trước có sau. Như vậy cách tính thời gian theo trình tự như thế nào? Qua tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu.
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Kiến thức
Họat động 1: Tầm quan trọng của việc xác định thời gian trong lịch sử.
GV. Khẳng định lịch sử là những sự vật hiện tượng xảy ra trong quá khứ, muốn hiểu rõ những sự kiện xảy ra trong quá khứ cần phải xác định thời gian.
H. Xem lại hình 1, 2 bài 1 ta có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia tiến sĩ dựng lên cách đây bao nhiêu năm?
H. Vậy chúng ta có cần biết thời gian dựng một tấm bia tiến sĩ nào đó không? (thời vua Lê Thánh Tông cho khắc tên những người đỗ tiến sĩ lên bia đá và dựng ở 2 bên điện đại thành trong văn miếu năm 1484 khắc tên họ từ khoa năm 1442).
H. Vậy dựa vào đâu và bằng cách nào con người có thể tính được thời gian?
Phân nhóm thảo luận.
Họat động 2: Sử dụng quả địa cầu, tấm lịch, nêu cách tính thời gian.
Người xưa dựa vào cơ sở nào làm ra lịch.
H. Hãy xem trên bảng ghi những ngày lịch sử và kỉ niệm có những đơn vị thời gian nào và có những loại lịch nào?
H. Âm lịch là gì?
H. Dương lịch là gì?
(Dùng quả địa cầu và lịch).
H. Loại lịch nào có trước?
Hoạt động 3: Tìm hiểu vì sao thế giới cần phải có một thứ lịch chung.
Cho học sinh xem lịch và rút ra nhận xét.
H. Vì sao thế giới cần phải có lịch chung?
H. Công lịch là gì?
H. Em hãy trình bày các đơn vị thời gian theo công lịch?
H. Nếu ta chia số ngày cho 12 tháng thì số ngày cộng lại là bao nhiêu? Thừa ra là bao nhiêu? Phải làm thế nào?
H. Vì sao trên tờ lịch chúng ta có ghi thêm âm lịch?
GV: Vẽ cách ghi thứ tự thời gian, giải thích.
- Dựa vào tấm bia biết được cách ngày nay bao nhiêu năm.
- Cần biết. Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử.
- Ghi lại những việc đã làm theo thứ tự thời gian. Nhận thấy những hiện tượng tự nhiên, lặp đi lặp lại có quan hệ chặt chẽ, từ đó là cơ sở để xác định thời gian.
- Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính thời gian mọc, lặn, duy chuyển của Mặt Trăng, Mặt Trời làm ra lịch.
- Trong SGK ghi những ngày lịch sử và kỷ niệm em thấy có ngày âm lịch, ngày dương lịch.
- Là dựa vào sự duy chuyển của mặt trăng quanh trái đất (29-30 ngày).
- Dựa vào sự duy chuyển của trái đất quanh mặt trời (365 ngày).
- Am lịch ra trước, vì người xưa với cách nhìn thông thường nhận thấy hiện tượng mặt trăng quanh traí đất, do đó họ có điều kiện để tính thời gian thuận lợi. Trái lại hiện tượng trái đất quay quanh mặt trời khó biết hơn, phải bằng phương pháp khoa học người ta mới tính chu kỳ quay của trái đất quanh mặt trời.
- Đó là lịch chung của cả thế giới.
- Xã hội loài người càng phát triển, cần có sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc ngày càng mở rộng, cần phải có cách tính thời gian thống nhất đó là công lịch.
- Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê Xu ra đời làm năm đầu tiên của công nguyên, trước năm đó là trước công nguyên.
- Ngày có 24 giờ.
- Tháng 28, 29, 30, 31 ngày.
- Năm có 12 tháng, 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày.
- Một thế kỷ 1 trăm năm, một thiên niên kỷ ngàn năm.
- 365 ngày.
- Thừa 6 giờ.
- 4 năm phải có 1 năm nhuận.
- Vì từ xưa nhân nhân dân ta dùng âm lịch do đó có những ngày lễ ngày tết cổ truyền, không biết ngày tháng âm lịch ứng với ngày tháng nào của dương lịch, sẽ làm không đúng.
- Chú ý trước và sau công nguyên.
1- Tại sao phải xác định thời gian?
- Xác định thời gian là nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử.
2- Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
- Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính thời gian mọc, lặn, duy chuyển của Mặt Trăng, Mặt Trời làm ra lịch.
3- Thế giới có cần lập thứ lịch chung hay không?
- Xã hội loài người càng phát trển, sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc mở rộng, do vậy cần phải có một thứ lịch chung.
4. Củng cố : Hs làm các bài tập 4, 5 sách Thực hành lịch sử. 
5. Hướng dẫn về nhà: 
a. Bài vừa học: Nắm được những nội dung chủ yếu của bài học :
Vì sao cần phải xác định thời gian?
Cách tính thời gian theo công lịch?
b. Bài sắp học: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Con người có nguồn gốc từ đâu ?
Nêu sự khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ?
Vì sao xã hội nguyên  ...  đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của DT, cuối cùng đã chiến thắng. Chiến thắng này có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của DT ta.
¢Giáo dục lòng tự hào dân tộc
- Làm cá nhân bài tập
- Lắng nghe
5) Hướng dẫn về nhà:
a) Bài vừa học : 
Những chuẩn bị của Ngô Quyền để chống quân xâm lược Nam Hán
Diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng năm 938
b) Bài sắp học : ÔN TẬP 
Tổ 1, 2 : Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK / Trang 77
Tổ 3, 4 : Trả lời câu hỏi 4, 5, 6 SGK / Trang 77
IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM : 
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Tuần 34
Tiết 33
Ngày soạn : 
 Bài 28. ÔN TẬP
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1/ Kiến thức : 
- Hệ thống những kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X. Những thành tựu văn hoá tiêu biểu
- Những cuộc khởi nghĩa lớn thời Bắc thuộc giành lại độc lập dân tộc
2/ Kỹ năng : 
- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá những kiến thức cơ bản , đánh giá các nhân vật lịch sử
3/ Thái độ : Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc . Yêu mến và biết ơn các vị anh hùng dân tộc
II/ CHUẨN BỊ
1/ Thầy : Nội dung ôn tập
2/ Trò : Kiến thức đã học
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
	Câu hỏi : - Nêu những chuẩn bị của Ngô Quyền để chống quân xâm lược Nam Hán
 - Tường thuật diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng năm 938
3. Bài mới : Chúng ta đã học qua lịch sử nước nhà từ nguồn gốc xa xưa đến thế kỷ X . Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau ôn lại qua các câu hỏi sau : 
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Kiến thức
GV lần lượt hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi ôn tập
? Kịch sử thời kỳ này đã trải qua những giai đoạn lớn nào? 
? Thời dựng nước đầu tiên diễn ra vào thời gian nào, tên nước là gì ? Vị vua đầu tiên là ai ?
? Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kỳ Bắc thuộc ? Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó ?
? Sự kiện lịch sử nào khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta?
? Hãy miêu tả những công trình nghệ thuật nổi tiếng thời Cổ đại ?
Cho HS quan sát tranh trống đồng Đông Sơn và sơ đồ thành Cổ Loa để minh họa
Hướng dẫn Hs lập bảng thống kê những sự kiện đáng ghi nhớ của lịch sử nước ta từ khi dựng nước đến năm 938 theo mẫu SGK
1. Thời nguyên thuỷ 
2. Thời dựng nước
3. Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
- Thế kỉ VII TCN ; tên nước là Văn Lang ; vị vua đầu tiên là Hùng Vương
- Thảo luận nhóm :
- Khởi nghĩa Hai BàTrưng năm 40: Là sự báo hiệu các thế lực phong kiến không thể vĩnh viễn cai trị nước ta
Khởi nghĩa Bà Triệu (248 ).Tiếp tục phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền ( 938 ) đè bẹp ý đồ xâm lược của kể thù, chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ hơn 1000 năm của các triều đại phong kiến phương Bắc
- Trống đồng Đông Sơn
- Thành Cổ Loa 
1/ Những giai đoạn lớn của lịch sử nước ta
- Thời nguyên thuỷ 
- Thời dựng nước
- Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
2/ Thời dựng nước đầu tiên 
- Diễn ra vào thế kỉ VII TCN. Tên nước là Văn Lang. Vị vua đầu tiên là Hùng Vương
3/ Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kỳ Bắc thuộc. Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó :
SGK
4/ Sự kiện lịch sử khẳng định thắng lợi hoàn toàn của dân tộc ta trong sự nghiệp giành độc lập
- Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền ( 938 )
5/ Công trình nghệ thuật
- Trống đồng Đông Sơn
- Thành Cổ Loa 
5) Hướng dẫn về nhà:
a) Bài vừa học : 
Nắm lại các kiến thức cư bản đã học từ nguồn gốc đến thế kỉ X
b) Bài sắp học : KIỂM TRA HỌC KÌ II
	Ôn kiến thức cơ bản của lịch sử nước ta từ nguồn gốc đến thế kỉ X
* Lưu ý các nôi dung sau :
Sự kiện cơ bản gắn liền với nhân vật lịch sử
Thời gian với các sự kiện tiêu biểu
Thứ tự các cuộc khởi nghĩa của ta trong thời Bắc thuộc
IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM : 
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
THAM LUẬN 
ĐỊNH HƯỚNG SOẠN GIẢNG MỘT TIẾT ÔN TẬP 
I/ Đặt vấn đề : 
	Bài ôn tập được sử dụng khi hoàn thành việc nghiên cứu một giai đoạn, một khóa trình của chương trình. Nhiệm vụ cụ thể của loại bài học này, cách củng cố, tổng hợp, khái quát kiến thức, rèn kĩ năng kĩ xảo cho học sinh. Vai trò trung tâm của học sinh được thể hiện qua các công việc sau: Trước hết dựa vào kiến thức đã học, tiếp đó, theo gợi ý của giáo viên các em phải được tổng hợp, khái quát hóa các kiến thức đã nhớ lại. Cuối cùng trên cơ sở hệ thống, khái quát kiến thức, học sinh phải biết giải thích một cách sâu hơn những khái niệm, phạm trù phức tạp đã được hình thành nhằm nâng cao trình độ hiểu biết cho học sinh.
II/ Giải quyết vấn đề :
	1) Ôn nội dung khái quát đã học :
	Giáo viên cho học nhắc lại những nội dung cơ bản mà các em đã được học. Cụ thể đặt câu hỏi : Trong học kì I các em đã được học mấy bài học chính khóa? Hãy nêu tên các bài học đó? Như vậy học sinh sẽ cố nhớ những nội dung đã được học tên bài học một cách khái quát. Sau đó giáo viên khái quát chung.
	2) Tìm hiểu cụ thể nội dung đã học dựa trên đề cương ôn tập .
	Giáo viên sử dụng nhiều phương pháp đặc trưng vận dụng khai thác nội dung theo đề cương ôn tập . 
Bảng phụ chuẩn bị sẵn bài tập 
Thảo luận nhóm 
Sắm vai 
Tranh ảnh 
Bảng số liệu 
è Nhằm mục đích khai thác kiến thức, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức 
Giáo viên chỉ cho học sinh thấy điểm chung của các bài học là :
Khái niệm 
Ý nghĩa 
Cách rèn luyện 
Giáo viên hướng dẫn cách học bài đối khái niệm buộc học sinh phải thuộc để trình bày đầy đủ, còn các phần khác học sinh chỉ cần hiểu vận dụng để làm bài .
	3) Tìm những mặt trái của những nội dung bài đã học :
Đây là phần cần cho học sinh liên hệ thực tế thấy được những thực trạng xã hội , những mặt trái của xã hội , những tồn tại trong lớp học 
Giáo viên cho học sinh tìm những từ ngữ trái nghĩa với các phẩm chất tốt 
Ví dụ : Thụ động, ỷ lại, dựa dẫm, thiếu, không .
è- Mục đích giúp học sinh xử lí tình huống các bài tập.
 - Thấy được giá trị của những phẩm chất tốt đẹp .
 - Giáo dục học sinh ý thức trong việc học tập và tham gia các hoạt động khác .
4) Tìm hiểu các điểm minh họa :
- Ca dao, tục ngữ 
- Những số liệu, điều luật .
è Làm cho bài học phong phú và thấy được tính cụ thể của bài học, vận dụng được vào cuộc sống để mình sống đẹp và sống tốt .
III / Kết luận :
	Có nhiều biện pháp để thực hiện yêu cầu khi tiến hành ôn tập. Trước hết trong quá trình dạy học có thể tổ chức trao đổi để gợi mở học sinh làm sáng tỏ những vấn đề mới, tìm ra những tri thức mới, rút những kết luận cần thiết từ tài liệu đã nghiên cứu hoặc giúp học sinh ôn tập mở rộng đào sâu những kiến thức.
	Với những định hướng trên tôi đã vận dụng vào năm trước kết quả tương đối tốt, bài làm học sinh đa số đủ điểm, đặc biệt những học sinh còn lười trong học tập có hướng tiến bộ.
	Trên đây là những định hướng chủ quan của tôi, khi đọc có gì thiếu sót cần góp ý bổ sung để tôi sẽ thực hiện một tiết ôn tập sau này cụ thể và tốt hơn.
Phứơc Hưng ngày 12/ 12/ 2005
 Nhóm GDCD
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ ( Đọc bản đồ, lược đồ, biểu đồ ; làm mọt số bài tập phần Mở đầu và Chương I) :
- Cách đọc bản đồ, biểu đồ, lược đồ. 
 - Nắm lại những kiến thức cơ bản của các nội dung đã học từ bài 1-bài 6
Tuần 8
Tiết 8
Ngày soạn : 
 Bài 8 : LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1- Kiến thức:
 - Giới thiệu phương pháp đọc bản đồ ( ký hiệu màu sắc, ý nghĩa của nó).
	 - Thực hành một số bài tập.
2- Tư tưởng:
 	 - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
3- Kỷ năng:
	- Đọc lược đồ, bản đồ, biểu đồ.
II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1- Chuẩn bị của giáo viên:
	 - Chuẩn bị một số bản đồ, tranh ảnh, lược đồ.
 	 - Bài tập trắc nghiệm từ tiết 1 đến tiết 6.
2- Chuẩn bị của học sinh:
 - Ôn tập bài 7.
	 - Làm các bài tập trắc nghiệm từ bài 1 tới bài 6.
III- CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
3- Giới thiệu bài mới: 
	- Qua tiết học này giúp cho em đọc bản đồ, lược đồ, biểu đồ.
	- Làm một số bài tập trắc nghiệm.
Họat động của thầy
Họat động của trò
Kiến thức
Họat động : Giới thiệu phương pháp đọc bản đồ.
GV. Đưa một số bản dồ, lược đồ để HS quan sát và tìm hiểu phương pháp đọc cụ thể qua đó. 
Ví dụ: Hướng dẫn các em đọc bản đồ các quốc gia cổ đại.
Họat động 2 . Cho HS lập bảng thống kê các sự kiện của phần lịch sử thế giới cổ đại.
H. Phần lịch sử thế giới có những nội dung gì cơ bản?
GV. Hướng dẫn HS Lập bảng thống kê các nội dung kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cổ đại.
Họat động 3. Làm một số bài tập trắc nghiệm, tự luận.
 GV. Gọi học HS đọc các bài tập trong sách thực hành lịch sử (Bài tập do GV chọn). Ở bài tập ở nhà, GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Đọc chú giải:
- Các ký hiệu.
- Màu sắc.
- Mục đích để làm sáng tỏ nội dung:
 Tên các nước, sông, cảng, công trình kiến trúc
- HS trả lời theo các nội dung đã học:
+ Các quốc gia cổ đại : Sư hình thành, kinh tế, các giai cấp cơ bản trong xã hội, nhà nước.
+ Nền văn hoá.
- Thời gian.
- Sự kiện.
- Kết quả.
- Lắng nghe, theo dõi và làm bài tập trong vở bài tập : Bài 2,3,4,6/ trang 12,13; bài 1,2,3,4,5/ trang14; bài tập ở nhà( Lập bảng thống kê)/ trang 15.
1- Phương pháp đọc bản đồ:
- Đọc chú giải:
- Các ký hiệu.
- Màu sắc.
 -Mục đích để làm sáng tỏ nội dung
2- Lập bảng thống kê các sự kiện của phần lịch sử thế giới cổ đại.
3- Làm bài tập.
4- Củng cố :	
- Phương pháp đọc bản đồ.
- Thống kê các sự kiện (niên đại – sự kiện – kết quả).
5. Hướng dẫn vè nhà :
a. Bài vừa học :
Ôn tập từ bài 1 đến bài 7.
Cách đọc bẳn đồ, lược đồ, biểu đồ lịch sử

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 6.doc