Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tiết 1 - Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử 6

Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tiết 1 - Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử 6

I/ Mục tiêu bài hoc:

1/ Kiến thức: HS hiểu rõ học lịch sử là học những sự kiện cụ thể sát thực , có căn cứ KH . Học lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn .

2/ Kỹ năng: HS có kỹ năng trình bày và lí giải các sự kiện lịch sử KH rõ ràng, chuẩn xác và xác định được phương pháp học tập tốt, có thể trả lời các câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất của bài.

3/ Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

 

doc 122 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1322Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tiết 1 - Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:14 / 8 / 2010 Ngày giảng: 17 /8/ 2010 
	Tiết 1 - Bài 1
SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
I/ Mục tiêu bài hoc:
1/ Kiến thức: HS hiểu rõ học lịch sử là học những sự kiện cụ thể sát thực , có căn cứ KH . Học lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn .
2/ Kỹ năng: HS có kỹ năng trình bày và lí giải các sự kiện lịch sử KH rõ ràng, chuẩn xác và xác định được phương pháp học tập tốt, có thể trả lời các câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất của bài.
3/ Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.
II/ Chuẩn bị: 
1,Thầy : SGK, tranh ảnh , bản đồ treo tường.
2. Trò : Đọc trước bài .
III/ Phần thể hiện trên lớp
1. ổn định tổ chức. ( 1’ ) Sĩ số: 6A : 6B :
2. Kiểm tra bài cũ
( Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS )
3. Bài mới.
3.1. Nêu vấn đề ( 1’) : Con người, cỏ cây, mọi vật xung quanh ta ko phải từ khi sinh ra nó đã như thế này, mà nó đã trải qua một quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, nghĩa là nó phải có một quá khứ. Để hiếu được quá khứ đó trí nhớ của chúng ta hoàn toàn ko đủ mà cần đến một KH. Đó là KH LS . Vậy KHLS là gì, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay
3.2..Các hoạt động dạy và học
*Hoạt động1: (14’ )
- GV trình bày theo SGK.
? Có phải ngay từ khi xuất hiện con người, cỏ cây, loài vật xung quanh ta đẫ có hình dạng như ngày nay không? .
( Cỏ cây: hạt -> cây bé -> lớn.
Con người: vượn -> người tối cổ -> người tinh khôn )
- GV: Sự vật, con người, làng xóm, phố phường, đất nước mà chúng ta thấy, đều trải qua quá trình hình thành, phát triển và biến đổi nghĩa là đều có 1 quá khứ => quá khứ đó là lịch sử .
? Vậy em hiểu lịch sử nghĩa là gì.?
- GV: ở đây, chúng ta chỉ giới hạn học tập LS loài người, từ khi loài người xuất hiện trên trái đất (cách đây mấy triệu năm) qua các giai đoạn dã man, nghèo khổ vì áp bức bóc lột, dần dần trở thành văn minh tiến bộ và công bằng.
? Có gì khác nhau giữa lịch sử 1 con người và LS của XH loài người.?
( - Lịch sử của 1 con người là quá trình sinh ra, lớn lên, già yếu, chết.
- Lịch sử xã hội loài người là không ngừng phát triển, là sự thay thế của một XH cũ bằng một XH mới tiến bộ và văn minh hơn .)
- GVKL:Lịch sử chúng ta học là lịch sử xã hội loài người, tìm hiểu về toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
- GV giảng tiếp theo SGK.
- GV: Vậy chúng ta có phải học lịch sử không ? Và học LS để làm gì
* Hoạt động 2: ( 14’)
- GV hướng dẫn HS quan sát kênh hình 1- SGK và trả lời.
? So sánh lớp học trường làng ngày xưa và lớp học hiện nay của các em có gì khác nhau ? Vì sao có sự khác nhau đó ?.
( Khung cảnh, lớp học, thầy trò, bàn ghế có sự khác nhau rất nhiều, sở dĩ có sự khác nhau đó là do XH loài người ngày càng tiến bộ, điều kiện học tập tốt hơn, trường lớp khang trang hơn..)
? Vậy chúng ta có cần biết không ? Tại sao có sự thay đổi đó.
( Cần biết..Quá khứ, tổ tiên, ông cha ta, DT mình sống như thế nào ? và có sự thay đổi đó là do bàn tay khối óc của con người làm nên)
- GVKL:Ko phải ngẫu nhiên có sự thay đổi đó mà phải trải qua những thay đổi theo thờp gian XH tiến lên, con người văn minh hơn, cùng với sự phát.triển của KH công nghệcon người tạo nên những sự thay đổi đó.
? Theo em, học lịch.sử để làm gì.?
? Gọi HS lấy VD trong cuộc sống gia đình, quê hương, để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử
- GVKL: Học lịchsử không chỉ biết được cội nguồn của tổ tiên ông cha mình, mà còn biết những gì loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng XH ngày nay.
- Môn LS có ý nghĩa quan trọng đối với con người, chúng ta học lịch sử là rất cần thiết. Vậy dựa vào đâu để biết và dựng lại LS
* Hoạt động 3: (11’)
- GV: Thời gian trôi qua song những dấu tích của gia đình, quê hương vẫn được lưu lại .
? Vì sao em biết được gia đình, quê hương em ngày nay.
( Nghe kể, xem tranh ảnh, hiện vật)
- GV cho HS quan sát H2.
? Bia tiến sĩ ở Văn Miếu quốc tử giám làm bằng gì.?
( Bằng đá)
- GV: Nó là hiện vật người xưa để lại.
? Trên bia ghi gì.
( Trên bia ghi tên tuổi, năm sinh, địa chỉ và năm đỗ của tiến sĩ .)
- GVkhẳng định: Đó là hiện vật gười xưa để lại, dựa vào những ghi chép trên bia đá, chúng ta biết được tên tuổi, địa chỉ, công trạng của tiến sĩ.
- GV yêu cầu HS kể chuyện "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" hay " Thánh Gióng". 
( L.sử ông cha ta phải đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm.)
- GV khẳng định: Câu chuyện này là truyền thuyết được truyền miệng từ đời này qua đời khác ( từ khi nước ta chưa có chữ viết) sử học gọi đó là truyền miệng.
? Căn cứ vào đâu để biết được lịch.sử./
- GVCC bài: lịch sử là một khoa học dựng lại những hoạt động của con người trong quá khứ. Mỗi chúng ta phải học và biết lịchsử. Phải nắm được các tư liệu Lsử.
- GV giải thích danh ngôn: "LS là thầy dạy của cuộc sống".
1/ Lịch sử là gì.
- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử là 1 khoa học dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ
.
2/ Học lịch sử để làm gì.
+ Là để hiểu được cội nguồn DT, biết quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta, biết quá trình đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm để gìn giữ độc lập DT.
+ Quý trọng những gì đang có.
+ Biết ơn những người làm ra nó và biết mình phải làm gì cho đất nước.
3/Dựa vào đâu để biết và dựng lại lich sử.
- Dựa vào tư liệu: 
+Truyền miệng (các chuyện dân gian .)
 + Chữ viết (các văn bản viết.).
 + Hiện vật (những di tích, di vật, cổ vật người xưa để lại.)
4/ Củng cố, kiểm tra đánh giá: (2’)
 ?Lịch sử là gì ?Học lịch sử để làm gì?
* Bài tập: (bảng phụ ).
1/ Đánh dấu X vào ô trống đầu câu mà em cho là đúng.
 › Là một công dân của đất nước cần phải hiểu biết LS của DT mình.
 › Học LS giúp ta hiểu biết được cội nguồn của DT, biết được công lao sự hi sinh to lớn của tổ tiên trong quá trình dựng nước và giữ nước.
 › Nhờ có học LS mà chúng ta thêm quý trọng và giữ gìn những gì tổ tiên ta để lại, ta có thêm kinh nghiệm để XD hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn.
 › L.sử là chuyện xa xưa chẳng cần biết, có cũng chẳng làm gì vì nó đã đi qua.
2/ Em hãy kể tên những chuyện dân gian có những chi tiết giúp em biết được LS.
( Con Rồng.., Bánh Chưng , Thánh Gióng, Sự Tích Hồ Gươm..)
5/ Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
- Nắm vững nội dung bài.
- Đọc trước bài 2 và trả lời câu hỏi SGK. Chuẩn bị lịch treo tường.
*************************************
 Ngày soạn:1 8/8/2010 Ngày giảng: 20/8/2010
	Tiết 2 - Bài 2
CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
I/ Mục tiêu bài học:
1/ K.thức: HS hiểu tầm quan trọng của việc tính (t) trong LS. Thế nào là dương lịch, âm lịch và công lịch. Biết cách đọc ghi và tính năm tháng theo công lịch.
2/ Kỹ năng: Bồi dưỡng cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ với hiện tại.
3/ Thái độ: G.dục HS quý trọng (t) và tính chính xác KH về (t).
II/ Chuẩn bị:
1. Thầy : Quả địa cầu, lịch treo tường.
2. Trò : Đọc trước bài, lịch treo tường.
III/Phần thể hiện trên lớp.
1. ổn định tổ chức.( 1’ ) Sĩ số : 6A: 6B:
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
2.1. Hình thức kiểm tra: (miệng)
2.2. Nội dung kiểm tra:
*Câu hỏi:
? L.sử là gì ? Học L.sử để làm gì ? Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ?
* Đáp án:
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ . Lịch sử là một khoa học,dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ
_ Dựa vào: Các tư liệu truyền miệng, chữ viết, hiện vật
3. Bài mới.
3.1. Nêu vấn đề (1’ ) : Các em đã biết LS là những gì xảy ra trong quá khứ theo thứ tự thời gian. Vậy muốn hiểu và dựng lại LS phải sắp xếp các sự kiện đó theo thứ tự thời gian cách tính thời gian trong LS như thế nào, thế giới đã dùng lịch ra sao ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều này.
3.2. Các hoạt động dạy và học
*Hoạt động 1: ( 10’)
- GV giảng: LS loài người bao gồm muôn vàn sự kiện xảy ra vào những (t) khác nhau : con người, nhà cửa, phố xá, xe cộ đều ra đời và thay đổi.
Xã hội loài người cũng vậy, muốn hiểu và dựng lại LS phải sắp xếp các sự kiện đó theo thứ tự thời gian.
- GV cho HS quan sát H1 và H2 (bài 1).
? Em có thể nhận biết trường làng và tấm bia đá dựng lên cách đây bao nhiêu năm không ?
( Không biết, đã lâu rồi).
? Các em có cần biết thời gian dựng tấm bia 1 tiến sĩ nào không ?.
- GVKL: Như vậy việc xác định thời gian là thực sự cần thiết.
- GV: Nhìn vào bức tranh Văn Miếu quốc tử giám, không phải các tiến sĩ đều đỗ cùng 1 năm, phải có người trước, người sau, bia này có thể cách bia kia rất lâu. Như vậy người xưa đã có cách tính và cách ghi (t). Việc tính (t) là rất quan trọng vì nó giúp chúng ta nhiều điều.
- GV gọi HS đọc : " Từ xưa ..từ đây ".
? Để tính (t), việc đầu tiên con người nghĩ đến là gì.
( Ghi lại những việc mình làm, nghĩ cách tính (t), nhìn thấy những hiện tượng tự nhiên=>Đó là cơ sở xác định thời gian
? Vậy dựa vào đâu và bằng cách nào con người tính được(t).
*Hoạt động 2: (12’)
- GV giảng: Người xưa đã dựa vào thiên nhiên, qua quan sát và tính toán được (t) mọc, lặn, di chuyển của mặt trời và mặt trăng và làm ra lịch, phân (t) theo tháng năm, sau đó chia thành giờ, phút.Lúc đầu có nhiều cách tính lịch. tuỳ theo đặc điểm của từng vùng, từng dân tộc nhưng cơ bản vẫn dựa vào chu kỳ xoay của mặt trăng quay quanh trái đất(âm lịch)
+ Chu kỳ xoay của trái đất quay quanh mặt trời (dương lịch)
? Xem trên bảng ghi " những ngày lịch.sử và kỉ niệm" có những đơn vị (t) nào và có những loại lịch nào.
( Ngày, tháng, năm âm lịch, dương lịch.)
- GV cho HS quan sát lịch treo tường.
- Yêu cầu HS nói rõ lịch âm, dương.
- GV: cách đây 3000- 4000 năm, người phương Đông đã sáng tạo ra lịch.
- GV dùng quả địa cầu để minh hoạ.
? Em hiểu thế nào là âm lịch, dương lịch.
- GVKL: Người xưa cho rằng: mặt trăng, mặt trời đều quay quanh trái đất. Tuy nhiên họ tính khá chính xác, 1 tháng tức là 1 tuần trăng có 29 -30 ngày, 1 năm có 360 -365 ngày => người xưa dựa vào mặt trăng, mặt trời, trái đất để tính (t)
.
*Hoạt động 3: (12’)
- GV giảng: XH loài người càng phát.triển, sự giao hoà giữa các nước, các DT, các khu vực ngày càng mở rộng => nhu cầu thống nhất cách tính (t) được đặt ra.(GV đưa ra các sự kiện.)
? Thế giới có cần 1 thứ lịch chung hay không ?.
? Em hiểu công lịch là gì.
? Nếu chia số đó cho 12 tháng thì số ngày còn lại là bao nhiêu ? Thừa ra bao nhiêu ? Phải làm thế nào ?
( Người xưa có sáng kiến: 4 năm có 1 năm nhuận, thêm 1 ngày cho tháng 2.
+ 100 năm là 1 thế kỷ.
+ 1000 năm là 1 thiên niên kỷ.)
- GV vẽ sơ đồ lên bảng: cách ghi thứ tự thời gian. (HS vẽ vào vở.)
 TCN CN SCN
 179 111 50 40 248 254 ... bờ.
2/ Chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 
a/Diễn biến:
- Cuối năm 938 đoàn thuyền chiến của Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cửa biển nước ta.
- Nquyền đã cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm lúc triều đang lên.
- Nước triều rút Ngô Quyền dốc toàn lực đáng quật trở lại.
b- Kết quả: Quân Nam Hán thua to, vua Nam Hán hạ lệnh rút quân về nước. Trận Bạch đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.
c- ý nghĩa lịch sử: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta , mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc.
4/ Củng cố, kiểm tra đánh giá : 2’
* Phiếu bài tập:
 1. Tên tướng của quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2.
 2. Nơi chọn làm trận địa cọc ngầm.
 3. Quê của Ngô Quyền.
 4. Tên bán nước cầu cứu quân Nam Hán.
 5. Quân Nam Hán tiến vào nước ta theo đường nào.
5/. Hướng dẫn học bài:
- Nắm vững nội dung bài
- Chuẩn bị giờ sau ôn tập.
 ***************************************
Ngày soạn : Ngày giảng : 
 Tiết 33 Bài 27 Ôn tập
I/Mục tiêu bài học 
Kiến thức : Hệ thống những kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X. Những thành tựu văn hoá tiêu biểu
Những cuộc khởi nghĩa lớn thời Bắc thuộc giành lại độc lập dân tộc
Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá những kiến thức cơ bản , đánh giá các nhân vật lịch sử
Tư tưởng , tình cảm : Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc . Yêu mến và biết ơn các vị anh hùng dân tộc
II/ Chuẩn bị
Thầy : Nội dung ôn tập
Trò : Kiến thức đã học
III/ Phần thể hiện trên lớp 
1. ổn định tổ chức : Sĩ số 6A /25 6B / 24
2. Kiểm tra bài cũ : Không
3. Bài mới
3.1. Nêu vấn đề ( 1’ ): Chúng ta đã học qua lịch sử nước nhà từ nguồn gốc xa xưa đến thế kỷ X . Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau ôn lại qua các câu hỏi sau
3.2. Các hoạt động dạy và học 
? Kịch sử thời kỳ này đã trải qua những giai đoạn lớn nào? 
? Diễn ra vào thời gian nào, tên nước là gì ? Vị vua đầu tiên là ai ?
? Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kỳ Bắc thuộc ? ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó ? 
? Sự kiện lịch sử nào khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta ?
?Hãy miêu tả những công trình nghệ thuật nổi tiếng thời Cổ đại ?
1/Thời nguyên thuỷ 
3 giai đoạn : Tối cổ ( đồ đá cũ ) đồ đá mới và sơ kỳ kim khí
2/ Thời dựng nước
Diễn ra từ thế kỷ VII TCN
Tên nước đầu tiên : Văn Lang
Vị vua đầu tiên : Hùng Vương
3/ Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
_ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Năm 40 : Là sự báo hiệu các thế lực phong kiến không thể vĩnh viễn cai trị nước ta
Khởi nghĩa Bà Triệu ( 248 ).Tiếp tục phong trào đấu tranh giảI phóng dân tộc
Khởi nghĩa Lý Bí( 542 ) . Dựng nước Vạn Xuân là người Việt Nam đầu tiên xưng đế
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722 ) . Thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường cho độc lập dân tộc 
Khởi nghĩa Phùng Hưng ( 776-791 ) .
KHúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ(905 ). Dương đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán lần thứ nhất 
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng( 938 ) . Mở đầu thời kỳ độc lập lâu dài
4/ Sự kiện lịch sử khẳng định thắng lợi hoàn toàn của dân tộc ta trong sự nghiệp giành độc lập
Chiến thắng Bahj Đằng của Ngô Quyền ( 938 )đè bẹp ý đồ xâm lược của kể thù, chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ hơn 1000 năm của các triều đại phong kiến phương Bắc
5/ Công trình nghệ thuật
Trống đồng Đông Sơn
Thành Cổ Loa 
 4/ Củng cố : 
GV hệ thống hoá những kiến thức cơ bản
5/ Hướng dẫn về nhà
 - Làm bài tập theo mẫu SGK
 - ôn tập những nội dung cơ bản tiết sau kiểm tra học kỳ
**********************************
Ngày soạn : Ngày giảng : 
Tiết 34 KIỂM TRA HỌC KÌ II
I/ Mục tiêu bài học 
Kiến thức : Qua tiết kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức của học sinh
Kỹ năng : Rèn luyện kỹ nănh trình bày , diễn đạt của học sing
Tư tưởng tình cảm : Giáo dục tính tự giác của học sinh
II/ Chuẩn bị
Thầy : Câu hỏi , đáp án , biểu điểm
Trò : Giấy, bút
III/ Phần thể hiện trên lớp
1. ổn định tổ chức : Sĩ số 
2. Kiểm tra : 
A/ Phần trắc nghiệm :( 3đ )
 Câu 1: ( 1,5đ ) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất 
 a)Vì sao nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí ?
A. Do chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương
B. Lý Bí là người tài giỏi có uy tín lớn trong nhân dân
C. Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư tàn bạo
D. Cả ba ý trên đều đúng
b) Lý Nam Đế mong muốn điều gì khi đật tên nước là Vạn Xuân ?
A. Mong muốn sự trường tồn của dân tộc
B. Mong muốn đất nước mãI có mùa xuân đẹp, hoà bình, nhân dân yên vui
C. Khẳng định ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc
c) Thành Cổ Loa xây dựng theo hình gì ?
A. Hình tròn B. Hình xoáy trôn ốc C. Hình chữ nhật D. Hình vuông
Câu 2 : ( 1,5đ ) Hãy nối thời gian cho khớp với các cuộc khởi nghĩa
 Năm Các cuộc khởi nghĩa
a) Năm 40 1. Bà Triệu
b) Năm 248 2. Lý Bí
c) Năm542 3. Hai Bà Trưng
d) Năm 722 4. Phùng Hưng
đ) Năm 776 5. Mai Thúc Loan
Phần tự luận ( 7 đ )
Câu 3: ( 3,5đ ) Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí ? Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của quân khởi nghĩa ?
Câu 4 : ( 3,5 đ ) Ngô Quyền có công lao như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai ?ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng Năm 938 là gì ? 
 Đáp án
A/ Phần Trắc nghiệm
Câu1 : a) D
b) B
c) B
Câu 2 : a - 3 b – 1 c – 2 d – 5 đ - 4
II/ Phần tự luận
Câu 3 : Diễn biến : Năm 542 Lý Bí phất cờ khởi nghĩa , hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng. ở Chu Diên có Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục ..
Trong vòng chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận huyện, Tiêu Tư hoảng sợ bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc . Tháng 4/542 quân Lương huy động quân sang đàn áp nghĩa qiân đánh bại quân Lương giảI phóng thêm Hoàng Châu 
Năm 543nhà Lương tổ chức tấn công lần thứ hai. Quân ta chủ động đón đánh ở bán đảo Hợp Phố. Quân Lương đI mười phần chết bẩy tám phần. Tướng giặc bị giét hết
Kết quả : Năm 544 Lý Bí lên ngôI Hoàng đế, đặt tên nước là Vặn Xuân , dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch , Đặt niên hiệu là Thiên Phúc
Câu 4 : Công lao của Ngô Quyền : Huy động được sức mạnh toàn dân, tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng, chủ động đưa ra ké hoạchvà cách đánh giặc độc đáo, bố trí trận địa cọc ngầm làm nên chién thắng vĩ đại của dân tộc
- ý nghĩa : Chiến thắng Bahj đằng Năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm bắc thuộc , mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc
Biểu điểm
 1,5
 2đ
 3,5 đ
3đ
* Nhận xét baì kiểm tra 
- Ưu điểm : 
- Nhược điểm : 
**********************************
Ngày soạn : Ngày giảng : 
Tiết 35 Sử Địa phương
Giới thiệu về Ứng Hòa- Hà Nội: Thiên nhiên , đất nước , con người 
I/ Mục tiêu , bài học 
Kiến thức : Học sinh nắm được những nội dung lịch sử về thiên nhiên quê hương Ứng Hòa , Hà Nội
Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát , so sánh
Tư tưởng , tình cảm : Thông qua buổi ngoại khoá giúp các em thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc phát huy những tinh hoa của quê hương
II/ Chuẩn bị 
Thày : tài liệu lịch sử Đảng bộ 
Trò : Tìm đọc các tài liệu có liên quan ở địa phương
III/ Phần thể hiện trên lớp 
1. ổn định tổ chức : sĩ số 6A /25 6B / 24
2. Kiểm tra bài cũ : Không 
3.3. Bài mới 
1 Nêu vấn đề : 
3.2. Các hoạt động dạy và học 
I/ Quá trình hình thành 
II/ Vị trí tự nhiên và những tiềm năng
1.Vị trí :
- 
2. Đặc điểm tư nhiên 
- Tổng diện tích đất : 
III/ Tình hình kinh tế , xã hội và truyền thống của nhân dân các dân tộc Yên Châu
Đặc điểm dân cư 
Tình hình kinh tế xã hội và những truyền thống tốt đẹp
G/Vsoạn , H/S timf hiểu LS địa phương (Xã , Huyện ,TP Hà Nôij)
Ôn tập 
Môn: Lịch sử 6
I/ Nội dung ôn tập
1) Hoàn cảnh ra đời của nước Văn Lang?
 - ở thế kỷ VIII TCN ven sông lớn ở Bắc, Bắc Trung Bộ hình thành những bộ lạc lớn sản xuất p.triển.
- Nảy sinh mâu thuẫn giàu nghèo
- ND chống lũ lụt bảo vệ mùa màng.
- Đấu tranh chống ngoại xâm và giải quyết xung đột giữa các bộ tộc.
2) Nhà nước Văn Lang được tổ chức ntn?
Đứng đầu là vua Hùng, nhà nước có tổ chức từ trên xuống dưới, giúp việc cho vua là các lạc hầu, lạc tướng, nhà nước chia ra làm nhiều bộ (15 bộ), đứng đầu bộ là lạc tướng, dưới bộ là chiềng chạ, làng bản, đứng đầu là bộ chính.
Nhà nước Văn Lang chưa có quân đội, chưa có pháp luật
Nhận xét về tổ chức nhà nước Văn lang?
-Là nhà nước tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước
3) Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhà Hán đã có thay đổi gì về tổ chức nhà nước?
- Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng nhà Hán vẫn giữ nguyên Châu Giao.
- Đầu thế kỷ III nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu (thuộc TQ cũ), Giao Châu (Âu Lạc cũ).
- Bộ máy cai trị: Đưa người Hán sang làm huyện lệnh ( cai quản huyện)
4) Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc kháng chiến? Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?
* Nguyên nhân: Do ách thống trị của nhà Lương.
* Diễn biến: Mùa xuân năm 542 Lí Bí phất cờ khởi nghĩa, ông được hào kiệt ở khắp nơi hưởng ứng.
- Gần 3 tháng nghĩa quân chiếm hầu hết các quận huyện, thứ sử Tiêu Tư bỏ thành Long Biên chạy về TQ.
- Tháng 4/ 542 nhà Lương huy động quân sang đàn áp, bị quân ta đánh bại, ta giảI phóng thêm Hoàng Châu ( Q.Ninh).
- Đầu năm 543 nhà Lương tấn công lần 2, quân ta chủ động đánh địch ở Hợp Phố, tướng địch bị giết, quân Lương bại trận.
* Kết quả:Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Lí Bí lên ngôi hoàng đế gọi là Lí Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy hiệu là Thiên Đức, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (HN).
- Lí nam Đế thành lập triều đình với 2 ban: ban văn, ban võ. 
 +Đứng đầu banvăn:Tĩnh thiều.
 +Đứng đầu ban võ:Phạm Tu.
Mong muốn đất nước hoà bình độc lập lâu dài vạn mùa xuân
5) Bài tập:
: Khoanh tròn vào những câu trả lời mà em cho là đúng.
a) Khởi nghĩa hai bà Trưng bùng nổ năm nào.
A. Năm 39
B. Năm 40
C. Năm 47
b) Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa bà Triệu( năm 248).
A. Lực lượng quá chênh lệch.
B. Quân Ngô mạnh, nhiều mưu kế hiểm độc.
C. Cả hai ý trên.
-Điền dấu đúng sai vào ô trống.
– Thời kì Văn Lang -Âu Lạc chưa có sự phân hoá.
 – Thời kì Văn Lang -Âu Lạc có sự phân hoá nhưng chưa sâu sắc.
 – Thời kì Văn Lang -Âu Lạc có sự phân hoá sâu sắc.
 – Xã hội Âu Lạc khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ có sự phân hoá sâu sắc.
-Tìm và điền các từ, cụm từ vào chỗ chấm. (..)cho hích hợp.
Sau khi giành được độc lập, hai bà Trưng đã làm gì ?
Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ,..được suy tôn lên làm vua, lấy hiệu là, đóng đô ở và phong chức tước cho những người .., lập lại..Các lạc tướng được giữ quyền cai quản ..Trưng Vươngcho dân hai năm. Luật pháp hà khắc và các thứ..của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.
 Yêu Người bao nhiêu -Ta càng yêu nghề bấynhiêu!
 Hè 2011.

Tài liệu đính kèm:

  • docGan SU 6 HAY CA NAM.doc