1. Kiến thức:
Giúp cho học sinh hiểu Lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người, học Lịch sử là cần thiết.
2. T tưởng:
Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn Lịch sử.
Ngày soạn: 15/8 2010 Ngày giảng: 16/8/2010 Phần mở đầu Tiết 1: : Bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp cho học sinh hiểu Lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người, học Lịch sử là cần thiết. 2. T tưởng: Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn Lịch sử. 3. Kỹ năng: Bước đầu giúp học sinh có kỹ năng tư duy, liên hệ thực tế và quan sát. II. Chuẩn bị: GV: Chuẩn bị tranh ảnh Lịch sử – tư liệu. HS: đọc trước bài mới. III. Tiến trình dạy – học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra Sách, vở, tài liệu của học sinh 3. Bài mới: Con người, cỏ cây, mọi vật sinh ra lớn lên và điều biến đổi theo thời gian đó là lịch sử. Vậy lịch sử là gì? Dựa vào đâu mà nhận biết được lịch sử. Đó là nội dung bài học hôm nay ta nghiên cứu. Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức cần đạt *Hoạt động 1: ? Con người sự vật xung quanh ta có biến đổi không? Sự biến đổi đó có ý nghĩa gì? HS: Đọc và trả lời theo nội dung SGK ? Em hiểu Lịch sử là gì? ? Có gì khác nhau giữa Lịch sử một con người và Lịch sử xã hội loài người? ? Tại sao Lịch sử là khoa học? HS: Tìm hiểu và dựng lại toàn bộ hoạt động của XH loài người trong quá khứ 1. Lịch sử là gì ? - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. - Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. - Lịch sử là một môn khoa học. *Hoạt động 2: - Cho học sinh quan sát hình 1 (SGK). Nhìn vào lớp học hình 1 SGK em thấy lớp học thời xa khác với lớp học ở trường ta như thế nào? ? Em có hiểu vì sao có sự khác nhau đó không? HS: Quan sát hình Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo câu hỏi. GV kết luận: Có sự khác nhau trên chính là sự phát triển của XH con người ? Học Lịch sử để làm gì? HS: Trả lời theo nội dung SGK ? Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết Lịch sử. ? Để biết ơn quý trọng những người đã làm nên cuộc sống tốt đẹp như ngày nay chúng ta phải làm gì? 2. Học Lịch sử để làm gì? - Học Lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên cha ông, cội nguồn của dân tộc mình. - Học Lịch sử để biết những gì mà loài người đã làm nên trong cuộc sống. => Xây dựng xã hội văn minh. *Hoạt động 3: ? Tại sao em biết được cuộc sống của ông bà em trước đây? ? Em kể lại TL truyền miệng mà em biết? HS: Qua truyện kể của ông bà, cha mẹ. => Cho học sinh quan sát hình 1, hình 2 (SGK) ? Qua hình 1, 2 theo em có những chứng tích nào, t liệu nào? GV: Lịch sử còn được lưu giữ lại qua các tư liệu bằng hiện vật và chữ viết. ? Những cuốn sách Lịch sử có giúp ích cho em không? Đó là nguồn tư liệu nào? => GV sơ kết và giảng: Để dựng lại Lịch sử phải có bằng chứng cụ thể. Các nguồn tư liệu có ý nghĩa gì đối với việc học tập nghiên cứu Lịch sử? ? Em dự định sẽ học tập nghiên cứu bộ môn Lịch sử nh thế nào? 3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại Lịch sử: - T liệu truyền miệng. - T liệu hiện vật. - T liệu chữ viết. KL: Tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại Lịch sử. 4: Củng cố bài học: - Em hãy tìm hiểu câu danh ngôn: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống.” - GV củng cố lại toàn bài, dặn dò học sinh học kỹ bài. - Yêu cầu học sinh về làm các câu hỏi cuối bài – chuẩn bị bài 2. + Đọc bài, chuẩn bị lịch (âm lịch, dương lịch). + Quan sát các hình trong SGK – nghiên cứu các câu hỏi ở bài 2. Ngày soạn: 29/8/2010 Ngày giảng:30/8/2010 Tuần 2: Tiết: 2 Bài 2: Cách tính thời gian trong Lịch sử I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Làm cho học sinh hiểu tầm quan trọng của việc tính thời gian trong Lịch sử. Thế nào là âm Lịch, dương Lịch và công Lịch. Biết cách đọc ghi và tính năm tháng theo công Lịch. 2. Tư tưởng: - Giúp học sinh biết quý trọng thời gian và bồi dưỡng ý thức về tính chính xác khoa học. 3. Kỹ năng: - Bồi dưỡng cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ với hiện tại. II. Chuẩn bị: - GV:Tranh ảnh theo sách giáo khoa và Lịch treo tường, địa cầu, sơ đồ. - HS: Học bài cũ – chuẩn bị bài mới. III. Tiến trình dạy- học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: ? Dựa vào đâu để biết và dựng lại Lịch sử? ? Em hiểu câu danh ngôn: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” như thế nào? 3. Bài mới: Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian có trước có sau. Muốn tính được thời gian trong Lịch sử cần theo nguyên tắc. Để biết được nguyên tắc ấy là gì chúng ta cùng nhau tìm hiểu ở bài học ngày hôm nay. Hoạt động của thầy - trò Nội dung Kiến thức cần đạt * Hoạt động 1: ? Con người, nhà cửa, cây cối, làng mạc đều ra đời và thay đổi. Sự thay đổi đó có cùng một lúc không? ? Muốn hiểu và dựng lại Lịch sử ta phải làm gì? => Cho học sinh quan sát lại hình 1 và 2. - Xem hình 1 và 2 em có biết trường học và bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm không? ? Dựa vào đâu và bằng cách nào con người sáng tạo ra được cách tính thời gian? HS: trả lời theo nội dung SGK 1. Tại sao phải xác định thời gian: - Muốn hiểu và dựng lại Lịch sử phải sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian. - Việc xác định thời gian là cần thiết và là nguyên tắc cơ bản trong việc học tập tìm hiểu Lịch sử. - Dựa vào hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại thường xuyên con người sáng tạo ra cách tính thời gian. * Hoạt động 2: ? Tại sao con ngời lại nghĩ ra Lịch? HS trả lời theo nội dung SGK ? Hãy xem trên bảng ghi những ngày Lịch sử và kỷ niệm có những đơn vị thời gian nào? HS suy nghĩ ? Người xưa phân chia thời gian như thế nào? ? Em hãy giải thích âm Lịch là gì? Dương Lịch là gì? => Cho học sinh quan sát tờ Lịch. ? Qua quan sát em có nhận xét gì? 2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào? - Dựa vào sự di chuyển của mặt trời, mặt trăng con người đã làm ra Lịch. - Sự di chuyển của mặt trăng quanh trái đất là âm Lịch. - Sự di chuyển của trái đất quanh mặt trời là dương Lịch. * Hoạt động 3: - GV lấy ví dụ quan hệ giữa nước ta với các nước khác trên thế giới. ? Theo công Lịch thời gian được tính như thế nào? HS trả lời theo nội dung SGK ? Vì sao trên tờ Lịch của ta có ghi ngày tháng năm âm Lịch? ? 1 thế kỷ là bao nhiêu năm? ? 1 thiên niên kỷ là bao nhiêu năm? - GV vẽ bằng thời gian cho học sinh biết năm trước công nguyên và năm sau công nguyên 3. Thế giới có cần một thứ Lịch chung hay không? - Thế giới cần có Lịch chung: Dương Lịch được hoàn chỉnh các dân tộc có thể sử dụng - 1 năm có 12 tháng: 165 ngày. Năm nhuận thêm 1 ngày. 100 năm là 1 thế kỷ. 1000 năm là 1 thiên niên kỷ. TCN 0 SCN * Hoạt động 4 Bài tập: 1. KN Lam Sơn và chiến thắng Đống Đa cách đây bao nhiêu năm? 2. KN Hai Bà Trưng và chiến thắng Bạch Đằng 938 cách đây bao nhiêu năm? 4. Bài tập: - Dựa vào niên biểu, số liệu để làm bài (SGK). 4. Củng cố bài học: - GV củng cố lại toàn bài: Để thời gian trôi qua có ý nghĩa ta phải làm gì? - Dặn dò học sinh về nhà học bài - đọc trước bài 3. - Làm bài tập: - Các năm 179, 111, 50 trước công nguyên cách chúng ta ngày nay bao nhiêu năm? - Các năm 40, 248, 542 sau công nguyên cách ngày nay bao nhiêu năm? Ngày soạn: 05/9/2010 Ngày giảng:06/9/2010 Phần một Lịch sử thế giới Tiết 3: Bài 3: Xã hội nguyên thuỷ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu và nắm được những điểm chính sau: + Nguồn gốc loài người và các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ người tối cổ thành người hiện đại. + Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ. + Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã. 2. Tư tưởng: - Bước đầu hình thành được ở học sinh ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong sự phát triển của xã hội loài người. 3. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh. II. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị tranh ảnh, hiện vật công cụ lao động, đồ trang sức. HS học bài cũ – chuẩn bị bài mới. *Lưu ý: Học sinh nắm vững 3 khái niệm: Vượn cổ, Người tối cổ, Người tinh khôn. III. Tiến trình dạy- học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: - Em hãy đọc và cho biết những năm sau đây thuộc thế kỷ nào: 938, 1418, 1789, 1858 - Dựa trên cơ sở nào mà người ta định ra dương lịch và âm lịch? 3. Bài mới: Lịch sử loài người cho chúng ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Vậy con người đầu tiên xuất hiện ở đâu họ sinh sống và làm việc như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức cần đạt * Hoạt động 1: ? Vượn cổ sinh sống như thế nào? ? Cuộc sống của người tối cổ ra sao? ? Người tối cổ sống ở những địa danh nào trên thế giới ? ? Tại sao người tối cổ sống có tổ chức? - Cho học sinh quan sát hình vẽ SGK – yêu cầu nhận xét. ? Em có nhận xét gì về người tối cổ ? 1. Con người đã xuất hiện như thế nào? - Vượn cổ: + Là loài vượn có hình dáng người sống cách đây khoảng 5 – 15 triệu năm. - Người tối cổ: + Đi bằng hai chân, hai chi trước cầm nắm, biết chế biến và sử dụng công cụ lao động, người tối cổ sống thành bầy săn bắn, hái lượm biết dùng lửa. Cuộc sống bấp bênh. * Hoạt động 2: - Cho học sinh quan sát hình vẽ ? Xem hình vẽ em thấy người tinh khôn khác người tối cổ ở điểm nào? ? Người tinh khôn sống như thế nào? ? Em có nhận xét gì về cuộc sống của người tinh khôn? 2. Người tinh khôn sống như thế nào? - Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể giống con người ngày nay. - Người tinh khôn sống thành nhóm nhỏ gồm vài chục gia đình có quan hệ họ hàng, gọi là thị tộc. - Làm chung ăn chung – biết trồng trọt chăn nuôi. Cuộc sống bình đẳng. * Hoạt động 3: ? Người tinh không đã chế tạo công cụ như thế nào ? ? Cho học sinh quan sát hình vẽ SGK – em có nhận xét gì? ? Đời sống của người tinh khôn có điểm nào tiến bộ hơn người tối cổ. Công cụ kim loại có tác dụng như thế nào? ? Tại sao người tinh khôn không làm chung ăn chung nữa ? ? Sự phân biệt giàu nghèo dẫn đến hậu quả gì? 3. Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã: - Người tinh khôn biết dùng đá, chế tạo công cụ. Biết dùng kim loại để chế tạo dụng cụ lao động, công cụ kim loại năng suất lao động cao. Có sản phẩm thừa Phân biệt giàu nghèo Xã hội nguyên thuỷ tan rã xã hội có giai cấp ra đời. 4/ Củng cố bài học: - Cuộc sống của bầy người nguyên thuỷ như thế nào? - Người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với người tối cổ? - Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại có tác dụng gì? Giàu Công cụ sx bằng kim loại Năng xuất lao động sản phẩm dư thừa Nghèo Xã hội có giai cấp Xã hội nguyên thuỷ tan rã Không sống chung, công xã thị tộc ra đời Ngày soạn: 12/09/2010 Ngày d ... hồ Điển Triệt (546). ? Tại sao Lý Bí lại chọn Hồ Điễn Triệt để đóng quân? - Gặc đánh úp -> lý Nam Đế chạy về Động Khuất Lão (tam Nông – Phú Thọ). * Kết quả: Cuộc kháng chiến thất bại. Hoạt động 2: Gọi HS đọc đoạn 1 (mục 4 trang 61) ? Em hãy giới thiệu sơ lược về Triệu Quang Phục? ? Theo em vì sao Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng? ? Triệu Quang Phục đã lợi dụng căn cứ lợi hại để đánh giặc ntn? Em có suy nghĩ nhận gì về cách đánh giặc của ông? ? Vì sao nhân dân ta gọi TQP là Dạ Trạch Vương? ? Quân Lương có âm mưu tiêu diệt lực lượng ntn? 2. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương ntn? - Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ vì đó là địa thế hiểm yếu lợi hại. - ông dùng lối đánh du kích để đánh quân lương. - Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch -> giằng co kéo dâu. - 560 TQP phản công ->đánh tan ? Theo em vì sao cuộc k/c chống quân Lương xâm lược do TQP lãnh đạo giành thắng lợi? => Chiếm được Long Biên. => Kết quả: kháng chiến thắng lợi Hoạt động 3: ? Sau khi đánh bại quân Lương triêu Quang Phục đã làm gì? 3. Nước Vạn Xuân độc lập kết thúc ntn? - TQP lên ngôi vua (Triệu Việt Vương) và tổ chức lại chính quyền. 571 Lý phật tử cướp ngôi (hậu Lý Nam Đế) + Vua Tuỳ đòi Lý Phật Tử sang chầu -> Lý phật Tử không đi=> Chuẩn bị lực lượng kháng chiến (sgk). ? Vì sao nước vạn xuân rơi vào tay nhà Tuỳ? 603 Lý Phật Tử bị bắt -> kết thúc sự tồn tài của nước Vạn Xuân. - 603; 10 vạn quân Tuy tấn công Vạn Xuân -> kết thúc sự tồn tại của nước Vạn Xuân độc lập. Ngày soạn: 23/2/2009 Ngày giảng: 24/2/2009 Tiết 27 Bài 24: Nước chăm pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Qua bài giảng học sinh hiểu rằng: Quá trình thành lập và phát triển nước Chăm pa từ nước Lâm ấp ở Tượng Lâm đến một quốc gia lớn mạnh sau này. Có những lúc Chăm pa đã tấn công cả Đại Việt. (Chăm pa là một bộ phận của đất nước Việt Nam ngày nay) - Những thành tựu nổi bật về kinh tế và văn hoá của Chăm pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X. 2. Tư tưởng: Học sinh nhận thức sâu sắc rằng: Người chăm là một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 3. Kỹ năng: - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ Lịch sử. - Kỹ năng phân tích đánh giá sự kiện Lịch sử. B. Chuẩn bị: GV chuẩn bị bản đồ: Giao châu và Chăm pa giữa thời kỳ VI – X sưu tầm tranh ảnh về đền tháp Chăm. C. Hoạt động dạy - học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra: 15' 3. Bài mới: Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: GV sử dụng lược đồ: giới thiệu cho hs biết vị trí của nước Chăm pa. Gọi hs đọc mục 1 SGK trang 66 – 67 ? Em biết gì về lãnh địa của nước Chăm pa cổ? ? Huyện Tượng Lâm được ra đời trong hoàn cảnh nào? ? Sau khi bị nhà Hán đô hộ nhân dân huyện Tượng Lâm đã đấu tranh giành độc lập như thế nào? ? Em có nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước Chăm pa? (Diễn ra trên cơ sở các hoạt động quân sự) Hoạt động 2: Gọi hs đọc mục 2 SGK. ? Em cho biết kinh tế chính của Chăm pa là gì? ? Để trồng được lúa nước họ đã làm gì? ? Ngoài nghề nông cư dân Chăm pa còn làm gì? Cho hs quan sát hình 52 – 53 (SGK). ? Em hãy nhận xét về trình độ phát triển kinh tế văn hoá của Chăm Pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc của người Chăm? ? Quan hệ giữa người Chăm với người Việt như thế nào? ? Em hãy cho biết công trình nghệ thuật nào của người Chăm ngày nay được công nhận là di sản văn hoá thế giới? 1. Nước Chăm pa độc lập ra đời: - Nước Chăm pa cổ nằm trong Nhật Nam của Giao Châu. - Năm 192 – 193 nhân dân Tượng Lâm do khu Liên lãnh đạo nổi dậy giành độc lập. Khu liên làm vua đặt tên nước là Lâm ấp Các vua Lâm ấp đã hợp nhất hai bộ lạc Dừa + Cau Đổi tên nước là Chăm Pa Đóng đô ở Sinhapủa 2. Tình hình kinh tế văn hoá Chăm Pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X. - Kinh tế chính: Nông nghiệp trồng lúa nước Ngoài ra còn làm nhiều nghề: Khai thác Lâm thổ sản – làm gốm, đánh cá, buôn bán, cướp biển. Kinh tế phát triển. - Nền văn hoá phát triển rực rỡ phong phú (SgK) - Văn hoá Chăm pa chịu ảnh hưởng rất nhiều của nền văn hoá ấn Độ. Nền nghệ thuật đặc sắc phong phú. - Người Chăm, người Việt có mối quan hệ chặt chẽ lâu đời quan hệ gần gũi. 4. Củng cố bài học: GV củng cố lại toàn bài. Đất nước Chăm pa là một bộ phận của đất nước ta ngày nay. Cư dân Chăm pa là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 5. Hướng dẫn học tập: Dặn dò về học bài - ôn tập lại chương III chuẩn bị cho tiết ôn tập. Sưu tầm tranh ảnh về văn hoá Chăm pa. Tuần: Tiết: Bài: Ngày soạn: Ngày giảng: Lớp: ôn tập chương III I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Thông qua việc hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi GV khắc sâu những Kiến thức cơ bản của chương III. - Từ sự thất bại của An Dương Vương năm 179 trước công nguyên đến trước chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Đất nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị sử cũ gọi là thời kỳ Bắc Thuộc. - Chính sách cai trị các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta rất thâm độc, tàn bạo. Không chị kiếp sống nô lệ nhân dân ta đã liên tục nổi dậy đấu tranh. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng. - Trong thời kỳ Bắc thuộc bị áp bức bóc lột nhưng nhân dân ta vẫn cần cù bền bỉ lao động sáng tạo để duy trì cuộc sống. Do vậy đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 2. Tư tưởng: Làm cho hs nhận thức sâu sắc về tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước, ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc. 3. Kỹ năng: Bồi dưỡng kỹ năng thống kê sự kiện theo thời gian. II. Chuẩn bị: Giáo viên soạn bài, vẽ lược đồ. Học sinh ôn tập lại toàn bộ chương trình. III. Hoạt động dạy - học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra: Nước Chăm Pa được thành lập và phát triển như thế nào? 3. Bài ôn tập: Ngày soạn: /4/2010 Ngày giảng: /4/2010 Tiết 28. Bài tập lịch sử A. Mục tiêu cần đạt: - Củng cố một số kiến thức cơ bản của chương III có liên quan đến lược đồ. - có thái độ căm thù quân xâm lược và tự hào về truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc ta qua các cuộc kháng chiến. - Rèn kỹ năng vẽ lược đồ, tường thuật diễn biến các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ. B. Tiến trình các hoạt động trên lớp: 1.ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: GV nêu yêu cầu của tiết học Các hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐI- Hướng dẫn học sinh vẽ lược đồ Cuộc KN Hai Bà Trưng năm 40 HS: Vẽ lược đồ trên giấy A4 ( 10') GV: Nhận xét HĐII: HS trình bày diễn biến trên lược đồ HS: Nhận xét chéo GV: Nhận xét, có thể cho điểm HĐIII: Củng cố: - HS: Tường thuật trên lược đồ câm 1. Vẽ lược đồ: 2. Học sinh trình bày diễn biến trên lược đồ 4/ Dặn dò: - Ôn tập, chuẩn bị cho giờ sau... - Hoàn thành phần vẽ còn lại Tuần: 35 Tiết:34 Bài: Ngày soạn: 19/4/09 Ngày giảng:21/4/09 Lớp:6 ôn tập A. Mục Tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống hoá những Kiến thức cơ bản của LS Việt Nam từ nguồn gốc xa xưa đến thế kỷ X. - Các giai đoạn phát triển từ thời nguyên thuỷ đến thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc. - Những thành tựu văn hoá tiêu biểu. - Những cuộc khởi nghĩa lớn thời Bắc thuộc giành lại độc lập cho tổ quốc. - Những anh hùng dân tộc. 2. Tư tưởng: - Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước chân chính cho HS. - Yêu mến, biết ơn các anh hùng dân tộc, các thế hệ tổ tiên đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước. - ý thức vươn lên xây dựng quê hương đất nứơc. 3. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá các sự kiện, đánh giá nhân vật Lịch sử. B. Chuẩn bị: GV: soạn bài – khái quát lại chương trình Hs học bài ông tập toàn bộ chương trình. C. Hoạt động: 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra: Em hãy thuật lại diễn biến trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: chúng ta đã học song phần LS dân tộc từ cội nguồn đến thế kỷ X, thời kỳ mở đầu rất xa xưa nhưng vô cùng quan trọng đối với con người Việt Nam. Vậy trong khoảng thời gian ấy Lịch sử nước ta trải qua các thời kỳ nào ta cùng nhau ôn lại ở bài học hôm nay. Đó là thời nguyên thuỷ thời dựng nước, thời bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Thời nguyên thuỷ trải qua những giai đoạn nào? GV: hướng dẫn HS lập bảng hệ thống 1. Thời nguyên thuỷ. TT Các giai đoạn Di chỉ chính 1 Đá cũ (tối cổ) Đá mới sơ kỳ kim khí Hoạt động 2: Nhà nứơc đầu tiên ra đời từ bao giờ? Nhà nứơc đó được tổ chức ntn? 2. Thời dựng nước: - Nhà nước Văn Lang: + Thời gian: diễn ra từ thế kỷ VII TCN + Bô Máy nhà nứơc Đứng đầu là vua -> lạc hầu, lạc tướng -> Bố chính + Kinh đô:Bạch Hạc(Vĩnh Phú) + Bộ máy hành chính: Y/c HS trình bày sự ra đời của nước Âu Lạc - Nước Âu Lạc: + Điều kiện hình thành nhà nước Làm thuỷ lợi Chống ngoại xâm + Tên vua: An Dương Vương So sánh với bộ máy nhà nước thời vua Hùng. Hoạt động 3: GV yêu cầu HS nhắc lại thời bắc thuộc theo sử cũ được tính trong khoảng thời gian nào? 3. Thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc - Thời bắc thuộc Từ thế kỷ II TCN (179 TCN) đến thế kỷ X - Các cuộc khởi nghĩa nổ ra chống Bắc thuộc giành lại độc lập dân tộc. Em hãy kể tên những vị anh hùng đã gương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc? Em nhớ nhất người anh hùng nào? Hãy kể một mẩu chuyện liên quan đến người anh hùng đó. Sự kiện Ls nào khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiêp giành lại độc lập cho tổ quốc. - Sự kiện LS khẳng định thắng lợi hoàn toàn của ND ta trong sự nghiệp dành lại độc lập cho tổ quốc là chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền. Đè bẹp ý chí xâm lựơc của kẻ thù, chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ hơn 1000 năm của các triều đại PK phương Bắc. Em hãy kể tên các công trình nghệ thuật thời cổ đại? * Các công trình nghệ thuật thời cổ đại + Trống đồng đông Sơn + Thành cổ Loa. Theo em những công trình nào là nổi tiếng hơn cả? em hãy mô tả 1 công trình nổi tiếng đó? Theo em thời kỳ dựng nứơc đấu tranh giành độc lập dân tộc thời xưa có ý nghĩa ntn? Trong cuộc sống hiện tại của chúng ta. GV gọi 1 HS trình bày GV: hướng dẫn HS rút ra bài học qua giai đoạn đấu tranh chống Bắc Thuộc. - Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập tổ tiên đã để lại cho chúng ta. - Lòng yêu nước. - Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước. - ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc. 4. Hướng dẫn học tập Dặn dò HS về học bài Ôn tập kỹ để chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kỳ II Thông tin sư kiện: Yêu cầu HS lập bảng thống kê những sự kiện lớn đáng ghi nhớ của LS nước ta từ khi dựng nứơc đến năm 938.
Tài liệu đính kèm: