Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Mở đầu bài 1: Sơ lược về môn học lịch sử

Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Mở đầu bài 1: Sơ lược về môn học lịch sử

1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

 - Lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người, học lịch sử là cần thiết.

 2.Tư tưởng, tình cảm:

 - Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

 3.Kỷ năng:

 

doc 83 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Mở đầu bài 1: Sơ lược về môn học lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Bài 1:
SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
	I/.MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
	- Lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người, học lịch sử là cần thiết.
 	2.Tư tưởng, tình cảm:
 	- Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.
 	3.Kỷ năng:
 	- Bước đầu giúp học sinh có kỷ năng liên hệ thực tế và quan sát.
 	II/.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	- Tranh ảnh và bản đồ treo tường.
 	- Sách báo có liên quan đến nội dung bài học.
 	III/.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	1.Ổn định: (1')
	2.Kiểm tra:
	3.Bài mới: (1')
	a.Giới thiệu: 
	Ở tiểu học các em đã học các tiết lịch sử ở môn "Tự nhiên và Xã hội " thường nghe và sử dụng từ "Lịch sử " vậy lịch sử là gì ?
	b.Nội dung:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10'
13'
17'
Hỏi: Theo em, cây cỏ, loài vật...có phải ngay từ khi xuất hiện đã có hình dạng như ngày nay không? Vì sao?
GV giới thiệu: lịchsử mà chúng ta sẽhọc là LSXH loài người.
Hỏi: Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người với LSXH loài người.
GV giảng: Một con người chỉ có hoạt động riêng mình còn XH loài người ở phạm vi rộng có liên quan tới tất cả mọi đối tượng.
Hỏi: Vậy lịch sử có nghĩa là gì ?
GV giảng: Lịch sử phong phú và đa dạng, như vậy, nên cần có một quá trình nghiên cứu, tìm tòi, học tập.
Cho học sinh quan sát hình 1 SGK.
 Hỏi: Em quan sát được gì từ hình 1,"Lớp học trong làng thời xưa có giống lớp học của các em ngày nay không? Vì sao có sự khác nhau đó.
Hỏi: Học lịch sử để làm gì?
GVgiảng: Mỗi con người cần biết mình thuộc dân tộc nào, tổ tiên, cha ông mình là ai, con người đã làm gì để có được như ngày nay.
Hỏi: Dựa vào đâu để biết lịch sử?
- Em có thể kể tên các truyền thuyết đã học , đã đọc .
Hỏi: Để biết và dựng lại lịch sử ta có thể dựa vào đâu? (Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.2 SGK) .
- Theo em, có thể xếp chúng vào loại tư liệu nào?
Hỏi: Em có biết câu chuyện lịch sử nào? Câu chuyện đó em được đọc ở đâu ?
GV kết luận: Đó chính là tư liệu chữ viết.
- Sự vật, cây cỏ, làng xóm, đất nước, con người có được như ngày nay đều phải trãi qua quá trình hình thành, phát triển và biến đổi.
- Lịch sử một con người là quá trình hình thành, tồn tại và phát triển-tiêu biến.
- Lịch sử XH loài người là quá trình hình thành-tồn tại, phát triển liên tục, biến đổi .
- Trả lời theo SGK.
- Không phải ngẫu nhiên mà có những đổi thay như chúng ta nhận thấy.Vì vậy: chúng ta cần tìm hiểu để biết những gì đã có trong quá khứ và quý trọng tất cả những gì hiện có .
- Trả lời theo SGK.
- Trả lời theo SGK.
- Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thánh Gióng, Bánh chưng, Bánh dày....
- Tư liệu hiện vật .
- HS trả lời.
1.LỊCH SỬ LÀ GÌ?
- Lịch sử là khoa học tìm hiểu, nghiên cứu toàn bộ những hoạt động của con người, xã hội loài người trong quá khứ.
2.HỌC LỊCH SỬ ĐỂ LÀM GÌ?
- Biết cội nguồn tổ tiên.
- Quý trọng hiện tại .
- Biết ơn và xác định được nhiệm vụ của bản thân.
3.DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT LỊCH SỬ VÀ DỰNG LẠI LỊCH SỬ.
- Tư liệu truyền miệng.
- Tư liệu hiện vật .
- Tư liệu chữ viết.
	 Trường THCS Phương Trà
	 Giáo án Lịch Sử 6
	4.Củng Cố: (3')
	Hãy chọn câu đúng.
	4.1.Học lịch sử để biết:
 	 a.Cội nguồn dân tộc.
 	 b.Truyền thống lịch sử của dân tộc.
 	 c.Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 	 d.Cả 3 ý trên .
 	4.2.Dựa vào đâu để biết lịch sử?
 	 a.Tư liệu truyền miệng .
	 b.Tư liệu hiện vật .
 c.Tư liệu chữ viết.
	 d.Cả a, b, c đều đúng.
	 4.3.Câu danh ngôn: "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống "của Xi-Xê-Rông.
	5.Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài 2.
Ngày dạy:
Tuần: 02
Tiết: 02
	 Trường THCS Phương Trà
	 Giáo án Lịch Sử 6
Bài 2:
CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
	I/.MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1.Kiến thức: làm cho học sinh hiểu.
	- Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử.
	- Thế nào là âm lịch, dương lịch và công lịch.
	- Biết cách đọc ghi và tính năm, tháng theo công lịch .
	2.Tư tưởng, tình cảm:
 - Biết quý thời gian và bồi dưỡng ý thức về tính chính xác,khoa học.
	3.Kỷ năng:
	- Bồi dưỡng cách ghi vàtính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ với hiện tại .
	II/.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh ảnh SGK.
 - Lịch treo tường.
	- Quả địa cầu.
	III/.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	1.Ổn định: (1')
 2.Kiểm tra: (3')
	Câu hỏi 1: Tại sao chúng ta phải học lịch sử?
	Câu hỏi 2: Trình bày ngắn gọn lịch sử là gì?
	3.Bài mới: (1')
 a).Giới thiệu: 
	Trong tiết học trước, các em đã biết lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ. Vậy cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào?
 b).Nội dung:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
7'
15'
15'
Hỏi: Em có nhớ hình 1-2 trong bài 1 không? Em hãy nhắc lại nội dung hai bức tranh ?
Hỏi: Trường làng và bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm?
GV giảng: Văn miếu nơi đào tạo nhân tài. Hiện có 82 bia ghi tên những người đổ tiến sĩ .
Hỏi: Con người tính thời gian dựa vào đâu?
Gọi HS đọc đoạn cuối mục 1 SGK.
Hỏi: Người xưa dựa vào đâu để làm ra lịch?
Cho học sinh xem bảng ghi những ngày lịch sử và kỷ niệm.
Hỏi: Hãy liệt kê những đơn vị thời giancó trong bảng?
Hỏi: Có những loại lịch nào?
Hỏi: Ngày nay chúng ta tính thời gian dựa vào nhữnh loại lịch nào?
(liên hệ thực tế )
Cho học sinh xem tờ lịch thực tế.
GVgiảng: XH loài người ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các nước, giữa các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng. Nhu cầu thống nhhất cách tính thời gian được đặt ra.
Học sinh quan sát đoạn 2 SGK trang 7 .
Hỏi: Em hiểu thế nào là công lịch?
GV chốt y theo công lịch 1 năm có 12 tháng hay 365 ngày.
Hỏi: Vì sao có năm nhuận? 
GV giảng: Như vậy cứ 4 năm có 1 năm nhuận (thêm 1 ngày cho tháng 2). 
Em biết được trường làng và bia đáđược dựng lên là bia tiến sĩ (Văn Miếu - Quốc Tử Giám).
Trả lời theo SGK.
Trả lời theo SGK.
- Ngày, tháng, năm, âm lịch, dương lịch.
- Âm lịch, dương lịch.
- Trả lời theo SGK.
- GV cùng HS xác định: + 100 năm = 1 thế kỷ.
+ 1000 năm = 1 thiên niên kỷ.
1.TẠI SAO PHẢI XÁC ĐỊNH THỜI GIAN.
Cách tính thời gian là nguyên tắc cơ bản của môn 
lịch sử.
2.NGƯỜI XƯA ĐÃ TÍNH THỜI GIAN NHƯ THẾ NÀO?
- Các đơn vị thời gian: ngày, tháng, năm, âm lịch, dương lịch.
- Có 2 loại lịch: lịch âm, lịch dương.
3.THẾ GIỚI CÓ CẦN MỘT THỨ LỊCH CHUNG HAY KHÔNG?
- Công lịch: dương lịch được hoàn chỉnh.
	 Trường THCS Phương Trà
	 Giáo án Lịch Sử 6
	4.Củng cố: (2')
	Chọn câu đúng nhất:
	1.Cách tính thời gian theo âm lịch là:
	a.Dựa vào chu kỳ quay của Trái đất quanh Mặt trời
	b.Dựa vào chu kỳ quay của Trái đất quanh Mặt trăng
	c.Dựa váo chu kỳ quay của Mặt trời quanh Trái đất
	d.Dựa vào chu kỳ quay của Mặt trăng quanh Trái đất.
	2.Ở Việt Nam người ta thường tính thời gian theo cách nào trong các cách sau:
	a.Theo âm lịch 
	b.Theo dương lịch
	c.Theo cả âm lịch, dương lịch 
	d.Không theo các lịch trên .
	5. Dặn dò: (1')
	Học bài và chuẩn bị bài 3.
Ngày dạy:
Tuần: 03
Tiết: 03
	 Trường THCS Phương Trà
	 Giáo án Lịch Sử 6
Phần một:
LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Bài 3:
XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
	I/.MỤC TIÊU BÀI HỌC
 	1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu và nắm được những điểm chính sau đây:
 	- Nguồn gốc loài người và các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ người tối cổ thành người hiện đại .
 - Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thủy.
 - Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã.
	2.Tư tưởng, tình cảm:
 - Bước đầu hình thành được ở học sinh ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong sự phát triển của xã hội loài người.
 3.Kỹ năng:
	 - Bước đầu rèn luyện kỷ năng quan sát tranh ,ảnh .
	 II/.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Tranh ảnh của hiện vật về các công cụ lao động, đồ trang sức.
 	 III/.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	1.Ổn định: (1')
	2.Kiểm tra bài cũ: (3')
	Câu hỏi 1: Em hãy đọc và cho biết những năm sau đây thuộc thế kỷ nào? 938-1418-1789
	Câu hỏi 2: Dựa trên cơ sở naò người ta định ra dương lịch, âm lịch.?
 3.Bài mới: (1')
 	a).Giới thiệu:
	Lịch sử loài người cho chúng ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
 	b).Nội dung
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
15'
10'
10'
Gọi HS đọc đoạn 1 SGK.
Hỏi: Em hãy cho biết người tối cổ là gì?
 GV chốt ýchính ghi bài. 
Hỏi: Hãy phân biệt giữa "Vượn cổ "và "Người tối cổ ".
- Cho HS quan sát và mô tả hình 3.4 (nơi ở, số lượng người, trang phục ).
 Hỏi: Em biết gì về đời sống của người tới cổ? Khác biệt giữa bầy người và bầy động vật là gì?
- GVchốt ý và ghi bài .
- Tuy nhiên: bầy người khác hẳn bầy động vật ở chỗ: có tổ chức, có người đứng đầu, bước đầu biết chế tạo công cụ lao động, biết sử dụng và lấy lửa bằng cách cọ đá.
- Như vậy: đời sống của người tối cổcó sự khác biệt lớn so với bầy động vật .
Thảo luận nhóm:
Hỏi: Tại sao cuộc sống của họ bấp bênh kéo dài hàng triệu năm?
GV chốt lại: Cuộc sống của họ bấp bênh bởi hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.
GV giảng: Trãi qua hàng triệu năm người tối cổ dần dần trở thành người tinh khôn .
 Học sinh quan sát hình 5 và mô tả.
Hỏi: Người tinh khôn khác với người tối cổ ở những điểm nào?
(Hình dáng, đặc điểm bên ngoài)
GV chốt ý..................
 HS đọc đoạn 2 mục 2 SGK.
Hỏi: Em biết gì về cuộc sống của người tinh khôn?
Hỏi: Vì sao có thể nói:"Con người không chỉ kiếm được thức ăn nhiều hơn mà còn sống tốt hơn, vui hơn".
GV giảng: Cuộc sống của người tinh khôn đã bớt dần sự phụ thuộc vào thiên nhiên và bắt đầu có sự chú ý tới đời sống tinh thần.
 Học sinh quan sát hình 6 -7 .
Hỏi: Hãy so sánh về chất liệu của đồ đựng bằng gốm với chất liệu của công cụ đồ dùng và đồ trang sức ở hình 7 .
GV giảng: Việc phát hiện ra kim loại để làm công cụ lao động có ý nghĩa hết sức to lớncho tới khoảng 4.000 TCN, con người đã phát hiện ra đồng nguyên chất. Đồng nguyên chất rất mềm nên chủ yếu họ dùng làmđồ trang sức.Sau đó, họ biết pha đồng với thiếc và chì cho đồng cứng hơn gọi là đồng thau .
 Từ đồng thau, người ta đã đúc ra được các loại : rìu, cuốc, lao, mũi tên, trống đồng.... Đến 1.000 năm TCN, người ta đã biết tới đồ sắt để làm lưỡi cày, cuốc, liềm, kiếm...
 Hỏi: Công cụ bằng kim loại có tác dụng như thế nào đến sản xuất, đời sống?
Hỏi: Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?
- Trả lời theo SGK.
+ Vượn cổ: là loài vượn có dáng hình người ,sống cách đây khoảng hơn 6 triệu năm .
+ Người tối cổ:vẫn còn dấu tích của loài vượn....biết sử dụng và chế tạo công cụ .
- Sống thành bầy, gồm vài chục người. Sống lang thang, nhờ săn bắn và hái lượm.
- Người tối cổ: có tổ chức, có người đứng đầu, chế tạo công cụ lao động,....
- Đại diện các nhóm trình bày
- Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể giống như người ngày na ... Hưng
Phùng Hưng
- Khoảng năm 776 Phùng Hưng cùng em Phùng Hải phát động khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nghĩa quân nhanh chống chiếm được thành Tống Bình.
Hỏi:Sự chuyển biến về kinh tế nước ta thời Bắc thuộc?
GV nhận xét và bổ sung.
Hỏi:Văn hóa nước ta lúc này phát triển như thế nào?
* Nông nghiệp: NN trồng lúa.
* Thủ công nghiệp + thương nghiệp.
- Chữ viết, tôn giáo, phong tục , tập quán........
3.SỰ BIẾN CHUYỂN VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA XÃ HỘI.
a.Kinh tế:
-Nông nghiệp:Nghề rèn sắt, sử dụng sức kéo của trâu bò, làm thủy lợi.
-Thủ công nghiệp: Cổ truyền vẫn được Duy trì phát triển.
- Thương nghiệp:Dệt vải, làm đồ gốm, giao lưu buôn bán.
b.Văn hóa:
* Chữ hán, đạo phật, đạo nho, đạo bà la môn được truyền vào nước ta , sử dụng tiếng nói của dân tộc, phong tục , tập quán của tổ tiên.
c.Xã hội:
* Xã hội nước ta phân hóa theo sơ đồ sau.
Hỏi:Theo em , sau hơn 1.000 năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục tập quán gì?ý nghĩa điều này?
Gv giảng:Điều đó chứng tỏ rằng sức sống, mảnh liệt, tiếng nói, phong tục, tập quán, nếp sống của dân tộc ta không có gì tiêu diệt được.?
GV nhấn mạnh: Để học sinh ghi nhớ:
* Phong tục, tập quán, xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày.
 QUAN LẠI ĐÔ HỘ
HÀO TRƯỞNG VIỆT
ĐỊA CHỦ HÁN
 NÔNG DÂN CÔNG XÃ
 NÔNG DÂN LỆ THUỘC
 NÔ TỲ
 HƠN 1.000 NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP. TỔ TIÊN ĐÃ ĐỂ LẠI CHO CHÚNG TA.
	*Lòng yêu nước.
	*Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.
	*Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.
 Ngày dạy:
 Tuần: 31
 Tiết: 31
 	 Trường THCS Phương Trà
	 Giáo án Lịch Sử 6
Chương IV 
BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỶ X
	Bài 26:
CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN
TỰ CHỦ CỦA HỌ KHÚC- HỌ DƯƠNG
 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
 	1.Kiến thức:
 - Khúc Thừa Dụ nổi dậy lật đổ chính quyền đô hộ, dựng nền tự chủ. cuộc cải cách của Khúc Hạo. Sau đó đã củng cố quyền tự chủ củanhân dân ta.
 - Các thế lực phong kiến Trung Quốc không từ bỏ ý đồ thống trị nước ta. Dương Đình Nghệ đã quyết chí giữ vững quyền tự chủ, đem quân đánh bại cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nam Hán.
 2.Tư tưởng - tình cảm.
 - Giáo dục lòng biết ơn tổ tiên, những người mở đầu và bảo vệ công cuộc giành chủ quyền độc lập hoàn toàn cho đất nước, kết thúc thời kỳ một nghìn năm bị phong kiến Trung Quốc đô hộ.
 	 3.Kỷ năng.
 - Kỷ năng đọc bản đồ lịch sử, kỷ năng phân tích, nhận định.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Lược đồ:"cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất ( 930- 931 ).
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1.Ổn định. 
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Bài mới:
 a. Giới thiệu: Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán ra sao?
 b. Nội dung:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
* Gọi HS đọc 3 đoạn đầu SGK ( mục 1 trang 71.)
Hỏi: Trong hoàn cảnh nào Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ?
* GV giới thiệu vài nét về Khúc Thừa Dụ.
Hỏi: Theo em, việc vua nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết Độ Sứ có ý nghĩa gì?
Yêu cầu HS quan sát đoạn cuối ( mục 1 SGK ).
Hỏi: Hãy liệt kê những việc làm của Khúc Hạo? Những việc làm đó nhằm mục đích gì?
* GV Giảng: Chứng tỏ rằng đất nước ta đã giành được quyền tự chủ, đó là bước đầu cho giai đoạn chuyển tiếp sang thời đại độc lập hoàn toàn.
Gọi HS đọc mục 2 SGK.
Hỏi:Em hãy trình bày sự thành lập ra nước Nam Hán?
Hỏi: Nhà Hán có âm mưu gì?
Hỏi:Việc Khúc Hạo gửi con trai mình la khúc Thừa Mĩ làm con tin khi nhận thấy nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta có ý nghĩa gì?
* GV Giảng:Sau khi Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay tiếp tục sự nghiệp dựng nền tự chủ. để thoát khỏi sự kiểm tra cũa nhà Hán. Khúc Thừa Mĩ đã cử sứ sang thần phục nhà Hậu Lương. Vịn vào cớ đó, nhà Nam Hán đã huy động một lực lượng lớn tấn công, xâm lược nước ta.
-Dùng lược đồ:"Cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ nhất." Thuật lại cuộc tấn công xâm lược của quân Nam Hán.
+ Mùa thu năm 930 quân Nam Hán sang đánh nước ta.
+ Cử Lý Tiến làm thứ sử Giao Châu, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình( Hà Nội ).
+ Năm 931 Dương Đình Nghệ được tin dẫn quân từ Thanh Hóa ra bắc bao vây tấn công thành Tống Bình.
Hỏi:Dương Đình Nghệ là ai?
Hỏi:Sau khi lấy được Tống Bình, viên quân Nam Hán sang. Dương Đình Nghệ đánh quân Nam Hán như thế nào?
Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết Độ Sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
+GV dùng lược đồ trắng hãy điền những kí hiệu thích hợp vào lược đồ để thể hiện cuộc tấn công của Dương Đình Nghệ.
+GV chốt bài:Việc giành lại, bảo vệ và xây dựng nền tự chủ của Khúc và họ Dương là cơ sở nền móng cho nhân dân ta tiến lên giành độc lập hoàn toàn.
- Từ cuối thế kỷ IX nhà Đường suy yếu, không còn khả năng giữ vững quyền thống trị như cũ đối với những vùng xa xôi như nước ta?
-Năm 905 Tiết Độ Sứ an Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. nhân cơ hội đó, Khúc Thừa Dụ đã kêu gọi nhân dân nổi dậy.
-Tiết Độ Sứ là chức quan cai quản một đơn vị hành chính lớn gồm nhiều châu, quận, nay phong cho Khúc Thừa Dụ. chứng tỏ Khúc Thừa Dụ đã bước đầu dựng được nền tự chủ.
- Quyết định xây dựng đường lối tự chủ, cốt sao dân chúng được yên vui, ông làm những việc lớn:
+ Chia lại các khu vực hành chính.
+ Cử người trông coi mọi việc đến tận xã.
+ Định lại mức thuế.
+ Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc .
+ Lập lại sổ hộ khẩu.
=> Nhằm mục đích xây dựng chính quyền độc lập dân tộc, giảm bớt những đóng góp của dân, làm cho dân đỡ khổ hơn.
- Trả lời theo SGK.
- Bọn phong kiến phương Bắc tuy đã suy yếu nhưng vẫn chưa từ bỏ ý định thống trị nước ta.
- Sự chủ động đối phó của Khúc Hạo nhằm kéo dài thời gian, hòa hoãn, để củng cố lực lượng, chuẩn bị đối phó.
-Học sinh dựa vào lược đồ kết hợp với nội dung SGK.
- Học sinh lắng nghe.
-Dương Đình Nghệ quê ở Làng Ràng( Dương Xá, Đông Sơn, Thanh Hóa ) là một hào trưởng địa phương( người có thế lực ở 1 vùng) ông là người yêu nước, thương dân, kiên quyết giành lại độc lập cho dân tộc.
- Sau khi lấy được Tống Bình, viện binh của Nam Hán sang. Dương Đình Nghệ đã chủ động đánh địch. chúng bị đánh tan tác tướng chỉ huy bị giết tại trận.
1.KHÚC THỪA DỤ DỰNG QUYỀN TỰ CHỦ TRONG HOÀN CẢNH NÀO?
* Nhà Đường suy yếu không kiểm soát được nước ta.
* Năm 905 Tiết Độ Sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức-> Khúc Thừa Dụ nổi dậy.
*Năm 906 vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết Độ Sứ.
2.DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NAM HÁN( 930 - 931)
*Năm 930 quân Nam Hán sang xâm lược nước ta.
*năm 931 Dương Đình Nghệ tấn công ra bắc bao vây thành Tống Bình.
*Quân Nam Hán bị đánh bại.
4.CỦNG CỐ:
 	1. Dùng lược đồ diễn biến lại cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất.
 2. Họ Khúc đã giành được độc lập cho đất nước như thế nào?
 	5.DẶN DÒ: Học bài và chuẩn bị bài 27.
 Ngày dạy:
 Tuần: 32
 Tiết: 32
Bài 27:
NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG
BẠCH ĐẰNG NĂM 938
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. KIẾN THỨC
- Đây là trận thủy chiến đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và thắng lợi cuối cùng thuộc về dân tộc ta.
- Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
 2. TƯ TƯỞNG - TÌNH CẢM
 - Giáo dục cho học sinh lòng tự hào về ý chí quật cườngcủa dân tộc.
	 3. KỶ NĂNG
 - Đọc bản đồ lịch sử.
 - Xem tranh ảnh lịch sử.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	1. Bản đồ: "Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938."
	2. Tranh, ảnh có liên quan đến bài học.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	1.Ổn định:
	2.Kiểm Tra Bài Cũ:
 * Dùng lược đồ trình bày diển biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất?
 	3. Bài Mới:
 a. Giới thiệu: Nền tự chủ đã tạo cơ sở để nhân dân ta tiến lên giành độc lập hoàn toàn. người anh hùng đã hoàn thành sứ mạng lịch sử đó là ai? Bằng cách nào?
 b. Nội dung: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Giới thiệu sơ lược về Ngô Quyền.
* Yêu cầu học sinh đọc kỷ phần còn lại của mục I (trang 74 - 75 )
Hỏi: Bối cảnh lịch sử dẫn tới cuộc chiến tranh trên sông Bạch Đằng là gì?
Hỏi: Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì?
Hỏi: Vì sao Kiều Công Tiển cho người cầu cứu nhà Nam Hán? em có đánh giá gì về hành động này?
Hỏi: Ngô Quyền đã chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán như thế nào?
* yêu cầu học sinh đọc phần in nghiêng, giới tuiệu về sông Bạch Đằng.
Hỏi: Sự độc đáo của Ngô Quyền trong kế hoạch đánh giặc là gì?
* GV Giảng: Chính tại sông Bạch Đằng năm 938 đã diễn ra trận chiến vĩ đại đánh tan ý chí xâm lược kẻ thù.
* GV Dùng lược đồ:"Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938." Tường thuật diển biến trận đánh( theo SGK).
 Thảo Luận Nhóm.
Nhóm 1 + 2 .
Hỏi: Vì sao nói chiến thắng Bạch Đằng là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
Nhóm 3 + 4.
Hỏi: Nguyên nhân làm nên chiến thắng đó?
GV giới thiệu hình 57 SGK.
- Nhân dân ta và Ngô Quyền bất bình trước việc Kiều Công Tiễn mưu sát Dương Đình Nghệ.
- Ý đồ thống trị nước ta của nhà Nam Hán.
- Trị tội tên phản bội Kiều Công Tiễn, bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng của đất nước.
- Kiều Công Tiễn muốn mượn tay nhà Hán đánh ngô quyền.
* Hành động bán nước, rước voi về xéo mã tổ.
- Chủ động đón đánh.
- Bày binh bố trận.
- Chọn địa thế, cách bố trí trận địa, tận dụng được thuận lợi từ tự nhiên.
* Chiến thắng Bạch Đằng đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập của Tổ Quốc.
* Sự tài giỏi của Ngô Quyền.
* Huy động được sức mạnh toàn dân, tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng.
* Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo.
1.NGÔ QUYỀN ĐÃ CHUẨN BỊ ĐÁNH QUÂN NAM HÁN NHƯ THẾ NÀO?
* Chủ động đón đánh.
* Bày binh bố trận.
2. CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938.
A. Diển biến:
- Sau khi giết được Kiều Công Tiển, Ngô Quyền huy động quân dân làm bãi cọc ngầm ở lòng sông Bạch Đằng chuẩn bị chống giặc.
- Cuối năm 938 đại quân Nam Hán do lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào nước ta.
- Ngô Quyền cho người ra nhữ giặc hăm hở đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Thủy triều rút mạnh, Ngô Quyền dốc toàn bộ lực lượng đánh quật trở lại.quân nam hán rút chạythuyền giặc va vào cọc ngầm, chiếc bị vỡ, chiếc bị đắm. quân ta mai phục hai bên bờ tiêu diệt giặc. Hoằng Tháo tử trận.
B. Kết Quả: Trận Bạch Đằng toàn thắng.
C. Ý Nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng.
* Kết thúc hàng năm bắc thuộc.
* Khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước.
	4. Củng cố:
	- Gio vin sử dụng hình 57 trang 77 SGK v giới thiệu.
	- Gio vin gọi học sinh đọc phần đĩng khung sch gio khoa.
	- Pht phiếu học tập cĩ lược đồ cm về chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Yu cầu học sinh điền kí hiệu thích hợp, sau đĩ thực lại diễn biến.
	5. Dặn dị:
Về nh học bi v chuẩn bị bi tiết sau ơn tập./.

Tài liệu đính kèm:

  • docSu 6 tron bo20102011.doc