Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Bài 24: Nước Chăm-Pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X

Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Bài 24: Nước Chăm-Pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X

 1. Kiến thức:

 - Trình bày được quá trình nước Cham-pa độc lập ra đời.

 - Biết được nét chính tình hình kinh tế - văn hóa Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.

 2. Kĩ năng:

 - Kĩ năng đọc bản đồ lịch sử.

 3. Thái độ:

 - Làm cho HS nhận thức sâu sắc rằn: Người Chăm là một thành viên của đại gia đình các dân tộc

 Việt Nam.

 

doc 3 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1779Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Bài 24: Nước Chăm-Pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28
Tiết: 27
NS: 09/02/2011
ND: 07/3; 08/3; 12/3
 Bài 24: NƯỚC CHĂM-PA TỪ THẾ KỶ II ĐẾN THẾ KỶ X
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: 
 - Trình bày được quá trình nước Cham-pa độc lập ra đời.
 - Biết được nét chính tình hình kinh tế - văn hóa Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
 2. Kĩ năng:
 - Kĩ năng đọc bản đồ lịch sử.
 3. Thái độ:
 - Làm cho HS nhận thức sâu sắc rằn: Người Chăm là một thành viên của đại gia đình các dân tộc 
 Việt Nam. 
II. Thiết bị, đồ dùng dạy học:
 - Lược đồ, tranh ảnh, bảng phụ.
 - Tài liệu.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học:
 1. Ổn định: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
 * Câu hỏi: Thuật lại cuộc KN Phùng Hưng ( 776-791).
 * Đáp án:
 - Năm 766 Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải khởi nghĩa ở Đường Lâm, được nhân dân ủng hộ.
 - Nghĩa quân bao vây Tống Bình. Phùng Hưng chiếm được thành, sắp xếp việc cai trị.
 - Phùng Hưng mất, con là Phùng An nối nghiệp. Năm 791, nhà Đường đem quân đàn áp, Phùng 
 An ra đầu hàng.
 3. Bài mới :
 Giới thiệu: Đến cuối thế kỷ II nhà Hán suy yếu ko thể kiểm soát các vùng đất phụ thuộc nhất là 
 đất xa ở Giao Châu, nhân dân huyện Tượng Lâm, huyện xa nhất của quận Nhật Nam đã lợi dụng 
 được cơ hội đó, nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán, lập ra nước Lâm ấp, sau đổi thành 
 Chăm Pa, nhân dân Chăm Pa vẫn khéo tay, cần cù đã xây dựng được quốc gia khá hùng mạnh. 
 Họ đã để lại cho đời sau nhiều thành quách, đền tháp và tượng rất độc đáo. Quan hệ giữa nhân 
 dân Chăm Pa với các cư dân khác ở Giao Châu rất mật thiết trong đời sống và tinh thần. Vậy 
 nước Chăm Pa hình thành ntn? Và phát triển ra saochúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1: Cá nhân (17’) 
- Trong 9 quận của Châu Giao nước ta bị nhà Hán chia ra mấy quận? 
GV: Quận xa nhất là Nhật Nam, huyện xa nhất là Tượng Lâm.
- Huyện Tượng Lâm thuộc địa bàn nào hiện nay?
- Là địa bàn sinh sống của bộ lạc nào? 
GV: Giới thiệu từ khi nhà Hán xâm lược ...
- Nhân dân Tượng Lâm đã giành độc lập trong hoàn cảnh nào? 
- Sau khi thành lập quốc gia Lâm ấp đã làm gì? 
- Bằng cách nào quốc gia Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ của mình? 
- Nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước Chăm-pa.
Hoạt động 2: Cá nhân (16’)
- Tình hình kinh tế của Chăm-pa như thế nào? 
- So sánh sự giống và khác nhau giữa nền kinh tế Chăm pa với cư dân Việt.
 - Những nét cơ bản trong văn hoá Chăm? 
 - So sánh với phong tục của người Việt. 
GV: Giải thích hoả táng. 
- Nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc của người Chăm. 
GV: Về kiến trúc của người chăm - chịu ảnh hưởng của VH Ấn.
- Giữa người chăm và cư dân Việt có mối quan hệ như thế nào? 
- 3 quận ® chỉ trên lược đồ. 
- HS đọc đoạn 1.
- Đèo Hải Vân ® Đèo Đại Lãnh. 
- HS : Trả lời theo SGK 
- HS đọc đoạn 2 
- HS trả lời theo SGK
- HS trả lời theo SGK
- Mở rộng lãnh thổ. 
- Quân đội thường trực 4 -5 vạn quân.
- Phương thức mở rộng: xâm lược. 
- Địa bàn :
+ Phương Bắc ® Hoành Sơn.
+ Nam: Phan Rang.
- Tận dụng lực lượng quân sự mạnh, cai trị lỏng lẻo của nhà Hán. 
- HS theo dõi SGK trả lời:
+ Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu, bò kéo cày. 
+ Ruộng bậc thang. 
- HS đọc đoạn 2.
- HS : Quan sát H52, 53 
® Nhận xét . 
- Ăn trầu, ở nhà sàn. 
- Rất phát triển. 
- Dẫn chứng ( Tr 69 ).
1. Nước Chăm pa độc lập ra đời:
- Nhà Hán chiếm đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào quận Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.
- Cuối thế ki II, nhân dân Tượng Lâm, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
- Các vua Lâm Ấp thường tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thỗ: Phía bắc đến Hoành Sơn – phía nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước là Cham-pa.
2. Tình hình kinh tế, văn hoá Chăm-pa từ TKII - TK X :
 a. Kinh tế: 
- Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu, bò kéo cày.
- Trồng lúa nước mỗi năm hai vụ, làm ruộng bậc thang ở sườn đồi núi.
- Biết trồng các loại cây ăn quả và các loại cây khác...
- Biết khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá...
- Buôn bán với các quận Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ.
 b. Văn hoá : 
- Chữ viết riêng ( Phạn ) 
- Tôn giáo: Đạo Bà la môn + Phật 
- Phong tục: Ăn trầu, hoả táng, ở nhà sàn. 
c. Kiến trúc điêu khắc : 
- Rất phát triển. 
Þ Giữa người Chăm và người Việt có quan hệ chặt chẽ, lâu đời. 
	4. Sơ kết bài học: (5’)
- Nước Chăm-pa được thành lập và phát triển như thế nào? 
 5. Dặn Dò: (1’)
 - Học bài + làm bài tập. 
 - Chuẩn bị ôn tập chương III. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 24.doc