Bài giảng Môn Giáo dục công dân 6 - Bài 5: Tôn trọng kỉ luật

Bài giảng Môn Giáo dục công dân 6 - Bài 5: Tôn trọng kỉ luật

1) Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tôn trọng kỷ và sự cần thiết phải tôn trọng kỷ luật.

2) Thái độ : Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về ý thức, thái độ tôn trọng kỷ luật.

 3) Kỹ năng : Biết rèn luyện tíh kỷ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.

II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

1) GV: - SGK và SGV GDCD 6. Bộ tranh GDCD 6

 - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập.

 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, một số câu chuyện thể hiện tính kỷ luật

2) HS : Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập

 

doc 3 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 3345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Môn Giáo dục công dân 6 - Bài 5: Tôn trọng kỉ luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI HỌC
Ngày Soạn
06
06
Bài 5:	TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tôn trọng kỷ ä và sự cần thiết phải tôn trọng kỷ luật.
2) Thái độ : Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về ý thức, thái độ tôn trọng kỷ luật.
 3) Kỹ năng : Biết rèn luyện tíh kỷ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1) GV:	 	- SGK và SGV GDCD 6. Bộ tranh GDCD 6
 - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập. 
 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, một số câu chuyện thể hiện tính kỷ luật
2) HS :	 	Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập
III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (5’)
Lễ độ là gì? ýù nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống.
Hãy nêu những biểu hiện lễ độ của bản thân em trong cuộc sống.
- Làm bài tập c SGK.
3) Giảng bài mới:
Giới thiệu bài học: (2’)
GV cho HS đọc nội qui nhà trường, cho HS liên hệ bản thân với việc thực hiện nội qui nhà trường – HS: Liên hệ bản thân 
GV: Nhận xét liên hệ bản thân của HS, giảng: 
Trong một trường học, 1 lớp học hay 1 tổ chức nào đó đều có những qui định chung. Nếu chúng ta không tuân theo những điều qui định đó sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn. Kỷ luật là vấn đề vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Vậy kỷ luật là gì? phải tôn trọng kỷ luật như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay.
GV: Ghi đầu bài lên bảng.
b) Giảng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
10’
6’
10’
10’
HĐ1: HDHS tìm hiểu truyện: Giữ luật lệ chung.
- HDHS đọc truyện và thảo luận theo các câu hỏi
? Bác Hồ đã tôn trọng kỷ luật như thế nào? 
? Việc thực hiện đúng qui định chung nói lên đức tính gì của Bác?
- Chốt lại ý đúng và nhấn mạnh:
Mặc dù là Chủ tịch nước, nhưng mọi cử chỉ của Bác Hồ đều thể hiện sự tôn trọng kỷ luật chung được đặt ra cho mọi công dân.
- Tiếp tục nêu câu hổi để Hs trao đổi:
? Em hãy nêu 1 số qui định, luật lệ chung trong nhà trường cũng như ngoài nhà trường.
? Em hiểu thế nào là kỷ luật?
? Thế nào là tôn trọng kỷ luật?
- Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng, chốt lại ý kiến đúng
* Kết luận: Ở đâu cũng có những qui định, luật lệ chung, đó là kỷ luật. Thực hiện đúng và tự giác những qui định chung ở mọi nơi, mọi lúc là tôn trọng kỷ luật.
HĐ2 : HS làn việc cá nhân
- Phát phiếu HT cho từng HS, yêu cầu 4 em làm trên 1 bảng.
PHIẾU HỌC TẬP
Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:
a. Chỉ có trong nhà trường mới có KL
b. KL làm cho con người gò bó, mất tự do.
c. Nhờ có KL, lợi ích của mọi người được đảm bảo.
d. Không có KL mọi việc vẫn tốt.
e. Tôn trọng KL chúng ta mới tiến bộ, trở nên người tốt.
g. Ở đâu có KL, ở đó có nề nếp
- Chốt lại ý đúng: c, e, g.
* Kết luận Nhờ sự tôn trọng Kỷ luật, cá nhân, tập thể và xã hội mới phát triển được. Vì vậy chúng ta phải tôn trọng KL.
HĐ3: HDHS tìm hiểu NDBH.
- HDHS nghiên cứu nội dung bài học 
? Bài học có mấy nội dung? Tóm rắt nội dung đó.
- Nhận xét, bổ sung, ghi bảng kiến thức cơ bản.
* Nhấn mạnh ý sau:
	- Tính lỷ luật được đặt trong 1 tổ chức, 1 tập thể như: gia đình, lớp học, nhà trường làng xóm. Cá nhân phải tuân theo những qui định mà tập thể đặt ra. Chúng ta tôn trọng kỷ luật thì tập thể sẽ có sức mạnh, kỷ cương, nề nếp.
	- Cao hơn kỷ luật là pháp luật: Tôn trọng kỷ luật là bước đầu có ý thức thực hiện pháp luật
? Hãy giải thích rõ sự hiểu biết của em về khẩu hiệu sau: “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”.
- Bổ sung ý HS trả lời
HĐ4: HDHS làm bài tập
Bài tập 1: 	SGK
Bài tập 2	Em hoặc bạn em đã thể hiện sự tôn trọng kỷ luật như thế nào? 
- Gọi 3 HS lên bảng
- Nhận xét, đánh giá bài, cho điểm
- Đọc diễn cảm truyện
- Thảo luận theo các câu hỏi.
1. Bác Hồ đã tôn trọng kỷ luật chung:
+ Bỏ dép trước khi vào chùa
+ Đi theo sự hướng dẫn của vị sư
+ Đến mỗi gian thờ và thắp hương
+ Qua ngã tư gặp đèn đổ, Bác bảo chú lái xe dừng lại.
2. Việc thực hiện đúng những qui định chung nói lên đức tính: Tôn trọng kỷ luật của Bác Hồ
* Qui định chung trong nhà trường:
Nội qui HS, điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh
* Qui định ngoài nhà trường:
Qui định ở nơi công cộng như: Công viên, vườn hoa, khu sinh hoạt văn hoá, rạp chiếu phim, những qui định về đi đường
- KL ;à những QĐ chung của tập thể của các tổ chức xã hội
- Tôn trọng KL là biết tự giác chấp hành những QĐ chung của tập thể của các tổ chức xã hội
- Làm bài trên phiếu HT
- Theo dõi bài, nhận xét bổ sung
- Nghiên cứu nội dung bài học 
- Trả lời câu hỏi
- Ghi nội dung bài học vào vở, nghe giảng
- Giải thích câu hỏi: Pháp luật là những điều qui định chung do nhà nước đặt ra, tất cả mọi người đều phải thực hiện.
- Làm việc cá nhân
Đáp án đúng: 
+ Đi học đúng giờ
+ Viết dơn xin phép nghỉ học 1 buổi
+ Đi xe đạp đến cổng trường, xuống xe rồi dắt vào sân trường.
- 3 em được gọi lên bảng làm bài tập, mối em làm 1 ý
+ Ở nhà:
+ Ở trường:
+ Ở nơi công cộng:
- Nhận xét, bổ sung
- KL là những QĐ chung của tập thể của các tổ chức xã hội
- Tôn trọng KL là biết tự giác chấp hành những QĐ chung của tập thể của các tổ chức xã hội.
- Tôn trọng Kl không những bảo vệ lợi ích của cộng đồng mà còn bảo vệ lợi ích của bản thân .
4) DẶN DÒ : 1’
- Học thuộc NDBH, làm bài tập b SGK, sưu tầm những câu tục ngữ, thành ngữ nói về KL
- Chuẩn bị bài: Biết ơn
IV) RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docCD6.T6.doc