Bài giảng Kiểm tra học kì II môn lịch sử: 6 thời gan: 45 phút

Bài giảng Kiểm tra học kì II môn lịch sử: 6 thời gan: 45 phút

I/ MỤC TIÊU TIẾT KIỂM TRA : Qua tiết kiểm tra hs cần đạt :

- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến phần lịch sử VN học ở lớp 6 (chủ yếu giai đoạn từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến thế kỉ X).(Diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc, các chính sách cai trị của các triều đại pk Phương Bắc đối với nhân dân ta và những biến đổi của tình hình kinh tế, xã hội VN.

 -Từ kết quả bài kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau.

 

doc 3 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1549Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kiểm tra học kì II môn lịch sử: 6 thời gan: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT NGHĨA ĐÀN 
Trường THCS Nghĩa Đức 
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn lịch sử: 6
Thời gan: 45 phút
I/ MỤC TIÊU TIẾT KIỂM TRA : Qua tiết kiểm tra hs cần đạt :
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến phần lịch sử VN học ở lớp 6 (chủ yếu giai đoạn từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến thế kỉ X).(Diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc, các chính sách cai trị của các triều đại pk Phương Bắc đối với nhân dân ta và những biến đổi của tình hình kinh tế, xã hội VN.
 -Từ kết quả bài kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau. 
- Thực hiên yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giaó Dục và Đào tạo.
- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết.
* Về kiến thức : Yêu cầu học sinh cần : 
- Giảỉ thích được nguyên nhân thắng lợi của cuộc k/n HBT
- Trình bày được những nét chính về nhà nước Âu Lạc.
- Ách đô hộ của nhà Đường
* Kĩ năng : 
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá sự kiện.
* Tư tưởng, thái độ, tình cảm :
Kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử.
II, HÌNH THỨC KIỂM TRA :
- Tự luận.
III , THIẾT LẬP MA TRẬN : 
TÊN CHƯƠNG, BÀI
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
CỘNG
Chủ đề 1: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
Truyền thống uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta
Câu 1.1
Điểm: 3
Câu1.2
điểm:1
1câu:4 điểm=40%
Chủ đề 2: Nhà nước Âu Lạc
Nêu được thời gian ra đời, tên người đứng đầu nhà nước, địa điểm đóng đô của nước Âu Lạc.
Câu 2
Điểm: 2
1câu: 2 điểm=20%
Chủ đề3: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII- IX
Khái quát được tình hình nước ta dưới thời thuộc Đường có nhiều thay đổi.
Nhận xét được chính sách cai trị của nhà Đường trên đất nước ta rất tàn bạo
Câu3.1
Điểm:3
Câu3.2
Điểm:1
1 câu:4 điểm=40%
Tổng số câu:
Tỉ lệ
Tổng số điểm
2(1.1, 2)
50%
5
1(3.1)
30%
3
1(3.2)
20%
2
Số câu: 3
100%
Số điểm:10
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
 Câu 1(4đ): Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng ở khắp nơi nói nên điều gì? 
Câu2(2đ): Nhà nước Âu Lạc ra đời vào thời gian nào? Đứng đầu là ai? Đóng đô ở đâu?
Câu 3( 4đ): Tại sao nói dưới ách đô hộ của nhà Đường đất nước ta có nhiều thay đổi? 
 Em có nhận xét gì về chính sách cai trị đó?
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Đáp án
Điểm
1
4đ
 2
 2đ
3
4đ
* Nguyên nhân:
- Nhà Hán giết Thi Sách là chồng bà Trưng Trắc. 
- Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng đã đứng lên khởi nghĩa.
* Diễn biến: 
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây)
- Được nhân dân khắp nơi ủng hộ nên đã làm chủ được Mê Linh, sau đó đánh vào thành Cổ Loa và thành Luy Lâu. 
- Tô Định bỏ trốn, quân Nam Hán bị đánh bại.
* Kết quả:
 - Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.
 *Ý nghĩa của việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng ở khắp nơi :
- Bà là người đã có công đánh đuổi giặc phương bắc
- Thể hiện truyền thống kính trọng và biết ơn đối với những người có công với đất nước.
- Nước Âu Lạc ra đời vào năm 207 TCN
- Đứng đầu nước Âu Lạc là An Dương Vương 
- Kinh đô đóng ở Phong Khê ( Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội)
- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.
- Các châu huyện do người Trung Quốc cai trị, dưới huyện là hương và xã vẫn do người Việt tự cai quản.
- Ở miền núi, các châu vẫn do các tù trưởng địa phương cai quản. Trụ sở của phủ đô hộ đặt ở Tống Bình (Hà Nội).
- Nhà Đường cho sửa các đường giao thông thuỷ, bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ tới các quận, huyện. Ở Tống Bình và một số quận huyện quan trọng, nhà Đường cho xây thành, đắp luỹ và tăng thêm số quân đồn trú 
- Nhà Đường đặt ra rất nhiều thứ thuế, bắt nhân dân ta phải cống nạp.
- Đến mùa vải, nhân dân An Nam phải thay nhau gánh vải sang Trung Quốc nộp cống. 
*Nhận xét: 
- Nhà Đường đã thi hành chính sách cai trị, vơ vét bóc lột của cải của nhân dân ta vô cùng tàn bạo.
- Gây căm phẫn trong nhân dân, nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,75
0,75
0,5đ
0,5đ
0,5đ
 0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe KTHK2 Su 6 co ma tran.doc