Bài dự thi - Tìm hiểu "Luật phòng, chống bạo lực gia đình" - Hồ Thanh Tâm

Bài dự thi - Tìm hiểu "Luật phòng, chống bạo lực gia đình" - Hồ Thanh Tâm

Câu 4: Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình được Luật quy định như thế nào?

 Trả lời: Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình được quy định tại điều 04 luật PCBLGĐ như sau:

 a/ Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng để chấm dứt ngay hành vi bạo lực.

 b/ Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

 c/ Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị, chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

 d/ Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của Pháp luật.

 Câu 5: Nạn nhân bạo lực gia đình có quyền và nghĩa vụ gì?

 Trả lời: Điều 05 Luật PCBLGĐ quy định quyền và nghĩa vụ của nạn nhân BLGĐ như sau:

 * Nạn nhân của bạo lực gia đình có quyền sau đây:

 - Yêu cầu cơ quan, tổ chức người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình.

 - Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo bệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình.

 - Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật.

 - Được bố trí nơi tạm lánh, được bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này.

 - Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

 * Nạn nhân của bạo lực gia đình có nghĩa vụ: Cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi - Tìm hiểu "Luật phòng, chống bạo lực gia đình" - Hồ Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI 
TÌM HIỂU “ LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH”
 Họ tên người dự thi: Hồ Thanh Tâm
 Địa chỉ: Trường THCS Ngô Quyền
 Số điện thoai: 0935865232.
	Câu 1: Bạn hãy cho biết luật phòng chống bạo lực gia đình được Quốc hội thông qua vào thời gian nào, có hiệu lực bao giờ; Luật có ý nghĩa trong cuộc sống?
	Trả lời: Luật phòng chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và được chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 05/12/2007, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008.
	Ý nghĩa: Luật phòng chống bạo lực gia đình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình, thể hiện rõ chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mọi công dân trong gia đình và xã hội; đồng thời tiếp tục khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện các điều ước Quốc tế về quyền con người mà nước ta là thành viên, góp phần quan trọng trong việc cũng cố và xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
 Câu 2: Bạo lực gia đình bao gồm những hành vi nào?
	Trả lời: Điều 2, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định các hành vi bạo lực gia đình bao gồm 09 hành vi chủ yếu sau:
 - Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng.
 - Lăng mạ, hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
 - Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.
 - Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong qun hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh chị em với nhau.
 - Cưỡng ép quan hệ tình dục.
 - Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ.
 - Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên trong gia đình.
 - Cưỡng ép thành viên trong gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính qua khả năng của họ, kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
 - Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Các hành vi trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ chồng đã ly hôn hoặc nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
	Câu 3: TRách nhiệm của cá nhân và gia đình trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào?
	Trả lời: 
	* Điều 31 Luật phòng, chống bạo lưc gia đình quy định trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
 - Thực hiện quy định của Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; Luật hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; luật phòng chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
 - Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. 
	* Điều 32 Luật phòng, chống BLGĐ quy định trách nhiệm của gia đình trong phòng chống BLGĐ như sau:
 - Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình , bình đẳng giới; Phòng chống ma túy, mạo dâm và các tệ nạn khác. 
 - Hoàn giải mâu thuẫn hoặc tranh chấp các thành viên gia đình, can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình để chấm dứt hành vi bạo lực gia đình; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.
 - Thực hiện các biện pháp khác về phòng chống bạo lực gia đình.
	Câu 4: Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình được Luật quy định như thế nào?
	Trả lời: Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình được quy định tại điều 04 luật PCBLGĐ như sau:
 a/ Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng để chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
 b/ Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
 c/ Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị, chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
 d/ Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của Pháp luật.
	Câu 5: Nạn nhân bạo lực gia đình có quyền và nghĩa vụ gì?
	Trả lời: Điều 05 Luật PCBLGĐ quy định quyền và nghĩa vụ của nạn nhân BLGĐ như sau:
	* Nạn nhân của bạo lực gia đình có quyền sau đây:
 - Yêu cầu cơ quan, tổ chức người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình.
 - Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo bệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình.
 - Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật.
 - Được bố trí nơi tạm lánh, được bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này.
 - Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
	* Nạn nhân của bạo lực gia đình có nghĩa vụ: Cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
	Câu 6: Việc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
	 Trả lời: Điều 12 Luật PCBLGĐ quy định nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình như sau: 
 1/ Kịp thời, chủ động, kiên trì.
 2/ Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tuch tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
 3/ Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hòa giải của các bên.
 4/ Khách quan, công minh, có lý có tình.
 5/ Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên.
 6/ Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của ngời khác không xâm phạm lợi ích của Nhà Nước, lợi ích cộng đồng.
 7/ Không hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình quy định tại Điều 14 và Điều 15 của luật này trong những trường hợp sau đây: 
 - Vụ việc thuộc tội phạm hình sự, trừ trường hợp người bị hại yêu cầu không xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.
 - Vụ việc thuộc hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính.
	Câu 7: Việc PCBLGĐ được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
	Trả lời: Điều 3 Luật PCBLGĐ quy đinh nguyên tắc phòng, chống BLGĐ như sau:
 - Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp PCBLGĐ lấy phòng ngừa là chính, chú trong công tác tuyên tuyền giáo dục về gia đình, tư vấn hoà giải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
 - Hành vi bạo lực gia đình được pháp hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định pháp luật.
 - Nạn nhân của bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật, phụ nữ.
 - Pháp huy vai trò trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.
	 Câu 8: Bạn hãy cho biết hậu quả của bạo lực gia đình dối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?
	Trả lời: BLGĐ đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng, trước hết là vi phạm quyền con người, gây tổn hại cho sức khỏe, lòng tự trọng, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đe dọa đến an ninh, chất lượng cuộc sống của nạn nhân và mỗi gia đình, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Nó làm tổn hại đến gia đình, gây nhức nhối trong xã hội. Những hậu quả của BLGĐ biểu hiện cụ thể như sau:
 - Hao tốn tiền bạc vào việc chữa trị và phục hồi sức khỏe cho nạn nhân.
 - Làm băng hoại các mối quan hệ giữa cha me, con cái, vợ chồng.
 - Giảm khả năng lao động của nạn nhân.
 - Làm giảm thu nhập của gia đình, xã hội, giảm mức sống cho các thành viên trong gia đình.
 - Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con cái.
 - Gây áp lực lên hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe.
 - Tiêu tốn nguồn lực cho các hoạt động can thiệp như Công an, Tòa án, hỗ trợ xã hội pháp lý, các dịch vụ bảo vệ nạn nân xử lý tội phạm.
`	Câu 9: Theo bạn để phòng, chống BLGĐ một cách hiệu quả nhất, mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức cần phải làm gì?
	* Trách nhiệm của cá nhân:
 - Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về PCBLGĐ, gia đình và hôn nhân, bình đẳng giới. phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
 - Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
	* Trách nhiệm của gia đình:
 - Giáo dục nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống BLGĐ, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng chống ma túy, mại dâm, và tệ nạn xã hội khác.
 - Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.
 - Phối hợp vơi cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư, trong phòng chống bạo lực gia đình.
 - Thực hiện các biện pháp khác về phòng bạo lực gia đình theo quy định của Luật này.
	*Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đoàn thể:
 - Tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo luật gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác; tham gia phòng, chống bạo luật gia đình, chăm sóc, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bạo luật gia đình.
 -Tham gia giám sát về thực hiện pháp luật về phòng, chống BLGĐ.
	(Ngoài ra, mỗi cơ quan, tổ chức, đoàn thể căn cứ vào hức năng, nhiệm vụ của mình còn có trách nhiệm khác mang tính đặc thù để triển khai, thực hiện luật PCBLGĐ).
	Câu 10: Bạn hãy lựa chọn 1 trong 2 câu hỏi sau:
	a/ Bạn hãy viết về gương một gia đình văn hóa biểu biểu ở địa phương bạn đang sinh sống (không quá 1000 từ).
	b/ Bạn hãy thuật lại một vụ bạo lực gia đình mà bạn biết (hoặc một tình huống BLGĐ) và vận dụng lực Phòng, chống BLGĐ, Luật Bình đẳng giới và các văn bản có liên quan để đưa ra cách giải quyết tốt nhất (không quá 1000 từ).

Tài liệu đính kèm:

  • docTim hieu Luat Phong chong baoluc gia dinh.doc