Bài dự thi Tìm hiểu Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không (12/1972-12/2012)

Bài dự thi Tìm hiểu Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không (12/1972-12/2012)

Câu 1. Bạn hãy cho biết bối cảnh tình hình diễn ra cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B52 của đế quốc Mỹ vào miền Bắc nước ta cuối tháng 12 năm 1972?

Câu 2. Câu nói “Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền, dù chúng có B57, B52 hay “Bê” gì đi nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh. Mà đánh là nhất định thắng” được Bác hồ nói ở đâu? Trong hoàn cảnh nào? Bạn cho biết ý nghĩa của câu nói đó?

Câu 3. Bạn hãy cho biết diễn biến, kết quả và nguyên nhân dẫn đến chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” của quân và dân ta cuối năm 1972?

Câu 4. Bạn hãy cho biết ý nghĩa chiến thắng “Hà Nội- Điên Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972?

Câu 5. Thế hệ trẻ hôm nay phải làm gì để giữ vững và phát huy tinh thần chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa?

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1084Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi Tìm hiểu Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không (12/1972-12/2012)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU “HÀ NỘI – ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”
(12/1972 - 12/2012)
Họ và tên: Quàng Văn Nghị
 Ngày sinh: 15 - 3 – 1988
 Địa chỉ: Trường PTDT bán trú THCS Sam Kha
 Nghề nghiệp: Giáo viên
 Số điện thoại: 0985455217
CÂU HỎI
Câu 1. Bạn hãy cho biết bối cảnh tình hình diễn ra cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B52 của đế quốc Mỹ vào miền Bắc nước ta cuối tháng 12 năm 1972?
Câu 2. Câu nói “Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền, dù chúng có B57, B52 hay “Bê” gì đi nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh. Mà đánh là nhất định thắng” được Bác hồ nói ở đâu? Trong hoàn cảnh nào? Bạn cho biết ý nghĩa của câu nói đó? 
Câu 3. Bạn hãy cho biết diễn biến, kết quả và nguyên nhân dẫn đến chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” của quân và dân ta cuối năm 1972?
Câu 4. Bạn hãy cho biết ý nghĩa chiến thắng “Hà Nội- Điên Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972?
Câu 5. Thế hệ trẻ hôm nay phải làm gì để giữ vững và phát huy tinh thần chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa?
 BÀI LÀM
Câu 1
 Vào tháng 10 - 1972 lẽ ra giữa ta và Mỹ đã đi tới một Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam như đã thỏa thuận, nhưng phía Mỹ đã bội ước, đưa máy bay chiến lược B52 đến ném bom vào Hà Nội và Hải Phòng. Nhưng mưu đồ của Tổng thống Ních-xơn và tập đoàn hiếu chiến Mỹ là dùng sức mạnh của B52, một con át chủ bài cuối cùng, để ép ta trên bàn đàm phán, hòng buộc ta phải chấp nhận những điều kiện áp đặt của họ.
 Nhưng, cuộc tập kích chiến lược ồ ạt và tàn bạo bằng B52 của Mỹ đã thất bại nhục nhã. Trên 80 máy bay Mỹ bị bắn rơi, trong đó có hơn 30 chiếc là B52, cùng nhiều phi công Mỹ bị bắt. Bị tổn thất quá nhiều về máy bay chiến lược, không ép được ta bằng thế mạnh, lại bị nhân dân trong nước Mỹ và trên thế giới phản đối kịch liệt, Ních-xơn đã phải ra lệnh chấm dứt không điều kiện cuộc tập kích, phải chịu thua trên bầu trời Hà Nội, để rồi sau đó buộc phải chấp nhận thêm cuộc thua trên bàn đàm phán ở Pa-ri.
 Hiệp định Pa-ri đã được ký vào ngày 27 - 1 - 1973, Mỹ cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cam kết sẽ không dính líu về quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam, cam kết rút hết quân Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ về nước..."Mỹ cút" tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho nhân dân ta tiến lên đánh cho "ngụy nhào". Miền Nam nước ta được hoàn toàn giải phóng, đất nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất, kết thúc trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
 Trước những thất bại ngày càng to lớn về quân sự và chính trị ở cả hai miền Nam – Bắc, sự chia rẽ ngày càng sâu sắc trong nội bộ nước Mỹ, tại cuộc đàm phán ở Hội nghị Paris, ngày 22 - 10 - 1972, đế quốc Mỹ đã buộc phải thỏa thuận với ta về bản “ Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” vào ngày 27/01/1973. Nhưng với bản chất ngoan cố, xảo quyệt, ngay sau đó chúng đã lật lọng, tráo trở. Trì hoãn việc ký hiệp định, đồng thời ráo riết chuẩn bị tiến hành những hành động phiêu lưu quân sự mới. 
 Ngày 17 - 12, Ních xơn chính thức ra lệnh mở cuộc tiến công bằng không quân vào Hà Nội và Hải Phòng.
Câu 2
 Câu nói “Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền, dù chúng có B57, B52 hay “Bê” gì đi nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh. Mà đánh là nhất định thắng” được Bác hồ nói:
 - Nhân ngày 19 - 7 - 1965, Bác đến thăm Quân chủng Phòng không – Không quân (PKKQ), tại Trung đoàn 234( Đoàn pháo cao xạ Tam Đảo), Câu nói này là lời tiên tri của Bác có ý nghĩa hết sức to lớn, làm cơ sở để cho chúng ta chuẩn bị tốt về con người và vũ khí trang bị kỹ thuật chủ động đối phó với các cuộc tiến công của địch bằng đường không, đồng thời khơi dậy ý chí chiến đấu và quyết tâm đánh giặc Mỹ xâm lược của quân và dân ta trong mọi tình huống.
 - Câu nói này có ý nghĩa: Khẳng định quyết tâm chiến đấu đến cùng của quân và dân ta đối với hành động xâm lấn cuả đế quốc Mĩ, đồng thời kêu gọi và động viên đồng bào chung sức, chung lòng đánh cho kì thắng. Theo đó, đây cũng là câu động viên của Bác đối với lực lượng phòng không không quân - 1 lực lượng chủ chốt trong cuộc đấu tranh chống lại các cuộc tập kích bằng máy bay của Mĩ.
Câu 3:
 Những diễn biến chính, kết quả và nguyên nhân dẫn đến chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” của quân và dân ta cuối năm 1972:
 * Diễn biến:
 - Đêm 18 - 12 - 1972, Mỹ huy động 90 lần chiếc B-52 ném 3 đợt bom xuống Thủ đô Hà Nội. Xen kẽ các đợt đánh phá của B-52 có 8 lần chiếc F 111 và 127 lần chiếc máy bay cường kích, bắn phá các khu vực nội, ngoại thành. Trong đêm đầu tiên Mỹ đã ném khoảng 6600 quả bom xuống 135 địa điểm thuộc Thủ đô Hà Nội, 85 khu vực dân cư bị trúng bom làm chết 300 người.
 - Vào lúc 19 giờ ngày 20 đến sáng 21- 12 - 1972, địch huy động 78 lần chiếc B-52 ném bom Hà Nội và hơn hơn 100 lần chiếc máy bay cường kích các loại vào đánh phá nội, ngoại thành thủ đô Hà Nội, 85 khu vực dân cư bị trúng bom làm chết 300 người. Đêm 20 rạng ngày 21-12 bộ đội tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội đã thực hiện trận đánh xuất sắc, chỉ 35 quả đạn bắn rơi 7 chiếc B52, có 5 chiếc rơi tại chỗ. Các chiến sĩ tự vệ nhà máy Liên Cơ Hà Nội bằng 19 viên đạn 14,5 ly ngay loạt đạn đầu đã bắn rơi 1 máy bay F111 “cánh cụp cánh xòe” của Mỹ.
 - Vào lúc 2 giờ 38 phút sáng 22-12 - 1972, bộ đội ta đã phát hiện chính xác các tốp B-52 và máy bay chiến thuật Mỹ ở hướng Tây Nam.
 - Ngày 24 – 12 - 1972, địch huy động 44 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá khu vực Thái Nguyên ( Cao Ngạn và dọc đường số 1), Sen Hồ, Việt Yên (Hà Bắc). Quân và dân miền Bắc chiến đấu anh dũng đã bắn rơi 5 chiếc máy bay, trong đó có 1 B-52, 2 F4, 2 A7.
 - Từ 22 giờ 05 phút ngày 26 - 12, địch sử dụng 105 lần chiếc B-52 và 110 lần chiếc máy bay chiến thuật hộ tống đánh ồ ạt liên tục vào nhiều mục tiêu trên 3 khu vực Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên ( Mỹ tập trung 66 lần chiếc B-52 vào đánh phá Hà Nội, 21 lần chiếc B-52 đánh Thái Nguyên và 18 lần chiếc B-52 đánh Hải Phòng). Trong trận này ta bắn rơi 8 máy bay B-52, riêng Hà Nội bắn rơi 5 chiếc, có 4 chiếc rơi tại chỗ và 10 máy bay chiến thuật khác. Đây là trận đánh then chốt quyết định bắn rơi nhiều máy bay chiến lược B-52 nhất trong 9 ngày.
 - Sáng ngày 27 - 12 - 1972, địch điên cuồng cho 100 lần chiếc máy bay chiến thuật chia làm 3 đợt đánh phá dữ dội vào các khu vực nội, ngoại thành Hà Nội. Trong ngày và đêm quân dân miền Bắc đã bắn rơi 14 máy bay trong đó có 5 B-52 (2 B-52 rơi tại chỗ), 5 F4, 2 A7, 1 A6, 1 máy bay lên thẳng HH-53 đến cứu giặc lái.
 - Từ 10 giờ đến 17 giờ ngày 28 - 12 - 1972, địch huy động 131 lần chiếc máy bay chiến thuật các loại đánh vào trận địa của bộ đội Phòng không – Không quân ở khu vực nội, ngoại thành. Trận đánh ngày và đêm 28-12, quân và dân ta bắn rơi 3 máy bay Mỹ. Trong đó có 2 B52, 1 RA-5C.
 - Vào 23 giờ 16 phút ngày 30 - 12 - 1972, địch huy động 60 lần chiếc B-52 đánh vào 3 khu vực, 30 B-52 đánh vào khu gang thép Thái Nguyên và khu Trại Cau, 18 B-52 đánh vào khu vực Đồng Mỏ ( Lạng Sơn), 12 B-52 đánh Kim Anh (Vĩnh Phú). Ta bắn rơi 2 máy bay, trong đó tiểu đoàn tên lửa bảo vệ Hà Nội chiến đấu anh dũng bắn rơi 1 máy bay B-52, 1 máy bay F4, đây là trận đánh kết thúc chiến dịch 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” bảo vệ thủ đô Hà Nội cuối tháng Chạp năm 1972.
 - Đến 7 giờ sáng ngày 30 - 12 - 1972, Níchxơn buộc phải ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và họp lại Hội nghị Paris về Việt Nam.
 * Kết quả:
 Cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng kéo dài 12 ngày đêm đã bị thất bại hoàn toàn. Trong 12 ngày đêm “Điên Biên Phủ trên không” quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B52, 5 máy bay F 111 và 42 máy bay chiến thuật khác.
 * Nguyên nhân thắng lợi:
 - Có sự chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt là ta đã nhận định rõ âm mưu của đế quốc Mỹ nên đã có sự chủ động về lực lượng và phương tiện.
 - Ta có đường lối nghệ thuật quân sự đúng đắn, thực hiện tốt đường lối chiến tranh nhân dân, tạo nên mạng lưới phòng không dày đặc đánh bại các cuộc tiến công của địch.
 - Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, chiến đấu mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên cường; ý chí quyết tâm dám đánh, biết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.
 - Ta luôn nhận được sự giúp đỡ to lớn về vật chất, tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô.
Câu 4
 Chiến thắng “Hà Nội- Điên Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972 có ý nghĩa vô cùng to lớn đối dân tộc ta và cả ý nghĩa với thời đại:
 *Ý nghĩa lịch sử:
 - Chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” là 1 trong những chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX. Với ý chí kiên cường của dân tộc, thấm sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, quân và dân ta viết tiếp những trang sử vàng chiến công chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
 - “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” là chiến thắng của sức mạnh chính trị, tinh thần toàn dân tộc, là ý chí quyết tâm dám đánh, biết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.
 - Chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân, của thế trận phòng không nhân dân” sự kế thừa và phát triển nền nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại mới, của ý chí thông minh và lòng dũng cảm của dân tộc ta chống tập kích đường không quy mô lớn của kẻ thù với vũ khí trang bị hiện đại.
 - Chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi của nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng không nhân dân, phòng tránh đánh trả cuộc tập kích đường không của đế quốc Mỹ.
 - Chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” góp phần đánh cho Mỹ cút, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lịch sử làm tiền đề để đi đến thắng lợi trọn vẹn của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước năm 1975.
 * Ý nghĩa đối với thời đại: 
 - Chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” là chiến thắng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc được thôi thúc bởi “không có gì quý hơn độc lập tự do” của cả dân tộc, sự cổ vũ những chiến công to lớn của quân và dân miền Nam đánh bại sức mạnh quân sự của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ.
 - “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” là đòn đánh lịch sử, mở đường cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới ở Việt Nam; góp phần tăng thêm sức mạnh và thế tiến công cho phong trào cách mạng thế giới vào chủ nghĩa đế quốc; đem lại lòng tin cho hàng triệu người trên trái đất đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
 - Chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” đã chứng minh sức sống của học thuyết Mác – Lê nin về chiến tranh và cách mạng trong thời đại ngày nay và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam.
 - Cùng với kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” đã để lại “Hội chứng Việt Nam”, vết thương lòng nước Mỹ không dễ gì xóa được.
 Câu 5
 Để giữ vững và phát huy tinh thần chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thế hệ trẻ hôm nay cần phải: tự xác định cho mình những công việc sau:
 Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chế độ, sẵn sàng đi đến những vùng biển đảo hay biên giới xa xôi để làm nhiệm vụ mỗi khi tổ quốc cần. Luôn có ý thức tôn trọng hòa bình đến cùng nhưng khi có chiến tranh thì sẵn sàng chiến đấu, hi sinh với tinh thần: "Quyết tử, cho tổ quốc quyết sinh!". Ra sức học tập và rèn luyện, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp để trở thành những công dân có ích cho đất nước. Trong học tập và làm việc phải luôn tìm tòi, học hỏi đế có những phương pháp, công cụ,... mới mẻ, đơn giản, chi phí thấp mà hiệu quả cao.
 Phải biết kế tục tính bền bỉ, đoàn kêt, kỷ luật trong những công việc chung, chúng ta phải nhớ: Tinh thần Điện Biên Phủ trước hết là tinh thần yêu nước, "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", không cam chịu làm nô lệ, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, quyết chiến, quyết thắng, kết hợp tinh thần dũng cảm kiên cường với trí thông minh, sáng tạo, nỗ lực phi thường để khắc phục khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, làm được những việc tưởng chừng không thể làm nổi, tạo nên bước tiến vượt bậc về khả năng và sức mạnh chiến đấu để đánh bại kẻ thù 
 Sức mạnh làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, sức mạnh của toàn dân, của cả nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, chúng ta đã động viên được sức mạnh của toàn quân, toàn dân, từ tiền tuyến đến hậu phương vào trận quyết chiến Điện Biên Phủ. Ngày nay, sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vẫn là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, của toàn dân. Chúng ta phải luôn coi trọng nêu cao tinh thần dân tộc, quán triệt sâu sắc nghị quyết của Đảng về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. 
 Ngày nay, sự lãnh đạo của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên vẫn là nhân tố quan trọng, quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta có một đội ngũ cán bộ đảng viên kế tiếp xứng đáng, có phẩm chất và năng lực, năng động, sáng tạo, làm hạt nhân lãnh đạo trong các cấp, các ngành, đưa công cuộc đổi mới tiến lên đạt những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, điều mà toàn Đảng, toàn dân quan tâm và lo ngại là bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, đạo đức, tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng, đang làm giảm uy tín và sức mạnh lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đồng tâm, nhất trí, tìm ra nguyên nhân yếu kém và biện pháp có hiệu lực, thực hiện bằng được nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, làm cho đội ngũ đảng viên thực sự hết lòng vì nước, vì dân, tiếp tục nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu trong nhiệm vụ cách mạng mới, như đã từng tiên phong gương mẫu trong chiến đấu. 
Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ đã làm cho ba tiếng "Điện Biên Phủ" trở thành biểu tượng của sức mạnh Việt Nam. Tinh thần Điện Biên Phủ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.
 Những thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta ở thế kỷ XX mà Điện Biên Phủ là một mốc son chói lọi, cùng với những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đã tạo ra thế và lực cho đất nước hôm nay, để nhân dân ta ngẩng cao đầu, vững bước đi tới tương lai. Lớp lớp thế hệ người Việt Nam đã chiến đấu, hy sinh xương máu của mình để có được độc lập tự do và hoà bình thực sự. Tinh thần Điện Biên Phủ, khí thế Điện Biên Phủ đã từng tiếp nối và nhân lên sức mạnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Thế hệ chúng ta tiếp tục bước vào cuộc chiến đấu mới với ý chí quyết thắng mới: đẩy lùi nghèo đói, chấn hưng đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, “sánh vai cùng các nước trên thế giới trong nhịp bước khẩn trương của thời đại”. Khí thế hào hùng, tinh thần Điện Biện Phủ vẫn là nguồn động lực to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Đây cũng là nhân tố quyết định đưa sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc tiến lên đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
 Sam Kha, Ngày 15 tháng 11 năm 2012 
 Người dự thi
 Quàng Văn Nghị

Tài liệu đính kèm:

  • docBai du thi.doc