Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 60: Động từ

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 60: Động từ

I. MỤC TIÊU.

Giúp học sinh:

1. Kiến thức: - Khái niệm động từ và các loại động từ.

2. Kĩ năng: - Nhận biết động từ trong câu.

3. Thái độ: - Biết sử dụng động từ để đặt câu.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

III. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng.

- Phương tiện: SGK, Giáo án, Bảng phụ.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.

 

doc 6 trang Người đăng vanady Lượt xem 15508Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 60: Động từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.......................
Lớp 6B	Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số:	Vắng:
Tiết 60:
Động từ
I. Mục tiêu.
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: - Khái niệm động từ và các loại động từ.
2. Kĩ năng: - Nhận biết động từ trong câu.
3. Thái độ: - Biết sử dụng động từ để đặt câu.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng.
- Phương tiện: SGK, Giáo án, Bảng phụ.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra.
Chỉ từ là gì? Đoạn thơ sau có bao nhiêu chỉ từ?
 “Cô kia đi đằng ấy với ai,
Trồng dưa, dưa héo, trồng khoai khoai hà,
 Cô kia đi đằng này với ta,
Trồng khoai khoai tốt, trồng cà cà sai.”
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 - Đặc điểm của động từ.
I. Đặc điểm của động từ.
- Cho HS theo dõi ví dụ ở mục I.1. (SGK, tr. 145).
- Bằng hiểu biết của em về động từ đã học ở bậc Tiểu học, em hãy tìm động từ có trong các câu văn đó?
- Những động từ chúng ta vừa tìm được có ý nghĩa gì?
- Hãy nêu khả năng kết hợp của động từ? So sánh với danh từ.
- Những động từ chúng ta vừa tìm được có khả năng kết hợp được với những từ nào đứng trước nó?
- Qua ví dụ vừa tìm hiểu, em hãy rút ra kết luận về khả năng kết hợp của động từ?
- Tìm một động từ, đặt câu với động từ đó?
- Phân tích thành phần câu?
- Động từ giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
- Có khi nào động từ giữ chức vụ chủ ngữ không? Cho ví dụ?
- Nhận xét về khả năng kết hợp của động từ khi làm chủ ngữ?
- Cần ghi nhớ điều gì về đặc điểm của động từ?
- Theo dõi mục I.1.
- Hình dung kiến thức.
- Tìm động ừ trong các ví dụ đã cho.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Theo dõi, trả lời.
- Kết luận.
- Tìm, đặt câu.
- Phân tích.
- Trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, nhận xét.
- Phát biểu.
1. Ví dụ: (SGK, tr. 145).
* Nhận xét: Các động từ có trong các câu văn đó:
a. đi, đến, ra, hỏi.
b. lấy, làm, lễ.
c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề.
=> Các động từ trên chủ yếu chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
* So sánh danh từ với động từ:
- Những từ đứng trước động từ thường là những từ đã, hãy, đừng, chớ... trong khi đứng trước danh từ là những số từ, lượng từ.
- Khi làm vị ngữ động từ không đòi hỏi điều kiện gì trong khi đó danh từ muốn làm vị ngữ phải kèm từ “là”.
- Chức vụ điển hình của động từ trong câu là làm vị ngữ.
- Khi động từ làm chủ ngữ thì sẽ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang...
2. Ghi nhớ: 
(SGK, tr. 146).
* Hoạt động 2 – Các loại động từ chính.
II. Các loại động từ chính.
- Cho HS đọc và tìm hiểu mục II.1 và làm theo yêu cầu.
- Đọc, hiểu và làm theo yêu cầu.
1. Xếp các động từ vào Bảng phân loại.
Thường đòi hỏi các ĐT khác đi kèm ở phía sau
Không đòi hỏi các ĐT khác đi kèm ở phía sau
Trả lời câu hỏi Làm gì?
toan, định, đừng
chạy, cười, đứng, hỏi, đọc, ngồi, yêu, ghét
- Trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?
dám
buồn, vui, nhức, nứt, gãy, đau
- Từ kết quả trên, chúng ta phân động từ thành mấy loại lớn?
2. Ghi nhớ: 
(SGK, tr. 146).
* Hoạt động 3 – Luyện tập.
III. Luyện tập.
- Hướng dẫn HS làm các Bài tập phần Luyện tập.
- Làm theo hướng dẫn.
1. Bài tập 1:
a. Các động từ:
có, khoe, may, đem, ra, mặc, đứng, hóng, đợi, thấy, hỏi, tức, tức tối, chạy, giơ, bảo.
b. Phân loại:
- Động từ chỉ tình thái: có (thấy).
- Động từ chỉ hành động, trạng thái: các động từ còn lại.
2. Bài tập 2: Đọc truyện vui: Thói quen dùng từ, giải thích nguyên nhân gây cười.
Truyện buồn cười chính là ở chỗ thói quen dùng từ của anh chàng kep kiệt. Anh ta keo kiệt đến mức kiêng dùng cả những từ như đưa, cho, chỉ thích dùng chững từ như cầm, lấy đây chính là thói quen dùng các động từ.
3. Củng cố.
- Giáo viên hệ thống lại bài học.
4. Dặn dò.
- Học bài, thuộc Ghi nhớ và hoàn thiện bài tập.
- Soạn bài Cụm động từ.
-------------------------------------
Ngày soạn:.......................
Lớp 6B	Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số:	Vắng:
Tiết 61:
Cụm động từ
I. Mục tiêu.
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm của cụm động từ.
2. Kĩ năng: - Sử dụng cụm động từ.
3. Thái độ: - Vận dụng cụm động từ khi nói, viết.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng.
- Phương tiện: SGK, Giáo án, Bảng phụ.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra.
Vẽ mô hình phân loại ĐT
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 – Cụm động từ là gì?
I. Cụm động từ là gì?
- Cho học sinh đọc và tìm hiểu ví dụ trong SGK.
- Các từ in đậm trong ví dụ trên bổ sung ý nghĩa cho động từ nào?
* GV: Tổ hợp từ bao gồm động từ và một số từ ngữ phụ thuộc đi kèm được gọi là cụm động từ.
- Thử lược bỏ từ ngữ in đậm rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng?
- Qua ví dụ trên, em rút ra kết luận gì?
- Tìm một cụm động từ, đặt câu với cụm động từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động của cụm động từ trong câu so với động từ?
- Thế nào là cụm động từ, cụm động từ có đặc điểm gì?
- Đọc và tìm hiểu ví dụ.
- Trả lời.
- Lược bỏ, nhận xét.
- Kết luận.
- Tìm và đặt câu.
- Suy nghĩ, trả lời.
1. Ví dụ: (SGK, tr. 147)
- Đã, nhiều nơi, bổ sung ý nghĩa cho đi.
- Cũng, những câu đố oái oăm bổ sung ý nghĩa cho ra.
- Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm thì chỉ còn lại động từ. Các sắc thái ý nghĩa về thời gian, địa điểm, đối tượng... mà chúng bổ sung cho động từ không còn nữa.
- Cụm động từ hoạt động trong câu như động từ.
2. Ghi nhớ: 
(SGK, tr. 148).
* Hoạt động 2 – Cấu tạo cụm động từ.
II. Cấu tạo cụm động từ.
1. Mô hình cấu tạo cụm động từ.
- Qua ví dụ vừa tìm hiểu, em thấy cụm động từ gồm mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?
- Dựa vào vị trí các bộ phận, em hãy vẽ mô hình của cụm động từ?
- Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau động từ? 
Phụ trước
Phần trung tâm
Phụ sau
đã
cũng
đã, sẽ, đang, chưa, chẳng, vẫn, hãy, chớ, đừng
đi,
ra
nhiều nơi 
những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
rồi, được, ngay
- Cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho động từ trung tâm những ý nghĩa gì?
- Suy nghĩ, phát biểu
2. Ghi nhớ:
(SGK, tr. 148).
* Hoạt động 3 – Luyện tập.
III. Luyện tập.
- Gọi HS làm Bài tập 1.
- Lên bảng làm Bài tập 1.
1. Bài tập 1. Tìm các cụm động từ có trong những câu sau:
a. còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
 PT TT PS
b. yêu thương Mị Nương hết mực.
 TT PS
muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
 PT TT PS
 c. Đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
- để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
- đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
- Kẻ bảng phụ vẽ mô hình cụm động từ.
- Cho HS làm theo yêu cầu bài tập.
- Làm theo yêu cầu.
2. Bài tập 2.
Vẽ mô hình các cụm động từ ở Bài tập 1.
Phần phụ trước
Trung tâm
Phần phụ sau
còn
đang
đùa
nghịch
ở sau nhà.
muốn
kén
cho con một người chồng thật xứng đáng.
đành
để
tìm
có
đi
hỏi
cách giữ sứ thần ở nơi công quán...
thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
ý kiến em bé thông minh nọ.
- Hướng dẫn HS làm Bài tập 3. 
- Làm Bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
3. Bài tập 3. Nêu ý nghĩa của phụ ngữ:
- Chưa, không: biểu thị ý nghĩa phủ định.
- Chưa: biểu thị ý nghĩa phủ định tính kịp thời, linh hoạt, nhanh nhạy.
- Không: biểu thị ý phủ định khả năng.
- Việc dùng phụ ngữ khẳng định sự thông minh, nhanh nhạy của chú bé.
3. Củng cố.
	- Giáo viên hệ thống lại bài học.
	4. Dặn dò.
	- Học bài, thuộc ghi nhớ, hoàn thiện bài tập.
	- Soạn bài Mẹ hiền dạy con.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 60 - 61.doc