Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 92: Luyện tập lập luận chứng minh - Nguyễn Thị Nguyệt - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 92: Luyện tập lập luận chứng minh - Nguyễn Thị Nguyệt - Năm học 2006-2007

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Củng cố những kiến thức về cách làm bài văn lập luận chứng minh.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.

3. Thái độ: - Có ý thức rèn luyện kỹ năng làm bài văn chứng minh, chuẩn bị cho bài viết số 5.

II. CHUẨN BỊ :

- Thầy : Soạn bài, bảng phụ phiếu học tập.

- Trò : Chuẩn bị bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

 HOẠT ĐỘNG 1. Kiểm tra:

 ? Nêu các bước làm một bài văn chứng minh.

HOẠT ĐỘNG 2: Giới tthiệu bài

 Để giúp các em nắm chắc và biết cách làm một bài văn chứng minh, tiết học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập các bước làm một bài văn chứng minh.

 HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 92: Luyện tập lập luận chứng minh - Nguyễn Thị Nguyệt - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/2/2007 Tiết: 92
Ngày dạy: 23/2/2007 Luyện tập lập luận chứng minh
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.
3. Thái độ: - Có ý thức rèn luyện kỹ năng làm bài văn chứng minh, chuẩn bị cho bài viết số 5.
II. Chuẩn bị :
- Thầy : Soạn bài, bảng phụ phiếu học tập.
- Trò : Chuẩn bị bài.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
 Hoạt động 1. Kiểm tra: 
	? Nêu các bước làm một bài văn chứng minh.
Hoạt động 2: Giới tthiệu bài
	Để giúp các em nắm chắc và biết cách làm một bài văn chứng minh, tiết học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập các bước làm một bài văn chứng minh.
 Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của GV
H.Đ của HS
Nội dung cần đạt
- Gọi H/S đọc đề bài.
? Hãy xác định yêu cầu cần chứng minh.
? Yêu cầu của lập luận chứng minh ở đây là gì?
? Em hiểu '' ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' và '' Uống nước nhớ nguồn'' là gì?
? Em hãy diễn giải rõ đạo lý " ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và " Uống nước nhớ nguồn " có nội dung như thế nào.
?Tìm những biểu hiện của đạo lý : ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn
? Các lễ hội có phải là hình thức tưởng nhớ tổ tiên không? Hãy kể một vài lễ hội mà em biết. 
? Người Việt nam có thể sống thiếu các phong tục, lễ hội đó được không? Vì sao ? 
? Nêu phần mở bài 
? Trình bày nội dung phần thân bài.
? Tìm những biểu hiện của đạo lý " ăn quả ....", " uống nước..."
 ? Phần kết luận trình bày nội dung gì ?
- Cho H/S viết đoạn mở bài 
- Gọi H/S đọc - nhận xét.
* Đoạn văn tham khảo : Trong cuộc sống cộng đồng người Việt Nam chúng ta luôn đề cao đạo lý " ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn " đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc . Đã được truyền từ xưa đến nay. 
- H/S viết đoạn thân bài .
H/S viết phần kết bài.
- Gọi H/S đọc - nhận xét.
- Kết luận: Là một người Việt Nam em rất tự hào về truyền thống đạo lý trên, em luôn tự nhủ phải giữ gìn đạo lý đó và trước hết biết ơn người nuôi dưỡng , dậy dỗ em nên người.
- H/S đọc đề bài
- H/S suy nghĩ độc lập và trả lời
- H/S nêu yêu cầu.
- Nêu ý hiểu.
- H/S trình bày ý kiến
- H/S phát hiện
- H/S trình bày ý kiến.
- H/S suy nghĩ độc lập và trả lời.
- H/S nêu phần mở bài.
- H/S trình bày nội dung
- H/S phát hiện
- H/S trình bày nội dung.
- H/S nghe
-H/S viết
- Trình bày
- H/S viết phần kết bài.
- H/S đọc nhận xét
- H/S nghe
* Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý" ăn quả nhớ kẻ trồng cây" " Uống nước nhớ nguồn"
 I. Tìm hiểu đề, tìm ý 
1. Tìm hiểu đề.
- Vấn đề cần chứng minh: lòng biết ơn những người đã làm ra thành quả để mình được hưởng - một đạo lý sống đẹp đẽ của dân tộc ta. 
- Yêu cầu lập luận chứng minh: Đưa ra và phân tích những dẫn chứng thích hợp để người đọc(nghe) thấy rõ điều đã nêu ở đề bài là đúng đắn và có thật.
2. Tìm ý. 
- ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
+ Nghĩa đen: ăn trái thơm quả ngọt phải nhớ ơn người đã trồng cây đó.
+ Nghĩa bóng: Khi ta được hưởng những thành quả vật chất và tinh thần thì ta phải biết ơn những người làm ra thành quả đó.
+ Uống nước nhớ nguồn : Khuyên người ta phải luôn nhớ tới cội nguồn của mình.
- Những biểu hiện của đạo lý được thể hiện ở hai câu thế nào.
- ăn một bát cơm nhớ người làm ruộng, ăn trái cây ngon nhớ người trồng cây, mặc chiếc áo mới nhớ người dệt vải.
- Trong thực tế rất nhiều người thực hiện đạo lý này như : Gia đình làm cúng giỗ tổ tiên, có những ngày lễ hội để tưởng nhớ tới những vị anh hùng dân tộc và có ngày thương binh liệt sỹ. 
- Người Việt nam không thể sống thiếu các phong tục tập quán đó được vì đó là đạo lý truyền thống.
3. Lập dàn ý
a. Mở bài.
- Giới thiệu luận điểm cần chứng minh.
- Trích dẫn câu tục ngữ.........
( Giới thiệu truyền thống đạo lý tốt đẹp của người Việt Nam chịu ơn và biết ơn là đạo lý làm người - > dân tôc Việt Nam đã sống theo đạo lý.)
b. Thân bài
* Giải thích ngắn gọn : ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn có nghĩa là như thế nào?
* Chứng minh.
- Từ xưa dân tộc Việt Nam ta đã luôn nhớ tới cội nguồn, luôn biết ơn những người đã làm ra những thành quả cho mình được hưởng. Con cháu kính yêu ông bà, cha mẹ, phong tục thờ cúng tổ tiên, giỗ chạp, cúng tế, lập đền, miếu ghi công , xây dựng tượng đài nghĩa trang liệt sỹ.
- Một số ngày lẽ tiêu biểu : Ngày nhà giáo Việt nam, ngày thương binh liệt sỹ.
- Một số phong trào tiêu biểu: Xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc Bà Mẹ việt Nam anh hùng, ủng hộ nhân dân các vùng bị thiên tai, lũ lụt.
c. Kết luận 
- Khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc . (Dân tộc Việt Nam đã sống theo đạo lý đó , cần phát huy truyền thống đó trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay.)
4. Viết văn .
- Viết mở bài. 
- Viết thân bài
- Viết kết luận
Hoạt đông 4. Hướng dẫn học ở nhà
- Về viết hoàn chỉnh bài văn.
- Học thuộc ghi nhớ- Văn nghị luận chứng minh.
- Soạn bài : Đức tính giản dị của Bác Hồ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 92 TLV.doc